Giáo trình kinh tế vĩ mô Đại học kinh tế

Giáo trình về Kinh tế học vĩ mô
Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô trình bày đại cương về kinh tế học vĩ mô và sự quản lý nhà nước về kinh tế, cấu trúc vĩ mô và những mục tiêu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, tổng cung – tổng cầu, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát, kinh tế vĩ mô và nền kinh tế mở.

Để giúp các bạn sinh viên Kế Toán, kinh Tế có thêm tài liệu học tập, chính vì thế mà Tailieuvui.com cùng gửi đến các bạn tài liệu về Kinh tế học vĩ mô.

Với tài liệu Kinh tế học vĩ mô gồm: Chướng 1: Khái Quát về kinh tế học vĩ mô. Chướng 2: Tổng sản phẩm Quốc Dân và thu nhập quốc Dân Chướng 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Chướng 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Chướng 5: Hỗn hợp chính sách tài khóa và tiền tệ. Chướng 6: Tổng cung và các chu kỳ kinh doanh Chương 7: Thất nghiệp và lạm phát Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nên kinh tế mở …..

Download tài liệu: PDF

Xem thêm:
Tổng hợp công thức môn Kinh Tế Vĩ Mô
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kiểm Toán [Có đáp án]
Slide Bài giảng môn Kinh tế học vi mô NEU

Kết quả 1-11 trong khoảng 11

  • Giáo trình Kinh tế học vi mô [Giáo trình đào tạo từ xa]: Phần 2

    Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 giáo trình sau đây với nội dung chương V trở đi. Cuốn giáo trình này đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa, được thiết kế theo kết cấu khoa học bao gồm lý thuyết, tóm tắt, câu hỏi ôn tập, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự làm. Với kết cấu trên sẽ giúp cho người học nâng cao chất...

     49 p ldxh 21/05/2019 291 0

    Từ khóa: Kinh tế học vi mô, Lý thuyết kinh tế, Kinh tế học, Lý thuyết người tiêu dùng, Thị trường kinh tế, Mô hình kinh tế

  • Ebook Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Phần 1

    Phần 1 cuốn "Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô" gồm nội dung 6 chương: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô, đo lường các biến số kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm đầu tư và hệ thống tài chính, thất nghiệp, tổng cầu và tổng cung.

     85 p ldxh 21/05/2019 205 0

    Từ khóa: Nguyên lý kinh tế vĩ mô, Kinh tế vĩ mô, Bài tập kinh tế, Biến số kinh tế vĩ mô, Tăng trưởng kinh tế, Kinh tế học

  • Ebook Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô: Phần 1

    Phần 1 cuốn sách "Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô" trình bày các nội dung: Tổng quan về kinh tế vĩ mô, số liệu kinh tế vĩ mô, sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, tiền tệ và lạm phát, nền kinh tế mở, giới thiệu những biến động kinh tế, tổng cầu I.

     130 p ldxh 21/05/2019 245 0

    Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, Bài tập kinh tế vĩ mô, Số liệu kinh tế vĩ mô, Thu nhập quốc dân, Tăng trưởng kinh tế, Kinh tế mở

  • Ebook Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô: Phần 2

    Phần 2 cuốn sách "Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô" trình bày các nội dung: Tổng cầu II, tổng cung, cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô, nền kinh tế mở trong ngắn hạn, lý thuyết về chu kỳ kinh doanh thực tế, tiêu dùng, bàn về vấn đề nợ chính phủ, đầu tư, cung tiền và cầu tiền.

     124 p ldxh 21/05/2019 139 0

    Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, Bài tập kinh tế vĩ mô, Số liệu kinh tế vĩ mô, Thu nhập quốc dân, Chính sách kinh tế, Kinh tế mở

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
  2. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Kinh tế Ngày nay, từ ktế bao hàm nội dung phong phú hơn nhiều. Đó là: - Sự làm ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu. - Sự hoàn thiện và tối ưu hoá việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức lđộng xhội một cách khoa học, có hiệu quả. - Sự cân đối tích lũy và tiêu dùng để phát triển và đề phòng rủi ro. Kinh tế là tổng thể một bộ phận các yếu tố sản xuất [vốn, đất đai, kỹ thuật, thông tin,…] và các quan hệ con người với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp, lưu thông phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, mà mấu chốt của vấn đề là sở hữu và lợi ích”. 2. Nền kinh tế quốc dân Theo cách tiếp cận hệ thống nền kinh tế được xem như là một hệ thống hay hệ thống kinh tế vĩ mô bao gồm ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. - Các yếu tố đầu vào gồm: + Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh,... + Những tác động từ chính sách, bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước. - Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất- nhập khẩu. Đó là các kết quả biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. - Trong đó yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, hay còn gọi là nền kinh tế vĩ mô [Macroeconomy] hoặc là nền kinh tế quốc dân. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu.
  3. Vậy ⇒ nền kinh tế quốc dân [hay hệ thống kinh tế vĩ mô] là tổng thể các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của một quốc gia, từ đó của cải của xã hội được tạo ra, lưu thông, phân phối và sử dụng. Nền KTQD là bộ phận cơ bản của toàn bộ tồn tại xã hội, còn hoạt động kinh tế là nội dung cơ bản của toàn bộ hoạt động xã hội. Hay, nền kinh tế quốc dân là không gian kinh tế - xã hội, được xác định bởi các dấu hiệu sau: a. Về hình thức tồn tại của chủ thể hoạt động kinh tế Chủ thể hoạt động kinh tế gồm: - Hộ gia đình [người tiêu dùng cuối cùng]. - Chính phủ [người tiêu dùng đại diện]. - Doanh nghiệp [người sản xuất]. - Người nước ngoài. b. Về tính chất hoạt động của chủ thể kinh te Bốn chủ thể trên được coi là chủ thể hoạt động kinh tế vì chúng có những hoạt động có tính chất đặc thù sau: - Họ đều là người thực hiện nhu cầu tiêu dùng thông qua hành vi mua từ đó tạo ra cầu về hàng hóa. - Họ đều là người bán: như bán tư liệu sản xuất, sản phẩm, thậm chí cả sức lao động [sức lao động cũng là một loại hàng hóa đặc biệt] ⇒ tạo ra cung hàng hóa. - Họ là các nhà đầu tư: như đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cácDN, CP, và thậm chí người tiêu dùng bình thường cũng là nhà đầu tư khi họ gửi tiền ở ngân hàng, mua cổ phiếu, công trái,… - Họ tạo ra các nguồn thông tin [hay là những yếu tố thông tin của thị trường] và phải thường xuyên cạnh tranh với nhau. c. Về nguồn lực để tiến hành hoạt động kinh tế [đầu vào của nền kinh tế] - Gồm tài nguyên quốc gia. - Hệ thống tài chính tiền tệ. - Hệ thống cơ sở hạ tầng, tài sản và dự trữ quốc gia. - Nguồn nhân lực của một đất nước. - Các thành tựu và tiến bộ về khoa học công nghệ. d. Về không gian kinh te Không gian kinh tế được hiểu như là một thực thể kinh tế - xã hội được xác định bởi tính cân đối, tính mở và tính phát triển của nó. Gồm: - Phương thức sx [với tư cách là mặt bằng cơ sở, là nền tảng quy định sự phát triển chung của cả nền kinh tế].
  4. Phương thức sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội hợp thành. Để xã hội phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Cơ cấu kinh tế [mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận, thành phần tham gia vào sự phân công lao động xã hội và cấu tạo nên nền kinh tế như tỉ trọng của các khu vực kinh tế, số lượng quy mô các doanh nghiệp trong các ngành nghề,…]. - Các quá trình kinh tế [sự vận động, tương tác, lưu chuyển, trao đổi các kết quả kinh tế trong cơ cấu kinh tế và bị chi phối bởi các qui luật kinh tế xã hội như đầu tư, sản xuất, lưu thông phân phối, tích lũy, tiêu dùng]. - Hệ thống thông tin và luật pháp. e. Về phương thức quan hệ Là phương thức thị trường, với nội dung căn bản là mua và bán [quan hệ cung cầu]. 3. Nền kinh tế thị trường 3.1. Thị trường Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, trao đổi thông tin và lựa chọn chuyển dịch đầu tư. * Vai trò của thị trường: - Thông tin về cung - cầu, tạo điều kiện để mối quan hệ cung cầu về hàng hóa được cân đối cả về lượng và chất. - Tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra thuận lợi. - Thúc đẩy sự chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội: thông qua thị trường các chủ thể kinh tế phát hiện và khẳng định lợi thế của mình trong không gian, thời gian nhất định. - Giúp cho các chủ thể kinh tế có sự lựa chọn phương án hoạt động SXKD tối ưu thông qua việc hạch toán hiệu quả hoạt động. Họ luôn phải thông qua việc trả lời 3 câu hỏi : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? 3.2. Quan hệ thị trường Đây là quan hệ mua bán, là sự trao đổi ngang giá. 3.3. Nền kinh tế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, được đưa ra bởi các nét đặc trưng sau:
  5. - Quá trình lưu thông vật chất trong nền kinh tế – xã hội được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua bán. - Người tham gia mua bán có quyền tự do nhất định trong việc lựa chọn: nội dung mua bán, đối tác mua bán, giá cả trao đổi. Nói quyền tự do nhất định vì việc lựa chọn ba nội dung trên phục thuộc vào việc mua bán các hàng hóa pháp luật cho phép, giá cả giao động trong khung mà thị trường có thể chấp nhận được, chọn đối tác phù hợp. 3.4. Các loại hình kinh tế thị trường * Do khả năng sản xuất của nền kinh tế có giới hạn, đồng thời do nguồn tài nguyên khan hiếm cho nên con người cần phải giải đáp ba vấn đề cơ bản sau [kể cả đối với các QG giàu hay nghèo hoặc bất cứ một tổ chức KT nào]: - Sản xuất cái gì, bao nhiêu [What]: mỗi xã hội cần phải quyết định xem nên sản xuất nhiều thực phẩm hay súng đạn, nhiều hàng cao cấp hay hàng chất lượng thấp, nhiều hàng dành cho tiêu dùng hiện tại hay hàng đầu tư để phục vụ cho sx và tương lai,…. - Sản xuất như thế nào [How]: Nên sản xuất bằng nguồn lực nào, dùng loại kỹ thuật gì, ai là người quyết định cho quá trình sản xuất đó? - Sản xuất cho ai [Who]: Xã hội nên phân chia thu nhập cho mọi người ngang bằng nhau hay chênh lệch nhau, nên có một ít người giàu bên cạnh nhiều người nghèo hay không, nên danh nhiều thu nhập cho quan chức hay bác sỹ và công nhân,… 3.4.1. Nền kinh tế thị trường thuần túy [Market Economy] Đó là nền kinh tế theo đuổi các mục đích kinh doanh thuần túy. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường thuần túy cũng có rất nhiều nhược điểm: như độc quyền, cá lớn nuốt cá bé, lạm phát và thất nghiệp, dịch vụ công và các lợi ích công cộng bị bỏ rơi, luôn ở trong tình trạng khan hiếm hoặc thiếu hụt, cuối cùng là khủng hoảng và tổng khủng hoảng của cả nền kinh tế. 3.4.2. Nền kinh tế chỉ huy [command Economy] Ngược lại kinh tế thị trường, trong nền kinh tế chỉ huy CP là người quyết định toàn bộ, điển hình là nền kinh tế Liên Xô cũ. Việt Nam trước đây cũng định hướng theo mô hình kinh tế chỉ huy. Trong nền kinh tế này, ủy ban kế hoạch nhà nước là trung tâm điều khiển mọi hoạt động kinh tế đi theo một kế hoạch thống nhất. Mọi người chỉ cần thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân công trực tiếp hay gián tiếp của CP. Ý tưởng này nảy sinh từ hai nguồn:
  6. - Ước vọng xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội, trong đó, “ Một người vì tất cả, tất cả vì một người”. - Ước vọng thoát khỏi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ không thể tránh nổi của nền kinh tế thị trường thuần túy. Điển hình là J. Keynes [1884 - 1946]. Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng có rất nhiều nhược điểm: - Những căn bệnh của nền kinh tế thị trường nêu trên có thể xuất hiện cả lúc tăng trưởng lẫn lúc suy thoái như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,… - Mục đích tăng GNP không phải là mục đích cuối cùng của sự nghiệp kinh tế toàn xã hội. Mà mục đích còn là mối quan hệ về lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân trong một chỉnh thể kinh tế - chính trị - xã hội nhất định. - Trường phái Keynes mới chỉ xem xét phản ứng động thái của doanh nghiệp, dân chúng trong vấn đề kinh tế ở khía cạnh của giá cả, tiền công, lạm phát, thất nghiệp. Tức chưa chú trọng đến mặt cung của nền kinh tế, nên chưa xét được đến ảnh hưởng của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học công nghệ,… đến tổng cung. 3.4.3. Nền kinh tế thị trường hỗn hợp [nền kinh tế hỗn hợp] - Định nghĩa: Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế trong đó có sự kết hợp tối đa những ưu điểm của cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước nhằm đạt được hệ thống các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội một cách hiệu quả nhất trong điều kiện có thể của một đất nước [Hay đây là nền kinh tế mà ba vấn đề cơ bản được giải quyết vừa có sự can thiệp của CP vừa theo cơ chế thị trường]. 4. Đường cong sản lượng tiềm năng [Đường giới hạn khả năng sản xuất] 4.1. Quy luật sử dụng nguồn lực trong sản xuất của cải vật chất Trên thực tế, mọi nguồn lực đều có hạn, thậm chí có thể được coi là khan hiếm hoặc đang trở nên khan hiếm [Nguồn lực khan hiếm: tại một mức giá P > 0 nhất định mà người mua sẵn sàng mua nhưng lượng cung không đáp ứng được lượng cầu]. Sự khan hiếm là do: - Tài nguyên đang dần bị cạn kiệt cùng với quá trình gia tăng sản xuất. - Nhu cầu của con người luôn phát triển cả về lượng lẫn về chất. Vì vậy, mục tiêu căn bản của kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu và chỉ ra cho xã hội cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn để một mặt, các nhu cầu của xã hội vẫn được đáp ứng tối đa, mặt khác, tiết kiệm được mọi nguồn lực trong một tương lai lâu dài.
  7. 4.2. Đường cong sản lượng tiềm năng [đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF - Production Posibility Frontier] * Khái niệm: "Đường giới hạn khả năng sản xuất [PPF] phản ánh các mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sản xuất của quốc gia". * Cách dựng: Giả sử chia hàng hoá ra làm hai nhóm Ví dụ: Lấy hai loại hàng thông dụng là lúa và vải. Nếu sử dụng hết khả năng sản xuất thì có thể tạo được mức sản lượng như sau: Bảng 1.1: Những khả năng thay thế khác nhau Vải Lúa Phương án sản xuất Lao động Sản lượng Lao động Sản lượng A 0 0 5 300 B 1 5 4 280 C 2 9 3 240 D 3 12 2 180 E 4 14 1 100 F 5 15 0 0 Từ đó ta xây dựng được đường PPF [Production Posibility Frontier] Lúa 300 A 280 B C 240 Đường PPF 180 H 100 E F 5 9 12 14 15 Vải Đường PPF có dạng cong lồi ra ngoài so với gốc tọa độ. Hình dáng do quy luật giảm dần quyết định. Nếu như năng suất biên tăng dần thì đường PPF cong lõm vào gốc toạ độ. Nếu như năng suất biên không đổi thì đường PPF là đường thẳng. 4.3. Chi phí cơ hội
  8. Do các nguồn tài nguyên là hạn hẹp, nên xã hội hoặc từng con người luôn phải lựa chọn xem sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể gì trong số những hoạt động có thể được tiến hành: đọc một cuốn sách hay đi xem phim, nghỉ hè hay đi làm kiếm tiền,. . . Khi một người quyết định làm một việc gì đó, tức là đã bỏ mất cơ hội để làm các việc khác, và khả năng mất đi đó gọi là chi phí cơ hội. 4.4. Ý nghĩa của đường PPF - Đường PPF mô tả mức sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có. - Nền kinh tế nằm bên trong đường PPF phản ánh còn có nguồn tài nguyên không được dùng đến và ngược lại. Theo thời gian, số lượng các yếu tố sản xuất và công nghệ có thể thay đổi, nên bản thân đường giới hạn khả năng sản xuất cũng có thể dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong. - Nếu có sự di chuyển từ điểm này sang điểm khác trên PPF là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Nếu đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài thì có sự tăng trưởng KT. ⇒ Từ ý nghĩa đó, với vai trò của mình, Nhà nước phải quan tâm giải quyết việc: - Bố trí sử dụng nguồn lực xã hội sao cho vừa bằng sản lượng tiềm năng, không để cho điểm sản lượng nằm bên trong hay bên ngoài, mà phải nằm trên đường cong đó. - Vấn đề nâng cao khả năng sử dụng nguồn lực đó sao cho đẩy được chúng về bên phải. II. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ SỰ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 1. Khái niệm và hệ thống các khoa học kinh tế 1.1. Khái niệm kinh tế học Nếu tiếp cận một cách tổng quát, thì có hai khái niệm kinh tế học vĩ mô tương đối đầy đủ sau: “Kinh tế học là tổng thể các khoa học về cách tổ chức và xử lý các quan hệ giữa người và người trong hoạt động kinh tế để sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực của xã hội, làm thỏa mãn tối đa những nhu cầu hiện tại và tương lai của con người”
  9. Hay “Kinh tế học [economics] là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội". Tùy theo cách thức sử dụng mà kinh tế học được chia thành: Kinh tế học thực chứng va kinh tế học chuẩn tắc * Kinh tế học thực chứng [Positive Economics] Nhằm mô tả và giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong nền kinh tế. Nó trả lời câu hỏi: Thế nào? Tại sao? Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp năm 2007 là bao nhiêu? Điều gì làm cho thất nghiệp cao như vậy? Vì sao giá thịt cá giảm trong khi giá thịt gà tăng. Mục đích: Giải thích lý do vì sao nền kinh tế hoạt động như vậy? Dự đoán phản ứng? Tác động thúc đẩy có lợi? * Kinh tế học chuẩn tắc [Normative Economics] Nhằm đưa ra quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế trong thực tế. Nó trả lời câu hỏi: Tốt hay xấu? Cần hay không? Nên thế này hay thế kia,.... Ví dụ: Chính phủ tăng kinh phí quốc phòng thì tốt hay xấu? Cần trả lương cho kỹ sư bằng bao nhiêu công nhân,... Trong kinh tế học thực chứng, bạn hy vọng sẽ hành động như những nhà khoa học khách quan, tương tự như những hành động khoa học khác. Còn trong kinh tế học chuẩn tắc thì yếu tố khách quan đã bị bóp méo theo quan điểm cá nhân. 1.2. Hệ thống các khoa học kinh tế 1.2.1. Xét theo tầm khái quát chung Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn là kinh tế học vi mo và kinh tế học vĩ mô. * Kinh tế học vi mô [ Microeconomics] “Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt từng phần”. Nó chủ yếu khảo sát hành vi ứng xử của các chủ thể riêng biệt như từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình trong từng loại thị trường khác nhau. * Kinh tế học vĩ mô [Macroeconomics] " Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế như một thể thống nhất". - Nó cố ý làm đơn giản hoá nền kinh tế bỏ qua các tác động riêng biệt của từng cá nhân trong thị trường;
  10. - Nó chú ý đến sự tương tác tổng quát giữa các chủ thể trong việc quyết định các vấn đề kinh tế. Nó không đề cập đến thị trường lao động của những người thợ mộc hay những vị Bác sĩ mà đề cập đến thị trường lao động nói chung, được quyết định bởi tổng mức cung và tổng mức cầu của nền kinh tế. Như vậy kinh tế vĩ mô chủ yếu giải quyết các cấu khối lớn như: mức sản xuất, mức thất nghiệp,.... * Mối quan hệ - Kết quả phân tích vi mô là cơ sở để đi đến mô hình kinh tế vĩ mô; - Tạo nên sự hoà nhập nhất định giữa vi mô và vĩ mô; - Sự phân chia rành mạch giữa vi mô và vĩ mô ngày càng trở nên khó khăn, ranh giới đó rất mong manh. 1.2.2. Xét theo lĩnh vực toàn bộ nền kinh tế: có kinh tế học của toàn bộ nền KTQD, kinh tế học của từng ngành [kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,…] 1.3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học Kinh tế học áp dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát [vì khi nghiên cứu cần phải thu thập số liệu]. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp trừu tượng hóa. - Phương pháp thống kê. 2. Kinh tế học vĩ mô và đặc trưng của nó 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô - Chỉ nghiên cứu mặt quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất. Mục đích của mọi sự nghiên cứu nền SX xã hội đều nhằm tìm ra cách tốt nhất để SX được nhiều của cải vật chất nhất, để SX xã hội có hiệu quả nhất. Bao gồm 2 cách chính sau: + Cách tổ chức con người thành lực lượng tối ưu để tác động có hiệu lực nhất vào đối tượng sản xuất là thế giới tự nhiên, phân công, hiệp tác,… + Cách sử dụng lực tự nhiên để tác động vào tự nhiên một cách có hiệu quả nhất: sử dụng sức gió, nước,… vào thay sức người trong việc chế ngự thiên nhiên. - Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu mặt tổ chức con người thành lực lượng tối ưu để tác động vào giới tự nhiên nhưng chỉ nghiên cứu quan hệ này ở tầm vĩ mô. - Từ giác độ đó, Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau và nghiên cứu mối quan hệ giữa các vấn đề đó:
  11. + Nghiên cứu cấu trúc tổng thể nền kinh tế, của lực lượng kinh tế toàn xã hội có liên quan đến việc tạo ra kết quả cuối cùng mà xã hội mong muốn. + Nghiên cứu mục tiêu vĩ mô của hoạt động kinh tế [được hiểu là mục tiêu toàn diện, toàn dân, toàn xã hội của hoạt động kinh tế]. + Nghiên cứu những quy luật vận động của nền kinh tế quốc dân và kết cục của các vận động đó như quy luật cung - cầu lao động, tiền tệ, về tích lũy hàng hóa và dịch vụ,… - Trên cơ sở các quy luật đó, kinh tế học vĩ mô tìm ra mối quan hệ cân đối ở tầm vĩ mô cần bảo đảm cho sự vận động kinh tế đạt được các mục tiêu đã nêu. - Đi sâu hơn nữa, có thể thấy, kinh tế học vĩ mô: Chỉ ra đích của sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và con đường cho toàn bộ nền kinh tế đạt được đích đó. Cụ thể: + Là môn học đề cập đến các quy luật KT khách quan, mqh lợi ích và các động thái kinh tế tổng thể của một xã hội. + Nghiên cứu các yếu tố cơ bản có tác động bao trùm gồm: giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đoái, môi trường kinh doanh,… + Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế cơ bản như: chu kỳ kinh doanh, thất nghiệp, lạm phát. + Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát triển lâu dài của cả xã hội như: tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, cán cân thanh toán,… + Các chính sách và công cụ kinh tế của CP tác động vào nền KTQD để đạt được mục tiêu đề ra. 2.2. Đặc trưng của kinh tế học vĩ mo - Một là, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những con đường sử dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực kinh tế. - Kinh tế học vĩ mô có tính giả định hợp lý Đó là tính giản lược hợp lý của các nhân tố khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Có nghĩa là chúng ta phân tích, lý giải một yếu tố nào đó, người ta thường cố định những nhân tố khác. Nhưng sự giả định đó là chấp nhận được trên thực tế [trong điều kiện không gian và thời gian xác định] và không làm sai lệch bản chất của vấn đề đang nghiên cứu. - Kinh tế học vĩ mô có tính định lượng Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ dừng lại ở các kết luận định tính thì việc nghiên cứu không giúp gì cho cuộc sống. Việc định lượng kết quả trong nghiên cứu kinh tế giúp chúng ta hiểu vấn đề một cách xác thực, rõ nét hơn về bản chất của các diễn biến kinh tế, tìm ra các nguyên nhân một cách chính xác. - Kinh tế học vĩ mô có tính hệ thống
  12. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề, các hoạt động kinh tế trong mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với các vấn đề, các hoạt động thuộc mọi lĩnh vực khác, diễn ra trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Kinh tế học vĩ mô không coi kết quả nào là kết quả sinh ra từ một nguyên nhân, không có quyết định nào chỉ dựa trên một thông số và yếu tố đầu vào. - Kinh tế học vĩ mô có tính tương đối Theo quan niệm tương đối của kinh tế học vĩ mô, mọi quy luật, xu hướng của các động thái kinh tế chỉ mang tính phổ biến mà thôi. Bởi vì, không có quy luật nào là triệt để, không có ngoại lệ. Và kinh tế học nghiên cứu dựa trên quy luật số đông. 3. Kinh tế học vĩ mô và sự quản lý nhà nước về kinh te 3.1. Vấn đề quản lí nhà nước về kinh tế * Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm mà nền kinh tế chỉ huy không thể đạt được như: - Thị trường giúp cho từng DN sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả, bởi vì mọi doanh nghiệp luôn tích cực tìm cách hạ thấp chi phí để gia tăng lợi nhuận. - Nhờ yếu tố cạnh tranh, họ tích cực cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ngoài ra, thị trường cũng giúp cho nền kinh tế SX sản phẩm với số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của xã hội. Rõ ràng cơ chế thị trường không phải là một cơ chế hỗn đôn. Thế nhưng thị trường cũng không phải là một cơ chế hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm trên, nó có nhiều nhược điểm trong việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản. Có thể kể đến những nhược điểm chính sau: - Tạo ra khoảng cách giàu nghèo. Tình trạng đó gọi là sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. - Tự động tạo nên các chu kỳ kinh doanh [business cycle], nếu có các yếu tố làm hạn chế hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm. - Có nhiều tác động ngoại vi [externalities] có hại, như việc thải khí độc, tiếng ồn, nước nhiễm bẩn làm ô nhiễm môi trường; việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên,… - Thiếu vốn đầu tư cho hàng công cộng [public]. Phần lớn các loại hàng hoá này khó hoặc không thể thu lợi, cho nên không kích thích các doanh nghiệp đầu tư.
  13. - Tình trạng độc quyền trong kinh tế, điều đó là có hại vì nó không kích thích cải tiến, đổi mới, vì nó sản xuất sản lượng ít và bán với giá cao, vì nó tăng thêm chênh lệch trong phân phối thu nhập. - Thông tin thị trường bị sai lệch và cạnh tranh không lành mạnh. - Thị trường không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển. - Ở các nước phát triển, một bộ phận lớn trong nông dân bị tách biệt một phần ra khỏi thị trường hàng hoá - tiền tệ phong phú của cả nước. Với các nhược điểm đó ta thấy rõ ràng thị trường không hoàn hảo. Vì vậy, cả lý thuyết và thực tế đều khẳng định rằng sự can thiệp của nhà nước là cần thiết. 3.2. Ý nghĩa của kinh tế học vĩ mô đối với quản lý nhà nước về kinh tế Từ kinh tế vĩ mô, những người làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế có thể tìm thấy: - Các vấn đề kinh tế vĩ mô mà bản thân các chủ thể của nền kinh tế không thể tự giải quyết được, cần có sự can thiệp của nhà nước. - Từ kinh tế học vĩ mô Nhà nước có thể tìm được các con đường, những cơ hội hiện tại cũng như tiềm năng mà Nhà nước có thể sử dụng để can thiệp vào đời sống kinh tế. - Cung cấp những quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường, để giúp người quản lý kinh tế vĩ mô có thể nắm vững để có thể điều khiển được sự vận động của nền kinh tế theo mục đích đặt ra. - Cung cấp các chính sách, công cụ mà nhà nước có thể sử dụng để điều tiết sự vận động vĩ mô của nền kinh tế như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập, ngoại thương. CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC VĨ MÔ VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN I. CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Tiếp cận theo yếu tố cấu thành hoạt động kinh tế Tiền tệ Chi tiêu Sản lượng và thuế Tổng GNP thực cầu Các lực lượng khác Công ăn việc làm và thất nghiệp Lao ộng
  14. 2. Tiếp cận theo các loại chủ thể hoạt động kinh tế 2.1. Khái niệm Chủ thể hoạt động kinh tế chính là người mua và bán trên thị trường.
  15. 2.2. Các chủ thể kinh tế thị trường Để phân tích một cách cụ thể hơn vai trò của các thể chế của hệ thống kinh tế hỗn hợp, các nhà kinh tế đã chia tất cả các tác nhân trong nền kinh tế thành 4 nhóm, nhằm giải thích hành vi và phương thức thực hiện các chức năng chủ yếu của từng nhóm, đó là: - Người tiêu dùng: Là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn những nhu cầu thực phẩm, quần áo, dịch vụ đi lại,… - Các doanh nghiệp - Người nước ngoài - Chính phủ 2.3. Cơ hội can thiệp của Nhà nước vào nền KTQD qua chi tiêu của Chính phủ a. Bằng tiêu dùng của Chính phủ, Nhà nước có thể hướng dẫn toàn xã hội theo hướng tối ưu. b. Bằng tiêu dùng của Chính phủ Nhà nước có thể điều tiết sản xuất xã hội Chính phủ là một chủ thể kinh tế quan trọng, là người tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn của quốc gia. Ở hầu hết các nước, tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ so với tổng sản lượng có khuynh hướng tăng theo thời gian. 3. Tiếp cận theo một số giác độ khác Theo các giác độ khác, cấu trúc vĩ mô của nền KTQD gồm các khâu, các ngành, các bộ phận như sau: a. Theo các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng Sản xuất - Lưu thông - Tiêu dùng b. Theo các ngành cấu thành nền KTQD, gồm: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,… c. Theo nguồn lực tạo nên của cải vật chất, có: tài nguyên, dự trữ quốc gia, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp,… II. NHỮNG MỤC TIÊU VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Có sự tăng trưởng bền vững Tăng trưởng bền vững là sự tăng trưởng ổn định, liên tục.
  16. Cơ sở của sự tăng trưởng ổn định là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, là các thành tựu tiến bộ chung khác của toàn xã hội, tạo nên một xã hội, được gọi là xã hội phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu sau đây: Tổng sản phẩm quốc dân [GNP - Gross National Product] Tổng sản phẩm quốc nội [GDP - Gross Domestic Product] Sản phẩm quốc dân ròng [NNP - Net National Product] Sản phẩm quốc nội ròng [ NDP - Net Domestic Product] Thu nhập quốc dân [ Y - National Income] Thu nhập khả dụng [YD - Dispossible Income] Chúng được chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Theo lãnh thổ là GDP - NDP. Nhóm 2: Theo quyền sở hữu là GNP - NNP - Y - YD. 1.1. Tổng sản phẩm quốc dân [GNP] 1.1.1. Khái niệm "GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân một nước SX ra trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm". Sản phẩm trung gian là những loại sản phẩm được dùng làm đầu vào cho sản phẩm khác và chỉ sử dụng một lần trong quá trình sản xuất. Sản phẩm cuối cùng là những loại sản phẩm còn lại ngoài sản phẩm trung gian. Xét về công dụng, những sản phẩm này dùng để đáp ứng nhu cầu cuối cùng của nền kinh tế, đó là nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Mỗi loại sản phẩm đều có thể đóng vai trò là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng tuỳ theo mục đích sử dụng của con người. Chẳng hạn, khi dùng cá tươi, điện,… để làm thành cá đóng hộp thì phần cá, và điện đó là sản phẩm trung gian. Nhưng nếu cá tươi và điện được dùng để nấu ăn hoặc để xuất khẩu thì phần cá và điện này lại là sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế. Giá trị sản phẩm cuối cùng:Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được gọi là tổng xuất lượng [Gross Output] Do giá cả là một thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy, GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh chóng khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng rất ít. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm:
  17. - GNP danh nghĩa [ GNPn], đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. - GNP thực te [GNPr], đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số lạm phát [D] tính theo GNP. GNPn GNPn D = x100 Hay GNPr = GNPr D Chỉ tiêu GNPn và GNPr thường được dùng cho các mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng, người ta thường dùng GNPn; khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNPr. 1.1.2. Cách tính GNP GNP có mối quan hệ chặt chẽ với GDP, vì vậy muốn tính GNP phải tính được GDP. 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] 1.2.1. Khái niệm "GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được SX ra trên lãnh thổ một nước tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm". Lãnh thổ một nước: GDP thể hiện mức SX đạt được do tất cả đơn vị thường trú ở một nước không phân biệt quốc tịch. 1.2.2. Phương pháp tính GDP Mục đích: Tìm cách tính GDP theo mức giá của từng năm, và trong mức giá đó có cả thuế gián thu mà các doanh nghiệp đã cộng và giá bán sản phẩm. a. Các khái niệm cơ bản - Khấu hao [De]: Là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của TSCĐ. TSCĐ : Là những loại tài sản có giá trị lớn [>10 triệu VND], được sử dụng trong thời gian dài [tức sử dụng được nhiều lần]. - Đầu tư [I] : Là lượng tiền mua sắm tư bản mới, gồm: đầu tư cố định vào kinh doanh, đầu tư cố định vào nhà ở và đầu tư vào hàng tồn kho [như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… cộng với chênh lệch tồn kho]:
  18. Chênh lệch tồn kho = tồn kho cuối năm - tồn kho đầu năm [Hàng tồn kho hay hàng dự trữ là những hàng hóa hiện được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này] - Tiêu dùng[C]: Là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua hàng tiêu dùng [quần áo, thực phẩm,…]. C được chia thành 3 bộ phận chủ yếu: hàng mau hỏng [như quần áo, thực phẩm,...], hàng lâu bền [ô tô, ti vi,...] và dịch vụ [cắt tóc, khám bệnh,...]. - Tiết kiệm[S]: Là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng. - Thuế [TA]: Là nguồn thu quan trọng nhất của Chính phủ. Thuế có hai loại: Trực thu và gián thu. + Thuế trực thu [Td]: trực tiếp đánh vào thu nhập của các thành phần dân cư. Các loại thuế trực thu phổ biến là thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp [thuế lợi tức] đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, thuế di sản hay thuế thường để đánh vào tài sản thừa hưởng được do người chết để lại, “thuế cộng đồng” [community charge] đánh vào người dân sống tại 1 địa phương, dùng để chi tiêu cho các công trình công cộng. + Thuế gián thu [Te]: Gián tiếp đánh vào thu nhập, người mua hàng là người chịu thuế. - Chi tiêu của Chính phủ: Bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ [G] và chi chuyển nhượng[TR]. + Chi mua hàng hóa và dịch vụ của CP là những khoản chi tiêu của Chính phủ được đáp ứng lại bằng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Thường gồm 2 loại chi cho tiêu dùng [Cg], chi cho đầu tư [Ig] + Chi chuyển nhượng: là những khoản chi tiêu của Chính phủ không đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối lưu trở lại. Chi chuyển nhượng là các khoản Chính phủ dùng để trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thương binh và gia đình liệt sĩ, trợ cấp học bổng cho sinh viên, trợ cấp người nghèo, bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh,… - Xuất khẩu [X]: Là lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. - Nhập khẩu [IM]: Là lượng tiền dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Tổng giá trị xuất nhập khẩu gọi là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. - Tiền lương[W]: Là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
  19. - Tiền thuê [r]: Là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai nhà cửa và các loại tài sản khác. Thực chất gồm hai phần: Khấu hao tài sản cho thue và phần lợi tức của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, người ta gộp cả lại vì tách hai phần này rất phức tạp. - Tiền lãi [i]: Là thu nhập nhận được do cho vay tính theo một mức lãi suất nhất định. - Lợi nhuận [P - Π]: Là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí. b. Dòng chu chuyển kinh tế Thu nhập từ việc cung hàng hóa, dịch vụ cung hàng hóa, dịch vụ DNgh Hộ GĐ Cung dịch vụ, yếu tố sản xuất Thu nhập từ dịch vụ và yếu tố sản xuất Trong đó: * Dòng giá trị hàng hóa và dịch vụ Giá trị gia tăng [VA]: Là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hoá do kết quả của quá trình sản xuất. VA = Giá trị sản lượng của DN - Giá trị sản phẩm trung gian VA bao gồm: Khấu hao [De], tiền lương [W], tiền thuê [r], tiền lãi [i], thuế gián thu [Te] và lợi nhuận [ ∏]. * Dòng chi tiêu - Chi mua hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình[C], trả cho các doanh nghiệp. - Chi đầu tư của Doanh nghiệp [I]: gồm khấu hao[De], đầu tư ròng [In]. - Chi mua của Chính phủ [G]: gồm chi cho tiêu dùng[Cg] và chi cho đầu tư [Ig], không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng [TR]. - Chi tiêu của nước ngoài mua hàng hóa sản xuất trong nước [X]; chi phí của người trong nước mua hàng hóa của người nước ngoài [IM]. Tổng chi tiêu = C + I + G + X- IM * Dòng thu nhập Chi trả cho việc sử dụng Doanh thu nguồn lực phục vụ SX Thu nhập DN Thu nhập cho hộ Hộ gia ình Doanh nghiệp Chi bù ắp hao mòn tài sản[De] TSCĐ Nộp thuế gián thu[Te] Được giữ lại DN
  20. Tổng thu nhập = r + W + i + P + De + Te c. Phương pháp tính GDP Từ dòng chu chuyển gợi cho ta 3 cách tính khối lượng hoạt động kinh tế, có thể tính theo: [1] Giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra [GTGT] [2] Mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất [lưồng phân phối hay thu nhập] [3] Giá trị của khoản chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ [Luồng chi tiêu hoặc luồng sản phẩm]. Theo định nghĩa về GDP và lý luận trên, ta có: * GDP theo phương pháp sản xuất hay giá trị gia tăng GDP = ∑ VAi Với VAi là suất lượng của DNi - Chi phí trung gian DNi. * Phương pháp phân phối hay theo luồng thu nhập GDP = r + W + i + P + De + Te * Tính theo phương pháp chi tiêu hay luồng sản phẩm GDP = C + I + G + X- IM Tóm lại: - Cả ba phương pháp phải cho cùng một kết quả. - Nếu kết quả khác nhau là do dữ liệu thu thập không chính xác. - Một số khó khăn khi tính GDP ở Việt Nam. + Một là, hiện tượng trốn thuế - khai báo giảm về kết quả sản xuất. + Hai là, Doanh nghiệp quá nhỏ không có hệ thống sổ sách. + Ba là, phải ước tính sản phẩm tự cung cấp nên rất khó chính xác. + Bốn là, phương pháp thu thập số liệu không tốt và cán bộ thống kê không làm hết trách nhiệm,... d. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GDP , GNP, mối quan hệ giữa chúng và cách tính GNP từ GDP * Ý nghĩa

Page 2

YOMEDIA

Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô trình bày đại cương về kinh tế học vĩ mô và sự quản lý nhà nước về kinh tế, cấu trúc vĩ mô và những mục tiêu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, tổng cung - tổng cầu, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát, kinh tế vĩ mô và nền kinh tế mở.

02-03-2010 3323 1112

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề