Hạn chế của chuyển giao công nghệ

Danh mục công nghệ cấm chuyển giao và hạn chế chuyển giao

  • 1. Chuyển giao công nghệ là gì?
  • 2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao
  • 3. Công nghệ hạn chế chuyển giao
  • 4. Công nghệ cấm chuyển giao
  • 5. Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • 6. Danh mục công nghệ cấm chuyển giao

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Luật chuyển giao công nghệ 2017 giải thích như sau:

Công nghệlà giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Chuyển giao công nghệlà chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao

Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

a] Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

b] Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

c] Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

d] Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

>> Xem thêm: Chuyển giao lại là gì ? Khái niệm về chuyển giao lại theo quy định pháp luật

Trường hợp đối tượng công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Công nghệ hạn chế chuyển giao

Điều 10 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định:

[i] Hạn chế chuyển giaocông nghệtừ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giaocông nghệtrongnướctrong trường hợp sau đây:

- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;

- Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;

- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;

- Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;

>> Xem thêm: Chuyển giao công nghệ là gì ? Quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ

- Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

[ii] Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:

- Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;

- Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

4. Công nghệ cấm chuyển giao

Điều 11 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định:

[i] Cấm chuyển giaotừ nước ngoàivào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ sauđây:

- Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;

- Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

>> Xem thêm: Luật khoa học công nghệ là gì ? Tìm hiểu về luật khoa học và công nghệ

- Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

[ii] Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

5. Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

DANH MỤC CÔNG NGHỆ HẠN CHẾ CHUYỂN GIAO
[Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ]

I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THVIỆT NAM

1. Công nghệ sản xuất đèn chiếu sáng bằng sợi đốt trong khí trơ.

2. Công nghệ sản xuất linh kiện điện tử chân không, linh kiện bán dẫn mức độ tích hợp thấp.

3. Công nghệ sản xuất các loại mạch in 1 lớp, 2 lớp.

4. Công nghệ truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh không tương thích tiêu chuẩn của DVB; công nghệ truyền hình tương tự.

>> Xem thêm: Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc Hội là gì ?

5. Công nghệ chế tạo, thiết kế hệ thống thông tin - tín hiệu bằng rơ le.

6. Công nghệ làm giàu các chất phóng xạ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

7. Công nghệ sản xuất thép bằng lò cảm ứng, lò chuyển, lò điện hồ quang dung lượng lò nhỏ dưới 70 tấn/mẻ.

8. Công nghệ luyện thép có dây chuyền cán không liên tục.

9. Công nghệ nhiệt điện sử dụng dầu, than.

10. Công nghệ làm sạch vỏ tàu bằng hạt Nix.

11. Công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

12. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng trắng.

13. Công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát có công suất nhỏ hơn 3 triệu m2/năm.

14. Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynel sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

>> Xem thêm: Quy định của Luật đất đai về một số loại đất đặc thù

15. Công nghệ sản xuất kính nổi có mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng như sau: Dầu FO lớn hơn 160 kg/tấn sản phẩm; dầu DO lớn hơn 0,5 kg/tấn sản phẩm; điện lớn hơn 100 KWh/tấn sản phẩm.

16. Công nghệ sản xuất phát sinh chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy [POPs].

17. Công nghệ sản xuất phân bón hóa học thông thường có công suất dưới 1.000 tấn/năm.

18. Công nghệ đồng phân hóa sử dụng các axit flohydric, axit sulfuric làm xúc tác.

19. Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi, trồng, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

20. Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại thạch tín [arsenic].

21. Công nghệ sản xuất các loại thuốc sát trùng gia dụng, thuốc diệt côn trùng, diệt chuột bằng phương pháp sinh học gây độc hại cho con người và môi trường.

22. Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa có nguy cơ xâm lấn chưa rõ nguồn gốc, đặc tính bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.

23. Công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng phương pháp biến đổi gen trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản.

24. Công nghệ sử dụng giống biến đổi gen.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ như thế nào?

25. Công nghệ sản xuất các giống cây trồng nhiễm sinh vật gây hại [sâu, bệnh] nặng.

26. Công nghệ sản xuất ván dăm, ván sợi theo phương pháp ướt/công suất nhỏ hơn 100.000 m3/năm.

27. Công nghệ sản xuất vật liệutrang sức đồ gỗ, bảo quản lâm sản chứa lưu huỳnh hoặc dư lượng hợp chất hữu cơ bay hơi hàm lượng cao.

28. Công nghệ nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy hải sản sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng chưa được phép sử dụng.

29. Công nghệ chế biến bột cá dạng hở không gây ô nhiễm môi trường.

30. Công nghệ in, đúc tiền; công nghệ sản xuất giấy in tiền, mực in tiền.

31. Công nghệ in tráng phim sử dụng hóa chất độc hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

32. Công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất phim, chiếu phim bằng chất liệu nhựa 35 mm.

33. Công nghệ tái chế dầu nhờnđã qua sử dụng bằng phương pháp xử lý nhiệt, hấp phụ và/hoặc dung môi.

34. Công nghệ hạn chế chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>> Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

II. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

1. Công nghệ sản xuất giống, nuôi, trồng sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực.

2. Công nghệ sản xuất, nhân, nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm hạn chế xuất khẩu.

3. Công nghệ sản xuất giống, các đối tượng sinh vật bản địa có nguồn gen quý, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm quốc gia, các đối tượng sinh vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, nguy cấp cần bảo vệ.

4. Công nghệ sản xuất thực phẩm thuộc ngành nghề truyền thống có sử dụng các chủng giống vi sinh vật có đặc tính quý hiếm.

5. Công nghệ chế biến sản phẩm nông sản, thủy sản, dược phẩm của Việt Nam có thương hiệu và giá trị gia tăng cao.

6. Công nghệ hạn chế chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

6. Danh mục công nghệ cấm chuyển giao

DANH MỤC CÔNG NGHỆ CẤM CHUYỂN GIAO
[Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ]

I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Công nghệ điều chế chất ma túy.

2. Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.

3. Công nghệ in, sắp chữ bằng bản chì.

4. Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch.

5. Công nghệ điện phân dùng điện cực thủy ngân.

6. Công nghệ sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng quy mô nhỏ.

7. Công nghệ sản xuất sơn chống hà sử dụng thủy ngân.

8. Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS.

9. Công nghệ DECT sử dụng tần số không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.

10. Công nghệ sản xuất modem tương tự và dial-up, ADSL.

>> Xem thêm: Khu công nghệ cao là gì ? Quy định pháp luật vê khu công nghệ cao

11. Công nghệ thông tin di động CDMA 2000-1X.

12. Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ analog.

13. Công nghệ vô hiệu hóa chức năng an toàn thông tin hoặc tấn công/xâm nhập hệ thống thông tin trừ trường hợp phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh.

14. Công nghệ phá sóng, chèn sóng vô tuyến điện [trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh].

15. Công nghệ chặn thu, giải mã các hệ thống thông tin [trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh].

16. Công nghệ vô hiệu hóa các thiết bị ghi âm, ghi hình, đo, đếm, tính tải trọng, tốc độ phương tiện giao thông, trừ trường hợp phục vụ nhu cầu an ninh.

17.Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị đo, đếm, tính lượng điện năng sử dụng.

18. Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị tính thời gian sử dụng điện thoại.

19. Công nghệ sản xuất động cơ 2 kỳ dùng cho xe cơ giới.

20. Công nghệ sản xuất xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 và không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

>> Xem thêm: Chính sách khoa học công nghệ là gì ? Nội dung chính sách khoa học, công nghệ trong hiến pháp ?

21. Công nghệ động cơ điện sức kéo dùng điện 1 chiều đối với đầu máy toa xe đường sắt.

22. Công nghệ sử dụng mạch điện đường ray đối với hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu trên đường sắt đô thị.

23. Công nghệ có hệ thống cung cấp điện sức kéo cấp điện áp 3kV một chiều đối với đường sắt.

24. Công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa nổ bằng phương pháp thủ công.

25. Công nghệ sản xuất các loại vũ khí, khí tài, vật liệu nổ các loại trừ vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật quốc phòng, an ninh [trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh].

26. Công nghệ chế tạo công cụ hỗ trợ, phương tiện, phần mềm có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị phát hiện việc truy cập, đánh cắp dữ liệu mạng máy tính điện tử [trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu an ninh, quốc phòng, an ninh].

27. Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị kiểm tra, phát hiện vũ khí, vật liệu nổ, ma túy và đồ vật nguy hiểm khác [trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh].

28. Công nghệ tuyển, luyện kim, tinh chế kim loại, sản xuất vật liệu sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

29. Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.

30. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt.

31. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng Amfibole [Amiăng nâu và xanh].

32. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay có công suất lò nung nhỏ hơn 4.000 tấn clanhke/ngày.

33. Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng, lò vòng cải tiến [kiểu lò Hoffman] sử dụng nhiên liệu hóa thạch [than, dầu, khí].

34. Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải.

35. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại bằng công nghệ một buồng và hai buồng có nhiệt độ khói buồng 2 thấp hơn 1200°C.

36. Công nghệ sử dụng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có quy mô công suất nhỏ hơn 300 kg/h.

37. Công nghệ sản xuất keo gỗ và chất phụ gia có hại cho sức khỏe và môi trường Urea-Formaldehyde, keo Phenol-Formaldehyde, sản phẩm có hàm lượng Formaldehyde tự do vượt quá giới hạn [Formaldehyde class > E2].

38. Công nghệ nhân giống cây trồng, gây trồng, sử dụng các loài sinh vật ngoại lai [động vật, thực vật và vi sinh vật] thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

39. Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

40. Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

41. Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK theo phương pháp thủ công [chảo quay, trộn thô].

42. Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại cho sức khỏe và môi trường Pentachlorophenol [PCP], Dichloro Diphenyl Trichloroethane [DDT].

43. Công nghệ sản xuất axit sulfuric bằng phương pháp tiếp xúc đơn, hấp thụ đơn.

44. Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC.

45. Công nghệ sử dụng các hợp chất hữu cơ khó phân hủy POPs.

46. Công nghệ sử dụng thủy ngân nằm trong công ước hạn chế thủy ngân Minamata.

47. Công nghệ thi công nền mặt đường sử dụng các hóa chất, phụ gia độc hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

48. Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. CÔNG NGHCHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

1. Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề