Giày cao su đặc điểm cấu tạo bộ phận cách điện

GIÀY  BẢO HỘ LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA GIẦY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

     Giầy bảo hộ lao động là một trang bị bảo hộ đã không còn xa lạ đối hầu hết người lao động. Nhiều người lao động đang sử dụng giầy bảo hộ lao động khi đi làm hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn người công nhân vẫn chưa biết gì về cấu tạo của sản phẩm bảo hộ này. Nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức cơ bản về trang bị bảo hộ mà họ đang dùng, Bảo hộ lao động Bảo Châu xin giới thiệu sơ qua cấu tạo và công dụng của một đôi giầy bảo hộ lao động.

     Một đôi giầy bảo hộ lao động cũng có cấu tạo tương tự như một đôi giầy bình thường. Nhưng cấu tạo giầy bảo hộ lao động được tính toán và thiết kế tinh vi để bao gói được nhiều chức năng bảo hộ trong một sản phẩm. Chất liệu và kiểu dáng được thiết kế để phù hợp cho môi trường làm việc nguy hiểm nơi bàn chân thường dễ bị tổn thương. Giầy bảo hộ lao động được thiết kế, chế tạo chỉ để nhằm cho mục đích cơ bản nhất đó là chống các tác nhân có thể gây hại cho đôi chân.

     Mặt ngoài của giầy: Ngoài một số loại da thì các dạng vải sợi và vật liệu tổng hợp cũng được sử dụng với các tính năng khác nhau về độ thông thoáng, tính chống trơn trượt, tính thấm nước, trọng lượng, giá cả, nguy cơ gây dị ứng, tính dẫn nhiệt, khả năng chống cháy và khả năng làm sạch.

     Đế giầy: Là phần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của môi trường lao động, được làm chủ yếu từ cao su để tăng tính ma sát và làm giảm sự mài mòn. Đế giầy thường được thiết kế với các rãnh sâu và gai nhọn để tăng lực ma sát, tăng độ bám, chống trơn trượt, chống đinh và vật nhọn. Đế giầy giúp phân tán và làm giảm các lực tác động vật lý lên bàn chân. Đế giầy được khâu chặt chẽ với mũ giầy để chống nước tốt. Tùy theo môi trường làm việc mà đế giầy được làm từ các loại vật liệu chuyên biệt để chống hóa chất, chống tĩnh điện,…

     Mũi giầy: Là phần tiếp giáp mũi giầy, lưỡi gà và trải dài sang hai bên má giầy, thực hiện chức năng bao bọc và bảo vệ các ngón chân. Một tổn thương khá phổ biến nữa là các ngón chân dễ bị dập chẳng may bị các vật nặng rơi trúng hoặc lăn đè lên. Để bảo vệ các ngón chân, giầy bảo hộ có thêm phần pho mũi an toàn giống như một mái nhà bảo vệ cho ngón chân của người đi khỏi bị va đập và sức nén.

     Gót giầy: Giúp bảo vệ mắt cá chân.

     Lót chống đâm xuyên: Là thành phần rất quan trọng, nằm giữa đế giầy và lớp lót mặt giầy. Các sản phẩm giầy bảo hộ lao động đều có lớp lót chống đâm xuyên, thường được làm từ thép hoặc composite. Chức năng chống các vật sắc nhọn đâm xuyên giầy, bảo vệ an toàn cho bàn chân.

     Lót mặt giầy: Nằm ở phía bên trong giầy, bảo vệ bàn chân không bị thương tổn khi tiếp xúc với đế giầy, giúp giữ thăng bằng, hút ẩm ,…

     Cổ giầy: Là miếng đệm vòng quanh cổ chân, phần ôm sát cổ chân. Được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Bảo vệ chân, tránh gây tổn thương cho da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

     Dây giầy: Đàn hồi nhanh chóng và dễ dàng ôm chặt chân, cung cấp sự linh hoạt hơn, hạn chế rủi ro bàn chân sưng tấy khi bị quá chặt và áp lực cao. Ngoài ra các loại dây giầy truyền thống vẫn được sử dụng trong giầy bảo hộ lao động.

     Công ty bảo hộ lao động Bảo Châu là địa chỉ uy tín để cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm giầy bảo hộ lao động nói riêng và những mặt bảo hộ lao động nói chung. Đến với Bảo Châu quý khách sẽ được tư vấn trực tiếp về sản phẩm, cách sử dụng và bảo quản sản phẩm, nhân viên chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn, không làm cho quý khách hàng phải cảm thấy thất vọng. Mọi chi tiết quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, nhân viên công ty chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi của khách hàng trong thời gian sớm nhất.

     Hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Bảo Châu chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách chu đáo và nhanh nhất.

Trân trọng !

Công ty TNHH đầu tư thương mại Bảo Châu

VP Giao dịch : 526 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Số điện thoại: 0968.652.588 - 0965.883.266  - 0248.588.6899.

Facebook: //www.facebook.com/ctybaochau

Email:

Webside: //bhldbaochau.com

Tags :

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA GIẦY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.

Câu hỏi: Để thực hành bài này em cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì?

Trả lời: Theo SGK hướng dẫn thì thực hành bài này cần chuẩn bị:

- Dụng cụ hỗ trợ: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.

Nhưng những dụng cụ này từ xưa đến nay nhà trường không có, có lẽ nhà trường chỉ có tranh vẽ những dụng cụ này nên giáo viên đem tranh lên và giảng giải cho học sinh biết hình dạng và vật liệu chế tạo những dụng cụ này.

- Dụng cụ cầm tay: Bút thử điện [loại thường và loại thông mạch], kìm điện, tua vít có tay cầm bằng vật liệu cách điện,... 

Câu hỏi: Em cho biết các dụng cụ hỗ trợ: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su, giày cao su được chế tạo bằng vật liệu gì? Nó được dùng như thế nào?

Trả lời: Giá cách điện từ xưa đến nay nhà trường Việt Nam không có nên ngay giáo viên vật lí cũng chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng giá này để đứng lên khi sửa chữa điện cho an toàn nên có lẽ nó phải chế tạo chắc chắn bằng vật liệu cách điện ví dụ như chất dẻo loại chịu lực tốt.

Thảm cách điện có lẽ làm bằng cao su để người đứng lên chữa điện được cách điện với đất cho an toàn.

Găng tay cao su, giày cao su dùng để đi vào chân và tay trong lúc chữa điện nên rất an toàn khi chạm vào đường dây và các vật có điện. Găng tay bằng cao su dày, không bị rách khi cầm các dụng cụ để chữa điện.

Câu hỏi: Em cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách dùng bút thử điện?

Trả lời: Bút thử điện hiện nay trên thị trường có 2 loại: Bút thử điện thường và bút thư điện thông mạch.

1- Bút thử điện thường: Hình 34. 1 SGK.

- Cấu tạo:

+ Đầu bút thử điện: Bằng kim loại để tiếp xúc với chi tiết cần kiểm tra, thường đầu này làm dẹt và mỏng để có thể vặn nhẹ các vít. Có loại bút thử điện chi tiết này có 2 đầu để làm tua vít dẹt và tua vít 4 cạnh.

+ Điện trở than: Có trị số khoảng 2.106Ω để giảm dòng điện qua bút.

+ Đèn báo: Dạng néon.

+ Thân bút: Bằng nhựa trong không màu hoặc màu nhạt để nhìn rõ ánh sáng đèn báo bên trong.

+ Lò xo: Để các chi tiết trong bút luôn tiếp xúc tốt với nhau.

+ Nắp bút: Có ren vặn vào thân bút để giữ các chi tiết bên trong.

+ Kẹp kim loại: Để sờ tay vào khi kiểm tra điện, dùng để gài vào miệng túi khi không dùng.

- Nguyên lí làm việc: Khi để tay vào kẹp kim loại và đặt dầu bút vào vật có điện thì dòng điện qua bút và người rồi xuống đất làm bóng đèn trong bút sáng. Điện trở trong bút khoảng 2.106Ω, điện trở của người khoảng vài trăm kΩ đến vài MΩ [triệu ôm] tùy theo độ dày và độ ẩm của da, điện trở tiếp xúc giữa người và đất [giày, dép, ...] cũng vài trăm kΩ đến vài MΩ nên dòng điện qua bút chỉ dưới 0,1 mA nên không nguy hiểm cho người [dòng điện nguy hiểm cho người là 40mA]. Chỉ cần dòng điện qua bút 1µA [một phần triệu ampe] là bóng trong bút thử điện đã sáng nên dù chân ta có đi giày, dép cách điện tốt thì bút vẫn sáng được. Dòng điện qua bút càng lớn thì bóng trong bút càng sáng: Khi dòng điện 1µA thì bóng sáng yếu, khi dòng điện 0,1mA thì bóng sáng mạnh.

- Sử dụng: Tay cầm vào thân bút, một ngón tay chạm vào kẹp kim loại rồi để dầu bút chạm vào vật ta cần kiểm tra, nếu bóng đèn trong bút sáng là vật có điện. Dùng bút thử điện để phân biệt dây pha và dây trung hòa của mạch điện: Đầu bút để vào dây pha thì bóng đèn trong bút sáng, đầu bút để vào dây trung hòa [dây đất] thì bóng đèn trong bút không sáng. Tất nhiên trong hai trường hợp trên đều phải để ngón tay vào kẹp kim loại.

Đầu bút thử điện có thể dùng như tua vít để vặn nhẹ các vít.

2- Bút thông mạch: - Cấu tạo [h 3.2]:

+ Đầu bút: Dùng để tiếp xúc với vật định kiểm tra.

+ Điện trở: Trên 2.106 Ω để hạn chế dòng điện.

+ Bộ khuếch dại: Gồm một hoặc hai trandito [tùy hãng sản xuất]. một điện trở khoảng 10.106Ω nằm ở phía đầu bộ khuếch đại tiếp xúc với điện trở 2.106Ω ở đầu bút, LED để báo có điện, pin [3,0V hoặc 4,5V tùy loại bút] làm nguồn cho bộ khuếch đại.

+ Lò xo: Để các chi tiết trong bút tiếp xúc tốt với nhau và để tiếp xúc về điện với nắp.

+ Nắp: Bằng kim loại để tiếp xúc vào khi thử điện.

- Nguyên lí hoạt động: Bộ khuếch đại dùng để khuếch đại tín hiệu điện đưa vào đầu bút. Chỉ cần một dòng nhỏ đi vào đầu bút [dưới 0,01µA] vào bút là LED đã báo sáng.

- Sử dụng: Bút thông mạch có nhiều tác dụng nên đã được đưa vào bộ thí nghiệm vật lí lớp 7 từ năm 2002:

+ Kiểm tra dây pha và dây trung hòa của mạch điện: Khi đặt đầu bút vào dây pha thì tay cầm vào thân bút bằng nhựa là LED báo sáng. Khi đặt đầu bút vào dây trung hòa nếu ngón tay để vào nắp bút mà LED báo sáng là dây trung hòa tốt, nếu LED không báo sáng là dây trung hòa đứt.

- Kiểm tra xem mạch điện có thông không, do đó kiểm tra được dụng cụ có bị rò điện không [khi chưa cho điện vào dụng cụ].

-  Phát hiện điện tích dương và điện tích âm của vật được nhiễm điện do ma sát.

-  Xác định cực của nguồn điện một chiều, xác định pin mạnh hay yếu.

- Kiểm tra điôt và trandito: Xác định chiều của diôt, các cực và loại trandito.

Video liên quan

Chủ Đề