Giáo viên đánh học sinh có vi phạm hành chính không

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đang được lấy ý kiến.

Có lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Theo dự thảo Nghị định, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Quy định này đã gây ra nhiều ý kiến trong giáo viên, như vậy là sẽ có chuyện lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Cô giáo Bích Phượng [Hà Nội] cho rằng, Nghị định cần xác định rõ hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học. Một câu mắng học sinh cũng xử phạt thì ai dám đi dạy nữa. Nếu đưa ra quy định phạt như vậy thì giáo viên chả ai dám có ý kiến với học sinh.

Theo ý kiến nhiều giáo viên, không phải học sinh nào cũng ngoan, nghe lời thầy cô. Thậm chí, nhiều em hư, mắng chửi cô. Chả nhẽ, vì lo phạt tiền cô không dám nói lại gì sao, thế làm sao mà dạy được học sinh.

Theo Dự thảo Nghị định: "Giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu"

Không có chuyện "phạt nguội" như giao thông

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành năm 2013. Sau 5 năm, Nghị định đã bộc lộ rõ những bất cập và tình hình thực tiễn có nhiều thay đổi đòi hỏi phải sửa chữa, bổ sung.

Dự thảo Nghị định mới cần bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong

Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức cá nhân có liên quan hành vi vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể bị xử phạt. Tuy nhiên, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định cán bộ, công chức, viên chức đang thi hành công vị thì không bị xử phạt hành chính mà áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

lĩnh vực giáo dục và pháp luật có liên quan, quan sát tình hình thực tế và đặc thù giáo dục, bảo đảm tính khả thi.

Mục đích ban hành Nghị định này, trước hết để cho các chủ thể liên quan đến giáo dục thấy việc nào không được làm, nếu làm sẽ có nguy cơ bị phạt thế nào để tránh, chứ không chỉ nhằm để phạt nhiều.

Đối với, mức phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng…

Ông Bằng cho rằng, bên cạnh mức xử phạt giáo dục còn có quy định đối với phụ huynh, nếu xúc phạm giáo viên cũng bị xử phạt theo quy định như vậy. Đây là công cụ để cảnh báo, để bảo vệ giáo viên, để không vi phạm nặng hơn nữa.

Tuy nhiên, ông Bằng cho rằng, thực tế, giáo viên đi dạy cũng không tránh khỏi việc nổi nóng, quát học sinh…hình thức vi phạm tới mức độ nào, phạt như thế nào đều phải xem xét một cách cụ thể.

Trước đây Nghị định 138 đã nêu rất rõ về xử phạt các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt, nay ban soạn thảo cũng đã cân nhắc rất kỹ, cụ thể hơn, phân biệt rõ hành vi, xúc phạm danh dự nhân phẩm và xâm phạm thân thể. Ví dụ: người ta nói xúc phạm danh dự, có thể chửi bới, nói to nhưng trong luật không thể quy định cụ thể là chửi được; hay cô giáo véo tai học sinh quy định cụ thể phạt bao nhiêu tiền được?

Ngày xưa giáo viên cầm thước vụt vào tay học trò, giờ không khuyến khích, nhưng không có nghĩa ngày nay giáo viên cầm thước đánh vào tay học sinh lại bị phạt 30 triệu. Trong khi đó, quy định hiện nay lại không chấp nhận việc tác động thân thể học sinh.

Có một hình thức nữa đã xảy ra trong thực tế, là cô không đánh học sinh, nhưng cho 3-4 học sinh lên tát vào mặt bạn hay liếm ghế…thì phải phạt nặng, phải hạn chế, một sự việc gây bức xúc cho xã hội rất lớn với một hành vi không chấp nhận được. Dự thảo Nghị định đã tăng mức phạt với hành động động này. Chính vì vậy, cần có tập huấn kỹ cho người có thẩm quyền xử phạt như thanh tra giáo dục, UBND các cấp…

Theo ông Bằng, trong xử phạt hành chính giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt cũng phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu.

"Trong dự thảo, việc quy định mức phạt chỉ là một biện pháp tác động. Bên cạnh đó còn biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả nên đã cân nhắc thay đổi. Có hành vi nâng mức phạt, có hành vi giảm mức phạt. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt cao nhất đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có hành vi nào dự kiến áp dụng mức cao nhất này" - ông Bằng cho hay.

Ông Bằng cho rằng, về mặt thực tiễn từ các địa phương và các cơ sở giáo dục cho thấy, Nghị định 138 bộc lộ nhiều bất cập như: Mức phạt tiền của một số hành vi không có tính răn đe; thiếu một số biện pháp khắc phục hậu quả; thiếu một số hành vi; một số hành vi chưa rõ ràng…

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về giáo dục diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục [ví dụ như: Tổ chức hoạt động giáo dục không được cấp phép; xác định chỉ tiêu tuyển và tuyển sinh không đúng quy định; tình trạng lạm thu; dạy thêm học thêm không đúng quy định; bạo hành trẻ em; tư vấn du học, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ sai quy định…]. Nghị quyết 63 của Quốc hội cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

Hồng Hạnh

Hiện nay, các hiện tượng giáo viên đánh đập học sinh do các bé không nghe lời hoặc trốn học diễn ra ngày càng phổ biến. Hành vi này ảnh hưởng lớn tới tâm lý và tinh thần của trẻ.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Liệu Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Giáo viên có được phép đánh học sinh không?

Trước khi giải đáp cụ thể thắc mắc Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu liệu giáo viên có được phép đánh học sinh hay không?

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất, hành vi này có thể hiểu thực hiện một cách có chủ ý. Dưới góc độ pháp lý thì đây là một trong những hành vi ngược đại, xâm phạm thân thể của người khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, mỗi cá nhân đều có quyền được sống, được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, không ai có quyền được xâm phạm.

Mặt khác, tại Điều 4, khoản 4 Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo như sau:

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1.Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. ”

Tại khoản 4 điều 6 Quyết định này có quy định:

“4.Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”

Theo đó, hành vi đánh học sinh của giáo viên đã vi phạm quy định về đạo đức nghề giáo. Đồng thời tại khoản 2,3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.”; “Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng “.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra kết luận: giáo viên không có quyền và không được phép đánh học sinh dù là xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào [học sinh không nghe lời, tư thù cá nhân,….]. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Hành vi đánh người của giáo viên có thể dẫn đến thương tích cho học sinh. Tùy theo từng mức độ mà pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của người vi phạm. Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? được xác định như sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b] Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d] Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ] Có tổ chức;

e] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g] Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i] Có tính chất côn đồ;

k] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Làm chết 02 người trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5.Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo quy định trên, tùy thuộc vào mức độ thương tích mà giáo viên gây ra cho học sinh hoặc một số các tình tiết khác sẽ bị phạt tù theo các khung khác nhau. Mức độ thương tích càng lớn thì số năm tù càng tăng. Hình phạt tù nặng nhất có thể là chung thân.

– Tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự

Hành vi đánh học sinh của giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội hành hạ người khác tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1.Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c] Đối với 02 người trở lên.”

Trên đây là tư vấn về quy định pháp luật nhằm giải đáp câu hỏi Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì?  để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề