Hạch toán toàn ngành là gì

Là một kế toán viên thì phải nắm rõ được khái niệm hạch toán và hạch toán kế toán. Vậy hạch toán kế toán là gì? Có những loại hạch toán nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau cùng công ty TNHH Kế toán – Thuế FATO.

Hạch toán kế toán là gì?

Nội dung bài viết

Khái niệm chung về hạch toán

Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép lại quá trình tái sản xuất xã hội. Nhằm quản lý các hoạt động đó ngày một chặt chẽ hơn.

Khi hạch toán người ta thường sử dụng các loại thước đo sau:

– Thước đo hiện vật: đong, đo, đếm các đối tượng của hạch toán bằng các thước đo hiện vật như: cái, km, mét…

– Thước đo lao động: dùng để xác định thời gian lao động hao phí như ngày công, giờ công…

– Thước đo giá trị [tiền tệ]: tính được các chỉ tiêu tổng hợp.

Các loại hạch toán

Hiện nay có 03 loại hạch toán. Bao gồm: Hạch toán thống kê, hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ. Mỗi loại hạch toán này sẽ có những vai trò và chức năng khác nhau trong hoạt động quản lý tổ chức của doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể sử dụng hiệu quả trong quá trình quản lý đơn vị mình.

– Hạch toán nghiệp vụ: hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó.

– Hạch toán thống kê: là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

– Hạch toán kế toán: đối với khái niệm của loại này tương ứng với khái niệm của hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là chính là bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành kiểm soát các hoạt động kinh tế của Nhà nước cũng như ở từng doanh nghiệp. Đây cũng là nhu cầu khách quan và tồn tại trong tất cả các hình thái kinh tế – xã hội. Cùng với đó là sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Hạch toán kế toán cũng không ngừng phát triển, hoàn thiện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.

Hạch toán kế toán có vai trò gì trong quản lý

– Phục vụ cho các nhà quản lý kinh tế; quyết đinh nên sản xuất mặt hàng nào, nguyên liệu gì, mua từ đâu…

– Phục vụ các nhà đầu tư và các chủ nợ.

– Giúp nhà nước hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ.

Thông tin của hạch toán kế toán có những đặc điểm gì?

Đặc điểm thông tin của hạch toán kế toán

Các thông tin kế toán để có thể thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của hạch toán kế toán thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Phải phản ánh chính xác, trung thực và khách quan thực tế hoạt động của đơn vị.

– Phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra.

– Phản ảnh đầy đủ, toàn diện về mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.

– Đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, đồng thời phải so sánh được.

– Rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm cho các đối tượng sử dụng đều có thể nhận thức đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của đơn vị.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Hạch toán được hiểu là một quá trình có hệ thống bao gồm các công việc như: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm quản lý các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tổ chức một cách chặt chẽ và có hiệu quả.

Trong đó, hạch toán kế toán là loại hạch toán phản ánh chân thực tình hình tài sản và những biến động về tài sản khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh.

2. Ngày hạch toán kế toán thuế là ngày nào?

Kế toán thuế là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.

Trong đó, ngày hạch toán kế toán thuế được xác định là ngày hạch toán ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế.

Phân hệ kế toán thuế là một ứng dụng thuộc Hệ thống ứng dụng quản lý thuế để thực hiện công tác kế toán thuế theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC.

Cụ thể, thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế bao gồm các thông tin phản ánh số phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của từng cơ quan thuế [cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý khoản thu, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ] được thu thập từ việc tổng hợp các thông tin về số tiền thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của người nộp thuế trên Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế để hạch toán vào sổ kế toán thuế trên Phân hệ kế toán thuế.

[Khoản 2, 7 Điều 3; điểm a khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 12 Thông tư 111/2021/TT-BTC]

3. 04 nguyên tắc hạch toán theo kỳ kế toán thuế tại Thông tư 111/2021/TT-BTC

Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc hạch toán theo kỳ kế toán thuế như sau:

[1] Ngày hạch toán kế toán thuế được xác định là ngày hạch toán ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế.

[2] Ngày thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế phải đảm bảo nguyên tắc ngay trong ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế hoặc chậm nhất là ngày liền kề tiếp theo ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế.

Trừ ngày nghỉ theo quy định thì ngày thu thập thông tin là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

[3] Trường hợp trong thời gian lập báo cáo kế toán thuế phát sinh điều chỉnh các nghiệp vụ quản lý thuế đã được hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm trước, nếu thực hiện trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán quy định tại [1].

[4] Sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, việc điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế của năm trước chỉ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 và khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 111/2021/TT-BTC.

Kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể:

- Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.

- Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

[Khoản 1 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề