Hạch toán đi thuê máy móc thiết bị

Đối với một số công ty xây dựng không có máy thi công, công ty phải thuê máy thi công bên ngoài về và thực hiện thi công công trình. Vậy đối với những công ty thuê máy thi công như vậy thì phải hạch toán chi phí thuê máy thi công thế nào? Khi hạch toán cần chú ý những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ sau đây.

Chi phí máy thi công bao gồm: Nhiên liệu, khấu hao máy, lương lái máy, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy. Do đó ta có các hồ sơ thủ tục như sau đây.

  • Thứ 1: Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua, …,PXK
  • Thứ 2: Sổ nhật trình máy [Bảng theo dõi ca xe máy]
  • Thứ 3: Định mức tiêu hao nhiên liệu [do giám đốc ban hành]
  • Thứ 1: TSCĐ phải thuộc quyền sở hữu của DN
  • Thứ 2: TSCĐ phải có hóa đơn chứng từ
  • Thứ 3: TSCĐ phải phục vụ thực tế thi công tại công trình
  • Thứ 4: TSCĐ phải khấu hao theo đúng khung quy định của Bộ tài chính
  • Thứ 1: Bạn cần lập Định mức nhiên liệu chính và ĐM hệ số nhiên liệu phụ
  • Thứ 2: Chúng ta cần căn cứ vào dự toán phần ca máy của các hạng mục tiến hành phân bổ chi phí nguyên liệu dầu nhớt, xăng theo định mức ca máy
  • Thứ 3: Lập nhật trình ca máy theo các hạng mục của dự toán
  • Thứ 4: Cuối tháng in ra ký tá đầy đủ làm căn cứ trình cơ quan thuế sau này

  • Hợp đồng thuê máy
  • Biên bản bàn giao máy
  • Hóa đơn
  • Chứng từ thanh toán
  • Nhật ký máy thi công
  • Định mức nguyên vật liệu máy thi công
  • Hợp đồng giao khoán ca máy thi công
  • Biên bản nghiệm thu ca máy
  • Biên bản thanh lý
  • Biên bản đối chiếu công nợ
  • Hóa đơn
  • Chứng từ thanh toán
  • Phân bổ chi tiết cho từng công trình và dự toán: trường hợp này không theo dõi NVL, Nhân công, và khấu hao
  • Hợp đồng thuê máy
  • Biên bản bàn giao máy
  • Hóa đơn
  • Chứng từ thanh toán
  • Biên bản nghiệm thu ca máy
  • Định mức nguyên vật liệu máy thi công [nếu công ty tự đổ]
  • Vì máy của công ty khác nên công ty không được tính chi phí khấu hao và không theo dõi lương lái máy

3. Hướng dẫn hạch toán

Có 2 trường hợp xảy ra khi tiến hành hạch toán chi phí thuê máy thi công:

  • TH1: Không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức Đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy [kể cả chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công].
  • TH2: Tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng

Hạch toán đối với trường hợp không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức Đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội

Bước 1: Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi: xuất theo định mức

  • Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công [6232 – Chi phí vật liệu]
  • Có TK 152,153: NVL,CCDC

Bước 2: Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi:

  • Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công [6231 – Chi phí nhân công]
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 111, 112, 331

Bước 3: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh [sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…], ghi:

  • Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công [6237]
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 111, 112, 331

Bước 4: Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, ghi:

  • Nợ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

Bước 5: Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy [chi phí thực tế ca xe, máy] tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

  • Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang [CP sử dụng máy thi công]
  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán [phần chi phí vượt trên mức bình thường]
  • Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.

Bước 6: Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:

  • Nợ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ [nếu được khấu trừ thuế GTGT]
  • Có TK 111, 112, 331

Tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng

Bước 1: Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:

  • Nợ TK 6238: Chi phí sử dụng máy thi công [Chi phí bằng tiền khác]
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ [1331] [nếu có]
  • Có TK 511: DT bán hàng và cung cấp dv [chi tiết cc dv trong nội bộ].
  • Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ

Bước 2: Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi:

  • Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công [6238 – Chi phí bằng tiền khác]
  • Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Bước 3: Hạch toán các chi phí liên quan tới hđ của đội xe, máy thi công, ghi:

  • Nợ TK 621, 622, 627
  • Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 214,…

Bài viết này hữu ích chứ?

Không

Misa giúp mình bài toán này: Công ty mình cho thuê thiết bị văn phòng [máy in và máy photocopy...], hàng tháng có phát sinh thêm một số vật tư [như mực, trống hình....]. cho thuê xe ô tô bên mình chịu xăng dầu.... hàng tháng xuất hóa đơn thanh toán. Misa giúp mình cách hoạch toán chi phí, khấu hao trong phần mềm. Bên mình đang dùng phần mềm Misa 2017 bản Standard.

Thanks!

Thưa anh/chị, Trường hợp đơn vị cho thuê hoạt động thì TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. - Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển... kế toán phản ánh như sau: Nợ TK chi phí: tập hợp chi phí cho thuê Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác Trường hợp cho thuê thiết bị thì các chi phí liên quan anh/chị hạch toán: Nợ TK chi phí/có TK 111, 112, 331

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Vậy để tiện theo dõi thì bên mình phải nâp cấp phần mềm để dùng phân hệ TSCD

Thưa anh/chị,
Trường hợp cần nâng cấp phần mềm, anh/chị có thể gửi thông tin Tên đơn vị, Địa chỉ,Tên và điện thoại người liên hệ gửi vào hòm thư đồng thời cc cho email để MISA chuyển thông tin cho bộ phận kinh doanh phụ trách địa bàn liên hệ và làm thủ tục nhé!
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Mình có 1 chứng từ bán hàng nhập sai hóa đơn cho đơn vị khách, giúp mình sửa lại cho đúng
Thanks!

Thưa anh/chị, Để MISA có căn cứ hỗ trợ, anh/chị vui lòng nói rõ hơn sai như thế nào và mong muốn chỉnh sửa cụ thể như thế nào nhé.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Mình xuất hóa đơn số 00001 cho đơn vị A nhưng khi nhập vào phần mềm thì nhầm sang đơn vị B

Thưa quý khách hàng, Nếu quý khách hàng mới nhập nhầm tên đối tượng vào phần mềm vui lòng mở chứng từ, nhấn bỏ ghi, sửa và sửa lại tên đối tượng

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!

A/c cho e hỏi: Công ty e cho thuê máy xúc khoảng 10 ngày, có xuất hóa đơn đầu ra thì mình phải hạch toán trên misa thế nào ak

Video liên quan

Chủ Đề