Giấy chứng nhận huấn luyện pccc bị phạt bao nhiêu

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về PCCC, pháp luật hiện hành đề ra một số quy định xử phạt về những hành vi không chấp hành quy định về phòng chống cháy nổ. Để hiểu rõ hơn trường hợp không có giấy phép PCCC bị phạt bao nhiêu hay những mức phạt đối với các hành vi tương tự sẽ như thế nào, cùng NTV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối tượng phải xin Giấy phép PCCC?

Căn cứ quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP những đối tượng thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy gồm có

  • Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
  • Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
  • Bệnh viện; phòng khám đa khoa,… trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
  • Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.
  • Nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội,…

Và một số đối tượng khác được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, bắt buộc các đối tượng quy định tại Phụ lục V phải có Giấy chứng nhận Thẩm duyệt về PCCC theo quy định.

Không có giấy phép PCCC bị phạt bao nhiêu?

Mục 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm có:

Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối hành vi không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,..
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền; Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;…
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:

+ Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

+ Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp luật;

+ Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;

+ Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng không bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định của pháp luật;

+ Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy định của pháp luật.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Thực hiện giải pháp ngăn chặn đảm bảo đúng quy định của pháp luật

Buộc thực hiện các giải pháp ngăn chặn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định về không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy định của pháp luật.

Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng người thực hiện chuyên trách nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ đã hết thời hạn;

+Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

Lưu ý: Mỗi một hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được pháp luật ghi nhận và có mức xử phạt riêng, tùy thuộc vào hành vi và mức độ nghiêm trọng mà mức xử phạt có thể từ vài trăm đến vài chục triệu đồng hay nặng hơn là tước Giấy phép kinh doanh.

Chủ Đề