Gói vay mua nhà cho người thu nhập thấp

Tổng diện tíchnhà ở xã hộiđã xâydựng nói trên mới chỉ đạt khoảng 41,4% mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030.Các chuyên gia nhìn nhận, kết quả thực hiện chương trình quốc gia vềnhà ở xã hộiđến năm 2020 còn thấp là do một số tồn tại, hạn chế liên quan đến những quy định của Luật Nhà ở và do nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi còn hạn hẹp.Trong khi nguồn cungnhà ở xã hộihạn hẹp thì nhu cầu muanhà ở xã hộiđang ngày càng tăng, nhất là với nhóm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Đầu năm 2021, anh Nguyễn Văn Tuấn ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội mua được căn hộ nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Từ ngày 1-1-2021, người thu nhập thấp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi khiQuyết định số 2195/QĐ-NHNN vàQuyết định số2196/QĐ-NHNNcủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Việt Nam về các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở chính thức có hiệu lực. Theo đó, Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà theo quy định là 4,8%/năm; mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựngnhà ở xã hộiđể cho thuê là 4,3%/năm. Các mức lãi suất trong cả hai quyết định mới được ban hành nói trên đều thấp hơn 0,2% so với mức lãi suất tương ứng của năm 2020.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có thể sở hữu đượcnhà ở xã hội, sự vào cuộc của riêng ngành ngân hàng là chưa đủ. Ông Vũ Quang Vinh, chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản cho rằng, chính sách vay vốn cho người mua nhà cũng hết sức quan trọng nhưng để người thu nhập thấp có thêm cơ hội được cải thiện nơi ăn chốn ở, nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phải có cơ chế ưu đãi đối với nhà ở thương mại giá rẻ như chính sách về thuế, tiền thuê đất, vay vốn tín dụng ngân hàng... nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

Bài và ảnh:HƯƠNG GIANG

Chủ Đề