Hà nội diện tích đất bao nhiêu được xây dựng

Chính quyền TP Hà Nội đặt chỉ tiêu trong năm nay đạt diện tích nhà ở bình quân 28,2 m2 một người và hoàn thành gần 7 triệu m2 sàn nhà ở.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 ban hành hôm 8/5, Hà Nội đặt chỉ tiêu nhà ở riêng lẻ 4,5 triệu m2; nhà ở theo dự án khoảng 2,5 triệu m2, trong đó khoảng 2,3 triệu m2 sàn nhà ở thương mại, khoảng 0,032 triệu m2 sàn nhà ở xã hội và 0,094 triệu m2 sàn nhà ở tái định cư.

Diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố năm 2023 là 28,2 m2 được xác định trên cơ sở trung bình chỉ tiêu đạt được năm 2022 [27,6 m2 một người] và khả năng hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong các tháng cuối năm nay. Trong khi đó, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 26 m2 một người năm 2023, tăng 0,5 m2 so với năm trước.

Để đạt chỉ tiêu trên, thành phố cho biết sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho dự án khu đô thị chậm triển khai; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn; làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức thực hiện dự án không đúng tiến độ, không đồng bộ hạ tầng và thu hồi dự án chậm triển khai.

Thành phố cũng sẽ đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, quy hoạch chi tiết các khu nhà ở xã hội độc lập và dự án nhà ở công nhân; nghiên cứu sử dụng hiệu quả tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20%, 25% tại dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố năm 2023 được xây dựng trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030 do HĐND thành phố thông qua giữa năm 2022. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5 m2, trong đó khu vực đô thị đạt 31 m2 và khu vực nông thôn đạt 28 m2. Năm 2030 đạt 32 m2, trong đó khu vực đô thị 33 m2 và khu vực nông thôn đạt 28 m2 một người.

Tuy nhiên, chương trình nhà ở của thành phố năm qua gặp nhiều khó khăn. Nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, cải tạo xây dựng chung cư cũ đang chậm so với kế hoạch hoặc kéo dài trong nhiều năm.

Giải thích nguyên nhân phát triển nhà ở xã hội [bao gồm cả nhà ở công nhân], triển khai các khu nhà ở xã hội tập trung còn chậm, thành phố cho rằng cơ chế hiện chưa thu hút nhà đầu tư tham gia. Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội thiếu hụt do đa số chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy mô dưới 10 ha đất lựa chọn hình thức nộp bằng tiền thay vì dành quỹ đất hay quỹ nhà trong dự án làm nhà ở xã hội. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể việc quản lý sử dụng số tiền thu được từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp tương đương quỹ 20%, 25% đất ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.

Khu chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Ảnh: Ngọc Thành

Tại buổi làm việc với Thường trực Chính phủ hôm 6/5, Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép được quyết định hình thức thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội đối với quỹ đất ở 20% thuộc các dự án có quy mô từ 2 ha trở lên được nộp bằng tiền, tạo nguồn lực đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Về phát triển nhà tái định cư, thành phố đề nghị dừng thực hiện cơ chế đầu tư thí điểm đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư trên địa bàn, cho phép thành phố chuyển đổi một số khu nhà tái định cư không dùng đến sang làm nhà ở xã hội.

Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính sớm hướng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng khoản tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ [ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật], trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m [từ vỉa hè] trở lên, các bộ phận cố định của nhà [ôvăng, bancông, mái đua…] được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với bancông, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

– Bãi đậu xe: trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

– Trạm xăng: phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất [của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng] cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người [chợ, trường học…] ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

– Phòng cháy chữa cháy: tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy [PCCC] gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

– Nghĩa trang: nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

– Nhà vệ sinh công cộng: trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Chủ Đề