Habeco là gì

Phan tich chien luoc kinh doanh habeco

This is my brief about the project managemtn
  • UniversityĐại học Kinh tế Quốc dân

  • CourseInternational Economics

  • Uploaded byThinh Nguyen Duc
  • Academic year

    2019/2020

Helpful?191
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.

Students also viewed

  • Individual homework - Assignments answer
  • De bai project management
  • Assignment 2019 Donino final final
  • Những nghiên cứu ở nước ngoài
  • Ví dụ thực tế về Tata motor Ví dụ thực tế về Tata motor
  • Shopee-pass - Grade: B

Other related documents

  • PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH Doanh CỦA CÔNG TY Unilever
  • Gr5-IE - Presentation about Foreign Structure in Vietnam
  • Simulation Variabels [Round 1-3]
  • Vietnammea 2019 assignments
  • TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI TỶ GIÁ TRỰC TIẾP GIỮA USD VÀ VND - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
  • Doithoai Taichin-tiente Lang Quocte America-China

Preview text

Luận văn

Phân tích chiến lược kinh doanh

của bia Hà Nội HABECO

Lớp : 1307SMGM Nhóm : 08 Họ và tên SV : Nguyễn Thị Ngọc Trâm Trần Hồ Thu Lê Thị Thủy Nguyễn Thị Thúy Đặng Thị Trang Phạm Thị Thùy Nguyễn Thị Huyền Trang Phạm Thị Thu Trang Tống Thị Trang

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

Tên đầy đủ DN : Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội Tên giao dịch : Hanoi Beer-Alcohol and beverage joint stock corporation Tên viết tắt DN : HABECO. Trụ sở : 183 Hoàng Hoa Thám Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội Ngày tháng năm thành lập : 06/05/ Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước được thành lập theo quyết định 75/2003/QĐ-BCN ngày 06/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp và được chuyển đổi hoạt động tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con theo quyết định số 36/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Tel : [ 84] 8 | Fax [ 84] 8. Website : habeco.com

Ngành nghề kinh doanh của DN [Theo giấy chứng nhận đăng kí số 113641 - DNNN] : Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất;

  • Tốc độ tăng trưởng năm 2010 : Tổng sản lượng bia khoảng 2 tỷ lít, tăng ~ 62% so với năm 2009
  • Tốc độ tăng trưởng năm 2011 : Năm 2011, sản lượng bia đạt 2 triệu lít, nộp ngân sách là 13 tỷ đồng tương đương khoảng 4% tổng thu ngân sách, tăng 4% so với 2010
  • Năm 2012 sản lượng bia toàn ngành Việt Nam đạt 2,8 triệu lít, tăng 8% so với năm 2011.
  • Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành : Ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ* , do : [i] Về sản lượng sản xuất: Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về sản xuất bia [năm 2011, nhảy từ thứ hạng 20 năm 2008], là thị trường lớn thứ 3 Châu Á [sau Trung Quốc, Nhật Bản]; tuy nhiên sản lượng mới chỉ chiếm 1,14 % sản lượng toàn cầu; [ii] Tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng nhanh: hiện mức tiêu thụ là 28 lít trên/đầu người/năm; gấp đôi giai đoạn 2005-2011 và tăng gấp 3 so với năm 1995. Khả năng mức tiêu thụ còn có thể nâng lên, vì còn thấp so với mức 37 lít và 47 lít của người Hàn Quốc, Nhật Bản; và bằng khoảng 1/10 so với Châu Âu; [iii] Lợi nhuận biên còn cao, do 3/4 lượng bia được tiêu thụ trực tiếp, uống tại chỗ; rất ít qua kênh siêu thị, bán lẻ. Theo nghiên cứu của APB, biên lợi nhuận ngành bia Việt Nam cao hơn 50% so với các nước cùng khu vực Châu Á thái bình dương [iv] Tốc độ tăng trưởng hiện nay khá cao, khoảng 13-15%/năm [dù đã giảm nhiều so với giai đoạn 1990-2000 tăng trưởng ớ mức 20%-30%/năm]; [v] Ngành Bia vẫn phát tài trong khủng hoảng. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần 20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu. Đến nay kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nhưng ngành bia vẫn phát tài do người dân khó "cai". Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất bia, là quốc gia có có mức tăng trưởng cao về sản lượng trong mười năm qua là 240,4,%. Với 350 cơ sở sản xuất bia, tập trung quanh khu vực các thành phố lớn; và vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng, Bia Việt Nam sản xuất đang đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa. Vào những thời điểm kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng của các hãng bia danh tiếng tại các thị

trường trên thế giới đều giảm, riêng tại thị trường Việt Nam thì vẫn tăng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng bia của Việt Nam rất khủng khiếp. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô : Nhận dạng các nhân tố môi trường có tác động mạnh nhất [Hiện nay và trong dài hạn] đến DN?

1. Môi trường Chính phủ, luật pháp và chính trị [P]: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa chính vì vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chuẩn mực và hiệu quả để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến Ngành Bia-Rượu-Nước giải khát để đảm bảo sự phát triển hài hoà cho toàn xã hội. Do đó hoạt động quản trị, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít hay nhiều là điều khó tránh khỏi. Bia là mặt hàng nước uống chứa cồn không được khuyến khích Thách thức 1. Môi trường kinh tế [E]: Năm 2010 và 2011, kinh tế thế giới đang dần bước ra khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi còn chập chạp và tiếp tục là những năm có nhiều khó khăn với những diễn biến phức tạp của kinh tế trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, tăng trưởng GDP trung bình là 7% năm nhưng năm 2010 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,78% trong khi chỉ số lạm phát lên tới 11,75%. Việt Nam vẫn giữ vị trí nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong 10 năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng

Doanh nghiệp

Nhân tố kinh tế

Nhân tố văn hóa xã hội

Nhân tố công nghệ

Nhân tố Chính trị -pháp luật

người uống rơi và trạng thái say, có khả năng gây nhiều hệ lụy có hại. Đừng uống bia trên 1 lít/ngày cũng là lời khuyên của nhiều bác sỹ. Ngoài ra yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ mặt hàng này khi người tiêu dùng chủ yếu là nam giới, nữ giới chủ yếu có nhu cầu về các loại nước uống có cồn như bia nhẹ, mà mặt hàng này chưa phổ biến trên thị trường Đây là cơ hội đối với ngành bia trong nước, bên cạnh đó cũng là thách thức bởi thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng sẽ thu hút 1 lượng lớn đối thủ cạnh tranh khác cả trong và ngoài ngành. 1. Môi trường công nghệ [T]: Đối với bất kỳ ngành nghề nào thì công nghệ cũng là 1 yếu tố có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế các doanh nghiệp trong Ngành Bia Việt Nam đang chạy đua đầu tư các trang thiết bị, công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh. Từ nhà nấu, lò hơi, hệ thống xử lý nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải...đều được thay mới và cải tiến. Nhà nhà nấu mới có công suất cao và giảm hao phí và quan trọng là có tính tự động hoàn toàn. Công nghệ mới này có hệ thống vệ sinh CIP riêng; hệ thống cấp nước, lọc nước hiện đại và điều khiển tự động..ác công nghệ mới đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đẹp, giảm tiếng ồn, hơi nóng, đảm bảo vệ sinh, giảm hao phí sản xuất, giảm lao động nặng nhọc,..ưng mức độ sử dụng vốn đầu tư, công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật của các doanh nghiệp trong Ngành còn rất khác nhau. Có doanh nghiệp đầu tư theo hướng chuyên sâu, có doanh nghiệp đầu tư theo hướng phân tán. Cơ hội cho các DN trong ngành tiếp cận KHKT hiện đại áp dụng vào sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng với chi phí cắt giảm Đánh giá cường độ cạnh tranh [Giải thích ngắn gọn các câu trả lời] : Tồn tại các rào cản ra nhập ngành :

  • Ngành bia luôn phải song hành cùng phải vấn nạn hàng giả, hàng nhái gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các thương hiệu uy tín trên thị trường dễ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế.
  • Bia là thức uống rất phổ biến và là sản phẩm cũng sẽ chịu cả thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó lượng bia hơi, bia cỏ trôi nổi không quản lý được ước

tính khoảng 130 triệu lít. Trung bình thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] chiếm 24 25% giá thành xuất xưởng mỗi lít bia hơi.

  • Gia nhập WTO đã buộc Chính phủ phải thay đổi một số loại thuế bảo hộ , trong vòng 3 năm sau khi hội nhập Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế TTĐB cho tất cả các sản phẩm bia, không kể đến hình thức đóng gói. Hiện nay, chính sách thuế TTĐB đối với bia hơi đang được áp dụng như sau: Từ 01/01/2010 đến 31/12/2012: bia hơi: 30%; bia chai, bia lon, bia tươi: 75%. Từ 01/01/2013: Các loại bia không phân biệt hình thức đóng gói đều chịu mức 50%.
  • Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng đã giảm từ mức 80% xuống 65%, và sẽ xuống còn 35% trong vòng 5 năm. Hiện nay, mức 65% thuế còn là khá cao, nên các nhà sản xuất còn hạn chế xâm nhập, thông thường là liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để tránh loại thuế này. Sự xâm nhập ngày càng sâu của nhà sản xuất, thương hiệu bia nước ngoài hứa hẹn thị trường bia sẽ cạnh tranh đến nghẹt thở trong nhiều năm tới.
  • Một số chính sách cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bia như: Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về quảng cáo, khuyến mại, địa điểm kinh doanh bia, Quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại là 10% giá thành sản phẩm ... gây khó khăn cho việc quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới vào ngành. Bên cạnh đó, các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe khi tham gia giao thông... cũng tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng, hạn chế sức tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất...
  • Để tham gia vào ngành công ty phải có vốn lớn để đổi mới công nghệ chế biến. Đồng thời để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty phải mua những nguyên liệu ngoại nhập từ các nước có nguồn nguyên liệu nổi tiếng thế giới vì thế giá nguyên liệu khá cao. Ví dụ như : malt, hoa Houblon chưa sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài [ Đức, Đan Mạch...]. Rào cản gia nhập chỉ ở mức tương đối, trung bình. Do đó đe dọa gia nhập mới là khá lớn nên cường độ cạnh tranh sẽ ở mức khá cao.Đánh giá điểm : 4/ Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng :

Nếu nguyên vật liệu chính [gồm malt và houblon] cho ngành còn và sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn do không làm chủ được nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó có thể thấy nhà cung cấp có vai trò quyết định trong ngành bia, có quyền lực thương lượng rất lớn. Do đó sẽ tạo ra mức cường độ cạnh tranh cao Đánh giá điểm : 8/ Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : Với số lượng trên 300 nhà máy sản xuất bia, sản lượng trên tỷ lít mỗi năm và cùng với sự góp mặt của các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới khác đã có mặt ở Việt Nam qua con đường nhập khẩu hoặc liên doanh; cộng với sự tiếp cận thông tin tương đối thuận tiện và dễ dàng của khách hàng về chất lượng, giá cả..ác sản phẩm bia đã mang đến cho khách hàng tại Việt Nam nhiều sự lựa chọn. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp về: giá cả, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong việc thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Áp lực giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu dịch vụ cao hơn vì có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau và thay thế trong ngành công nghiệp đồ uống có cồn, sức mua đang nằm trong tay của người mua. Phương pháp duy nhất để thống trị các hành vi của người tiêu dùng mua được thông qua quảng cáo và tiếp thị. Tuy vậy có thể thấy quyền lực của KH là không cao Đánh giá điểm: 4/ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : Các doanh nghiệp trong nước : Theo các chuyên gia, cuộc chiến trên thị trường bia Việt Nam là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Điều này quả không sai khi có quá nhiều đại gia đang tham gia vào cuộc chiến này. 15 năm trước, Ngành bia Việt Nam chỉ là sân chơi của 2 đại gia Nhà nước là HABECO và SABECO. Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ ở khắp các địa phương. Sản xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh [chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc]; Hà Nội: 13,44%, Hải Phòng: 7,47%; Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83% [Theo Euromonitor]. Có thể phân biệt các loại hình doanh nghiệp sản xuất Bia trên thị trường Việt Nam gồm 3 dạng chính:

[1]. Các Tổng Công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là Sabeco và Habeco [2]. Doanh nghiệp Liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt Nam như: Tiger [Thái], Heineken [Hà Lan], Calsberg [Đan Mạch], Foster's [Úc] [3]. Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Thanh Hóa, Bến Thành... Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ với sự vững mạnh của 3 doanh nghiệp là: Sabeco, Habeco và VBL. Thị trường có dâu hiệu của độc quyền nhóm khi 3 doanh nghiệp lớn nhất Ngành chiếm tới 83% thị phần [tiêu chuẩn theo Luật cạnh tranh là CR3 < 65%]. Tuy nhiên, bia không phải hàng hóa thiết yếu nên nhà sản xuất khó gây sức ép độc quyền lên người tiêu dùng; các doanh nghiệp vẫn đang cạnh tranh khá quyết liệt và chưa có biểu hiện đôc quyền. Các doanh nghiệp ngoại đẩy mạnh xâm nhập thị trường Kể từ sau khi hội nhập và mở cửa [năm 1991], Đầu tư nước ngoài tăng cường ở Việt Nam; rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới từ Bỉ, Đức, Mỹ, Mexico, Hà Lan, Nga, Séc...đã đến với thị trường như: Heineken, Fosters, Tiger, Larger, Larue, BGI... Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng bia ngoại đã đẩy cuộc cạnh tranh trong Ngành bia ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép sở hữu 100% doanh nghiệp nội địa thuộc ngành bia, tăng cường hơn sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới. Cụ thể cuối năm 2011, Tập đoàn Carlsberg [Đan Mạch] đã nắm giữ 100% vốn Nhà máy bia Huế. Nhà máy bia Sapporo Việt Nam với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD [phía Nhật Bản góp 71% và phía Việt Nam góp 29%] cũng đã đi vào hoạt động và đang tìm cách phát triển thị trường ở Việt Nam... Cạnh tranh cũng khiến nhiều thương hiệu ngoại thâm nhập thất bại. Bên cạnh sự trụ vững và ngày càng lên ngôi của các thương hiệu Heineken, Carlsberg, Ti- ger.., đã không ít đại gia ngành Bia trên thế giới sau khi đặt chân đến Việt Nam đã phải ngậm ngùi ra đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như: định vị sai, sản phẩm không hợp gu của người Việt, rào cản kênh phân phối, năng lực tài chính... Cụ thể có trường hợp của bia kiểu Úc Fosters [Tập đoàn Fos- ters] không thành công trong phân khúc cao cấp, hay cuộc chia tay tức tưởi của sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam Laser [thuộc tập đoàn Tân Hiệp

Chính vì vậy mối đe doạ của sản phẩm thay thế là hoàn toàn không hề nhỏ đối với HABECO nói riêng và Ngành công nghiệp sản xuất Bia-Rưọu-Nước giải khát Việt Nam nói chung, tạo nên sức ép cạnh tranh khá lớn. Đánh giá điểm : 7/ Đe dọa từ các ra nhập mới : Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là áp lực không chỉ với HABECO mà còn với cả Ngành Bia-Rượu-Nước giải khát của Việt Nam. Và thực tế điều này đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, điển hình là Liên doanh giữa Công ty cổ phần sữa Việt Nam [Vinamilk] và Tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ là SABMiller đã cho ra đời nhãn hiệu bia mới ZoRok, bia nhẹ cho phụ nữ, sau thương vụ mua lại 50% cổ phần của Vinamilk trong nhà máy bia tại Bình Dương vào năm 2008, Tập đoàn SAB Miller [Hoa Kỳ] vẫn nuôi tham vọng mở rộng thị phần tại Việt Nam. Hay Liên doanh hợp tác giữa Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam [Vinataba] và Tập đoàn Scottish&New Castle [S&N] của Anh đã ra đời Công ty TNHH Kronenbourg Việt Nam để sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn. Heineken cũng được xem là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành bia Việt Nam khi là cổ đông sáng lập hoặc đang tham gia vào các doanh nghiệp bia như Công ty Bia Việt Nam, Bia Sông Hàn, Bia Foster, Bia Dung Quất và Bia Quảng Nam. Sản lượng bia năm 2011 nhà sản xuất này tiêu thụ ở Việt Nam là 464 triệu lít, chiếm khoảng 19% thị phần. Ngoài ra Tập đoàn Asahi [Nhật Bản] hiện chưa có khoản đầu tư nào tại Việt Nam, dù đây là một trong 4 đại gia sản xuất bia tại Nhật. Cuối cùng là hãng AB Inbev đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu như Budweiser, Corona, Stella Artois, Becks và Brahma sẽ tràn ngập vào thị trường VN trong những tháng cuối năm 2013 Số lượng gia nhập mới tăng nên cường độ cạnh tranh cao Đánh giá điểm: 7/ Đánh giá : Cường độ cạnh tranh mạnh Giải thích : Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60 tỷ

đồng. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỉ lít bia trong năm 2011 , vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam cũng đã lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng lồ này mức độ cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường.

Ngành hấp dẫn :

Giải thích : Theo Báo cáo của Bộ công thương, thị trường bia Việt tăng trưởng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 13% trong giai đoạn 2011-2015 và 8% trong 2016-2025. Cũng theo dự báo của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỷ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm. Mười năm sau đó, mỗi người Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít bia/năm. Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người và nhu cầu về đồ uống đa dạng cũng sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho ngành Mô hình thiết diện cạnh tranh

Nhà cung ứng

Đối thủ cạnh tranh

SP thay thế

Rào cản gia nhập

Gia nhập mới

Khách hàng

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG :

Sản phẩm chủ yếu : Sản phẩm Bia Hiện nay, HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùng đóng lon/chai và Bia hơi. Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai Bia chai dung tích 450ml, hay còn được gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chính của HABECO, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có công suất 30. chai/giờ. Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu nâu. được đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa. Bia lon dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là loại bia được nhiều người tiêu dùng ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng. Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới. được đóng trong chai 330ml. Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh. Đây là sản phẩm mới được chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007. Phân khúc Bia hơi Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát. giá cả phù hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng. Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết thùng [keg] trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đồng thời mang đến cho người uống cơ hội thưởng thức nguyên vẹn chất lượng và hương vị như chính trong hầm lạnh lên men của HABECO. Bia tươi Hà Nội. được đóng trong thùng keg chuyên dụng. thời hạn sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất. Sản phẩm Rượu HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty con là Công ty Cồn-Rượu Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2006 là 9 triệu lít/năm. Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong năm 2007. Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước về sản phẩm rượu mạnh có thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới, Vodka Hà

Nội. Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ thống phân phối hết sức hiệu quả trên toàn miền Bắc. Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn tinh chế với sản lượng hơn 3 triệu lít trong năm 2006. Thị trường : - Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhâp, cách thể hiện đẳng cấp người dùng bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần: Phân khúc bia hơi [chưa tiệt trùng] chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ. Habeco là Doanh nghiệp chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1 trên thị trường với mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị. Dẫn đầu phân khúc là Sabeco, Habeco với dòng sản phẩm bia Sài gòn [xanh, đỏ], Bia Hà Nội và Nhà máy bia Huế với thương hiệu bia Huda. Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá trị tiêu thụ. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được VBL phân phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có các thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco. Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh khá gay gắt khi Sabeco dẫn đầu thị trường chiếm 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và sản phẩm cao cấp; Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia cao cấp; tiếp theo là Bia Hà Nôi chiếm 10%. Habeco nổi tiếng với sản phẩm bia hơi chiếm tỷ trọng cao nhất 50% trong tổng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bia hơi của Habeco là đồ uống thông dụng đối với người dân Hà nội và Miền Bắc bởi giá thành phù hợp với người tiêu dùng và có hương vị thơm ngon độc đáo nhờ vào sử dụng nguồn nước ngầm đặc biệt. Bia hơi của Habeco đang chiếm giữ thị phần chính tại thị trường miền Bắc. Habeco cũng đưa ra sản phẩm bia cao cấp bia lon 330 và Bia Chai Hanoi premium, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh HABECO chưa chiếm lĩnh được thị trường phía Nam, từ Quảng Bình trở vào, tuy nhiên đã có hai công ty con trong khu vực này là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam.

Hệ thống nuôi cấy men hiện đại, hệ thống sản xuất CO2 tinh khiết, hệ thống nén khí không dầu và hệ thống vệ sinh CIP tự động, hiện đại thay thế cho cách tiệt trùng bằng nước nóng và xút cũ cũng được hoàn thành, toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty thuộc loại lên men cổ truyền, khép kín, tự động hoá cao Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất tại Công ty mẹ, Tổng công ty còn rất chú trọng đến công tác sản xuất bia chai Hà Nội tại các Công ty con. Tổng công ty luôn có kế hoạch chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các công ty con trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo về quy trình và đạt chất lượng tốt nhất để bia trai mang nhãn hiệu Hà Nội dù sản xuất ở đâu đều đảm bảo chất lượng như sản xuất tại Công ty mẹ. Tổng công ty và các công ty con luôn phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực, tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, duy trì việc bình ổn giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm được triển khai tập trung vào những những vấn đề chính sau:

  • Tiết kiệm điện
  • Tiết kiệm môi chất sử dụng: nước, khí nén, CO2, hơi bão hòa, hóa chất
  • Vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, giải quyết các điểm thắt nút cổ chai trong dây chuyền sản xuất.
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất.
  • Tiết kiệm nhân lực.

Đối với khâu quản lý và vận hành thiết bị, Phòng Kỹ thuật cơ điện đã lập phương án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cùng các Xí nghiệp chế biến, thành phẩm, động lực, cơ điện và triển khai theo chuỗi giải pháp sau:

  1. Tiết kiệm điện: sử dụng triệt để đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu sáng, tắt bớt những đèn không cần thiết; một số khâu có thể tiết giảm năng lượng điện: dùng biến tần cho động cơ máy nén lạnh của hệ thống lạnh; động cơ bơm tải lạnh, nước, glycol, ...; xây dựng phương án giảm máy chạy vào giờ cao điểm [từ 18h- 22h] để giảm áp lực với hệ thống điện và giảm chi phí; xây dựng phương án dùng khí mê tan từ xử lý nước thải còn chưa được thu hồi tận dụng để sinh hơi hoặc phát điện.
  1. Nước: sử dụng vòi phun rửa tiết kiệm nước cho vệ sinh công nghiệp, nâng cao ý thức tiết kiệm nước; sử dụng hóa chất tẩy rửa [loại có thể phun phủ lên thiết bị một thời gian trước khi rửa bằng nước] để giảm nước sử dụng; nước nóng dư thừa từ quá trình nấu được tận dụng cho các nhu cầu, đưa về hệ thống xử lý nước nếu còn thừa.
  2. Hơi, nước ngưng: tận dụng nước ngưng thu hồi để giảm lượng dầu FO; xử lý những vị trí rò rỉ hoặc bảo ôn hỏng, giảm tiêu hao.
  3. Khí nén: sử dụng ở áp suất hợp lý tránh sử dùng quá cao; xử lý những điểm rò rỉ, tránh tiêu hao.
  4. Lạnh: sử dụng nước mềm cho hệ thống lạnh và thu hồi CO2 giảm đóng cặn canxi [gián tiếp làm giảm tiêu thụ điện năng]; sử dụng lạnh tiết kiệm, đóng cửa hầm khi không có người ra vào, đóng cửa kho lạnh khi không nhập xuất hàng, ...; vận hành hệ thống lạnh ở nhiệt độ của chất tải lạnh hợp lý; công suất lạnh 2 còn dư thừa sẽ được đưa sang lạnh 1 thiếu; các phòng được điều hòa cần được đặt nhiệt độ hợp lý, giảm tiêu hao điện.
  5. Hóa chất: Thiết kế hệ thống thu hóa chất xút từ máy rửa nhà chai dùng cho xử lý khói thải và khu vực xử lý nước thải giảm tiêu hao hóa chất, giảm chi phí xử lý.
  6. Thu hồi các phụ phẩm trong sản xuất: Thu gom và bán men thải cho chăn nuôi, xây dựng phương án thu và xử lý triệt để nhằm giảm thiểu chi phí của hệ thống xử lý nước thải, và thu tiền từ bia thu hồi và bán bã men. Về công tác nghiên cứu khoa học, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm mới: Ngoài việc đầu tư cho sản xuất, HABECO cũng chú trọng đầu tư các thiết bị kiểm tra, phân tích trị giá hàng tỷ đồng, kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm ở mọi công đoạn và kiểm tra được nhiều hơn các thông số kỹ thuật như thiết bị phân tích bia tự động, thiết bị phân tích độ xốp của malt..ất cả các dây chuyền thiết bị mới của Tổng công ty đã được tự động hóa hoàn toàn, từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu nấu, lên men, lọc, chiết... với các phần mềm điều khiển hiện đại. Sự thay đổi về dây chuyền công nghệ đã khiến sản phẩm HABECO có nhiều cải tiến. Từ khi có dây chuyền chiết chai số 1, chai Bia Hà Nội cổ rụt loại 500ml đã được thay thế bằng chai mới 450ml, hình thức và chất lượng được nâng cao rõ rệt, nhãn trước, nhãn sau thể hiện rõ thông tin sản phẩm, chụp bạc cổ chai gọn gàng,

Video liên quan

Chủ Đề