Góp ý Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Nhiều nội dung chưa phù hợp

Tại văn bản góp ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Bộ Công Thương số 4720/BCT-ATMT gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường [TN&MT] đã đề nghị phía cơ quan soạn thảo điều chỉnh, sửa đổi khoản 23 Điều 3 về thuật ngữ cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường để thực hiện công tác bảo vệ mô trường trong các ngành/lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý [ ngoài 03 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an] như dự thảo Nghị định cần sửa đổi tại Điểm g Điều 188 về trách nhiệm bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương thành] “Bộ Công Thương có trách nhiệm đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, hoạt động đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, trong các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế; Chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong ngành, lĩnh vực quản lý; xử lý, giải quyết các vấn đề môi trường trong phát triển ngành, lĩnh vực quản lý”.

Các dự án khi cấp thẩm định ĐTM sẽ có thể phải chịu 2 lần kiểm tra thực địa

Ngoài ra, các quy định về dán nhãn sinh thái tại Điều 145 hay xác định các tiêu chí về kinh tế tuần hoàn. Tại Khoản 1 Điều 164 vẫn còn nhiều bất cập và không phù hợp do quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan không rõ ràng. Điển hình như nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại Khoản 1 Điều 127 của Luật BVMT quy định Bộ, cơ quan ngang bộ “Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý”. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 133 Dự thảo Nghị định chỉ quy định “Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí, tràn dầu, rò rỉ hóa chất độc”, thiếu rất nhiều so với phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được Chính phủ quy định tại Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017.

Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng chưa được cơ quan soạn thảo điều chỉnh hoặc trả lời thiếu thuyết phục, không hợp lý. Cụ thể, về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường [GPMT], theo như phản hồi của Bộ TN&MT, Dự thảo mới đã tiếp thu nhiều ý kiến…theo hướng đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự đề nghị cấp GPMT[?]

Tuy nhiên, theo cộng đồng doanh nghiệp, thực tế hồ sơ và thủ tục xin cấp GPMT rất phức tạp, trùng lắp, không rõ thời gian thực hiện, Bộ TN&MT không nên so với Dự thảo cũ, mà nên xem hồ sơ có bị trùng lắp hay không, thủ tục xét duyệt có hợp lý hay không, thì mới đúng với tinh thần cải cách hành chính.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [VASEP] nhấn mạnh “Không lẽ dự thảo đầu tiên có 8 điểm dở, dự thảo cuối còn 5 điểm dở thì được coi là cải cách?”.

Theo ông Nam, về hồ sơ chồng chéo, mặc dù hồ sơ xin cấp GPMT trong Dự thảo này đã cắt giảm hơn so với dự thảo trước [8 mục so với 15 mục], nhưng trong 8 mục vẫn còn 5 mục chồng chéo với hồ sơ xin duyệt đánh giá tác động môi trường [ĐTM], tức là doanh nghiệp vẫn phải nộp 5 mục hồ sơ 2 lần.

Bà Hoàng Thị Ánh- Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam [VITAS], quy trình cấp phép theo dự thảo là không hiệu quả để bảo vệ môi trường do chỉ là tiền kiểm. Việc tiền kiểm [lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm thì làm sao có kết quả chính xác] rõ ràng là không có hiệu quả. Hơn nữa, chỉ cấp phép tiền kiểm mà không hậu kiểm thì không thể phát hiện được các vi phạm, mà bài học đau đớn là trường hợp Forrmosa. Ngoài ra Điều 30, khoản 3c quy định phải đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải trước khi cấp GPMT vậy với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được GPMT?

Ngoài ra, thủ tục cấp GPMT điều chỉnh hay cấp lại [điều 33] cũng rất phức tạp: Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại dài 100% như cấp mới. Có những quy định nằm ngoài Luật BVMT, ví dụ các điểm b, c, d chỉ bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư nhưng vẫn phải cấp lại và làm báo cáo ĐTM ngay cả khi không làm tăng tác động xấu đến môi trường.

Tăng gánh nặng chi phí và thủ tục cho DN

Rất nhiều doanh nghiệp quan ngại nếu Dự thảo Nghị định được thông qua sẽ tăng giấy phép con và chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 38 của Dự thảo yêu cầu đăng ký nhu cầu sản xuất, sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy [“chất POP”]. Thủ tục thẩm định bao gồm cả kiểm tra hồ sơ và lập đoàn kiểm tra, mà không nêu rõ kiểm tra nội dung gì, liệu có cần thiết phải tiền kiểm nhu cầu doanh nghiệp?

Một số Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ TN&MT cần công bố các chất có trong danh sách miễn trừ của Công ước Stockholm, doanh nghiệp nào muốn sản xuất, sử dụng thì chỉ cần làm thông báo về dự kiến nhu cầu sử dụng, còn các chất nào chưa có thì gửi hồ sơ đề nghị xin miễn trừ, tối đa 15 ngày làm việc Bộ sẽ trả lời kết quả.

Trong khi đó, theo phản hồi của Bộ TN&MT, doanh nghiệp phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa [khi thẩm định ĐTM và khi thẩm định cấp GPMT] là không phản ánh đúng nội dung của Luật Bảo vệ môi trường cũng như quy định chi tiết nội dung này trong Dự thảo... trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định ĐTM mới tổ chức khảo sát thực tế…, đây không phải là hoạt động kiểm tra… trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp GPMT mới thành lập đoàn kiểm tra.

Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, rõ ràng trong giải thích này đã cho thấy việc doanh nghiệp phải chịu 2 lần kiểm tra thực địa bởi “khảo sát thực tế” thì cũng tương tự “kiểm tra thực địa”, doanh nghiệp vẫn phải chờ đợi Bộ TN&MT lập đoàn khảo sát/kiểm tra mà không có thời gian quy định bao giờ lập. Đáng nói, để Việt Nam thành công xưởng của thế giới, có rất nhiều dự án thì Bộ TN&MT, liệu có đủ cán bộ để xuống thực địa kiểm tra ngay hay không? Hay lại để các dự án bị chậm trễ vì chờ thủ tục hành chính?

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [VASEP] quan ngại chi tiết Luật lại không làm rõ “trường hợp cần thiết” là trường hợp nào, thế thì có được gọi là “hướng dẫn chi tiết” không? Quy định “trong trường hợp cần thiết” mà không làm rõ là trường hợp nào sẽ tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh, doanh nghiệp nào có “bôi trơn” sẽ dễ được miễn kiểm tra, còn doanh nghiệp nào không “bôi trơn” sẽ dễ bị kiểm tra?”

Còn tại Điều 39 về “Dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy”, theo cộng đồng doanh nghiệp, quy định này không chỉ gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp khi phải thay đổi toàn bộ nhãn sản phẩm, mà còn trái thông lệ quốc tế và không phù hợp với Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó không có bắt buộc ghi các thông tin này.

Bên cạnh đó, Điều 66 về “Đảm bảo sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch phục vụ cho mục đích sinh hoạt” . Về vấn đề này ông Nguyễn Hồng Uy – đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam [AmCham Vietnam] - cho rằng, quy định tại Điều 66 của Dự thảo trái với các Hiệp định tự do thương mại như EVFTA [quy định không được dùng nhãn hàng hóa làm rào cản thương mại].

Cũng theo ông Uy, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho sản xuất - kinh doanh khi các bao bì từ nhựa PVC, PET là rất phổ biến từ lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm cho đến hàng tiêu dùng… từ chai nước uống đến dầu gội.

“Nếu áp dụng thì năm 2026 hàng loạt nhà máy ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa vì không có bao bì thay thế bởi không có nước nào trên thế giới yêu cầu như vậy”, ông Uy nhấn mạnh.

Nhiều nội dung chưa phù hợp

Tại văn bản góp ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 của Bộ Công Thương số 4720/BCT-ATMT gửi đến Bộ TN&MT đã đề nghị phía cơ quan soạn thảo điều chỉnh, sửa đổi khoản 23 Điều 3 về thuật ngữ cơ quan chuyên môn về BVMT để thực hiện công tác BVMT trong các ngành/lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, ngoài 3 Bộ: TN&MT, Quốc phòng, Công an như dự thảo Nghị định, cần sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm BVMT cho một số bộ, ngành liên quan, trong đó, có Bộ Công Thương.

Một số quy định tại dự thảo chưa phù hợp với thực tiễn

Ngoài ra, các quy định về dán nhãn sinh thái tại Điều 145 hay xác định các tiêu chí về kinh tế tuần hoàn tại Khoản 1 Điều 164 vẫn còn nhiều bất cập và không phù hợp do quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan không rõ ràng. Điển hình như nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại Khoản 1 Điều 127 của Luật BVMT quy định Bộ, cơ quan ngang bộ “Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý”. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 133 Dự thảo Nghị định chỉ quy định “Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí, tràn dầu, rò rỉ hóa chất độc”, thiếu rất nhiều so với phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được Chính phủ quy định tại Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.

Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng chưa được cơ quan soạn thảo điều chỉnh hoặc trả lời thiếu thuyết phục, không hợp lý. Cụ thể, theo cộng đồng doanh nghiệp, thực tế hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường rất phức tạp, trùng lắp, không rõ thời gian thực hiện... Theo bà Hoàng Thị Ánh - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam [VITAS], quy trình cấp phép theo dự thảo là không hiệu quả để BVMT do chỉ là tiền kiểm. Ngoài ra, Điều 30, khoản 3c quy định phải đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải trước khi cấp Giấy phép môi trường, vậy với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được Giấy phép môi trường?...

Tăng gánh nặng chi phí và thủ tục

Nhiều doanh nghiệp quan ngại, nếu Dự thảo Nghị định được thông qua, sẽ tăng giấy phép con và chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 38 của Dự thảo yêu cầu đăng ký nhu cầu sản xuất, sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Thủ tục thẩm định bao gồm cả kiểm tra hồ sơ và lập đoàn kiểm tra, mà không nêu rõ kiểm tra nội dung gì, liệu có cần thiết phải tiền kiểm nhu cầu doanh nghiệp?

Tại Điều 39 về “Dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy”, theo cộng đồng doanh nghiệp, quy định này không chỉ gây khó khăn và tốn kém khi phải thay đổi toàn bộ nhãn sản phẩm, mà còn trái thông lệ quốc tế và không phù hợp với Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó, không có bắt buộc ghi các thông tin này.

Bên cạnh đó, Điều 66 về “Đảm bảo sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch phục vụ cho mục đích sinh hoạt”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Uy - đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam - cho rằng, quy định tại Điều 66 của Dự thảo trái với các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA [quy định không được dùng nhãn hàng hóa làm rào cản thương mại].

Video liên quan

Chủ Đề