Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có axit làm xúc tác

Chất béo, khi bị oxi hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn so với chất đạm và chất bột và là một thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.

Vậy chất béo có tính chất hóa học và tính chất vật lý quan trọng nào? thành phần cấu tạo của chất béo ra sao, có ứng dụng và vai trò như thế nào với con người? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Chất béo có từ đâu?

Bạn đang xem: Chất béo, Tính chất hóa học, thành phần cấu tạo, vai trò và ứng dụng của chất béo – Hóa 9 bài 47

– Chất béo là thành phần chính của mỡ, dầu ăn,… có trong cơ thể động vật và thực vật [quả và hạt].

Thực phẩm giàu chất béo

II. Tính chất vật lý của chất béo

– Mỡ ở thể rắn, còn dầu ở thể lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa,…

III. Thành phần cấu tạo của chất béo

– Đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao thu được glixerol [glixerin] và các axit béo.

– Glixerol có công thức cấu tạo là:

 Viết gọn là: C3H5[OH]3

– Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là [R-COO]3C3H5. Trong đó R có thể là C17H35– ; C17H33– ; C15H31– ; …

IV. Tính chất hóa học quan trọng của chất béo

• Chất béo phản ứng thủy phân trong môi trường axit

 [RCOO]3C3H5  +  3H2­O 

  3RCOOH  +  C3H5[OH]3

  Chất béo                               Axit béo       Glixerol

Chất béo phản ứng thủy phân trong  môi trường kiềm [phản ứng xà phòng hóa].

 [RCOO]3C3H5  +  3NaOH

 3RCOONa  +  C3H5[OH]3

V. Vai trò và ứng dụng của chất béo

– Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật

– Chất béo rất giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, E, D, K,…

– Dùng làm điều chế sản xuất xà phòng và glixerol

VI. Bài tập chất béo

* Bài 1 trang 147 SKG Hóa 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Dầu ăn là este.

B. Dầu ăn là este của glixerol.

C. Dầu ăn là một este của glixerol và axit béo.

D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

° Lời giải bài 1 trang 147 SGK Hóa 9:

 ◊ Chọn đáp án: D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

* Bài 2 trang 147 SKG Hóa 9: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách đặt những từ thích hợp vào chỗ trống:

a] Chất béo … tan trong nước nhưng … trong benzen, dầu hỏa.

b] Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng … este trong môi trường … tạo ra … và …

c] Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng … nhưng không phải là phản ứng …

° Lời giải bài 2 trang 147 SGK Hóa 9:

a] Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hỏa.

b] Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm tạo ra gilxerol và các muối của axit béo.

c] Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thủy phân nhưng không phải là phản ứng xà phòng hóa.

* Bài 3 trang 147 SKG Hóa 9: Hãy chọn những phương pháp có thể làm sạch vết dần ăn dính vào quần áo.

a] giặt bằng nước.

b] giặt bằng xà phòng.

c] tẩy bằng cồn 96o.

d] tẩy bằng giấm.

e] tẩy bằng xăng.

° Lời giải bài 3 trang 147 SGK Hóa 9:

– Các phương pháp đúng là b, c, e. Vì xà phòng, cồn 96o, xăng hào tan được dầu ăn. Nước không hòa tan dầu ăn. Giấm tuy hòa tan dầu ăn nhưng phá hủy quần áo.

* Bài 4 trang 147 SKG Hóa 9: Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo.

a] Tính m.

b] Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết ,muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng.

° Lời giải bài 4 trang 147 SGK Hóa 9:

a] Phản ứng thủy phân chất béo bằng kiềm [phản ứng xà phòng hóa]:

– Chất béo + Natri hiđroxit → Glixerol + Hỗn hợp muối natri.

– Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

 mmuối = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86kg.

b] Khối lượng xà phòng bánh thu được:

– Gọi khối lượng xà phòng thu được là x [kg], ta có muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng nên:

 

.100% = 60%  

– Vậy khối lượng xà phòng thu được là 14,767[kg].

Hy vọng với bài viết về Chất béo, Tính chất hóa học, thành phần cấu tạo, vai trò và ứng dụng của chất béo giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 [Phần 2]

Đề cương ôn thi Hóa 9 kì 2

1 280

Tải về Bài viết đã được lưu

Đề cương ôn tập kì 2 Hóa 9

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn luyện, làm quen cấu trúc đề thi học kì 2 lớp 9 VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 [Phần 2] kết hợp cả lý thuyết kèm bài tập tự luận.

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9
  • Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm học 2019 - 2020

Bộ đề ôn thi học kì 2 lớp 9 online môn hóa được xây dựng nội dung theo chương trình học lớp 9, các em học sinh có thể trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả bài làm của mình sau khi làm xong.

  • Phản ứng lên men giấm là

    • A. C2H6O + H2O

      CH3COOH + H2O.

    • B. C2H5OH CH3 COOH + H2O.

    • C. C2H5OH + O2 CH3COOH.

    • D. C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O.

  • Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là [ không xảy ra phản ứng hóa học với nhau]

    • A. CH3COOH và NaOH.

    • B. CH3COOH và H3PO4.
    • C. CH3COOH và Ca[OH]2.
    • D. CH3COOH và Na2CO3.

  • Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca[OH]2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

    • A. làm quỳ tím hóa xanh.
    • B. làm quỳ tím hóa đỏ.
    • C. không làm quỳ tím đổi màu.
    • D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

  • Cho dung dịch chứa 10 gam CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là

    • A. CH3COOK và KOH.
    • B. CH3COOK và CH3COOH.
    • C. CH3COOK.
    • D. CH3COOK, CH3COOH và KOH.

  • Cho axit axetic tác dụng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng. Sau phản ứng thu được 44 gam etyl axetat. Khối lượng CH3COOH và C2H5OH đã phản ứng là

    • A. 60 gam và 46 gam.
    • B. 30 gam và 23 gam.
    • C. 15 gam và 11,5 gam.
    • D. 45 gam và 34,5 gam.

  • Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra [đktc] là

    • A. 0,56 lít.
    • B. 4,48 lít.
    • C. 2,24 lít.
    • D. 3,36 lít

  • Cho 30 gam axit axetic CH3COOH tác dụng với rượu etylic dư có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác [hiệu suất 100%]. Khối lượng etyl axetat tạo thành là

    • A. 33 gam.
    • B. 44 gam.
    • C. 55 gam.
    • D. 66 gam.

  • Hòa tan 20 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra [đktc] là

    • A. 2,24 lít.
    • B. 3,36 lít.
    • C. 4,48 lít.
    • D. 5,60 lít.

  • Cho dung dịch chứa10 gam hỗn hợp C2H5OH và CH3COOH tác dụng với Zn dư thu được 1,12 lít khí H2 [đktc]. Thành phần phần trăm theo khối lượng của rượu etylic và axit axetic lần lượt là

    • A. 30% và 70%.
    • B. 40% và 60%.
    • C. 70% và 30%.
    • D. 60% và 40%.

  • Chọn câu đúng trong các câu sau

    • A. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH tác dụng được với KOH.
    • B. Những chất có nhóm –OH tác dụng được với K.
    • C. Những chất có nhóm –COOH tác dụng với KOH nhưng không tác dụng với K.
    • D. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH cùng tác dụng với K và KOH

  • Cho sơ đồ sau:

    • A. C2H6, C2H5OH.
    • B. C2H5OH, CH3COONa.
    • C. C2H5OH, CH3COOH.
    • D. C2H4, C2H5OH.

  • Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được

    • A. glixerol và một loại axit béo.
    • B. glixerol và một số loại axit béo.
    • C. glixerol và một muối của axit béo.
    • D. glixerol và xà phòng

  • Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

    • A. glixerol và muối của một axit béo.
    • B. glixerol và axit béo.
    • C. glixerol và xà phòng.
    • D. glixerol và muối của các axit béo

  • Chất nào sau đây không phải là chất béo?

    • A. [C17H35COO]3C3H5.
    • B. [C15H31COO]3C3H5.
    • C. [C17H33COO]3C3H5.
    • D. [CH5COO]3C3H5.

  • Một chất béo có công thức [C17H35COO]3C3H5 có phân tử khối là

    • A. 890 đvC.
    • B. 423 đvC.
    • C. 372 đvC.
    • D. 780 đvC.

  • Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có axit làm xúc tác

    • A
    • B
    • C
    • D

  • Tính khối lượng [C17H35COO]3C3H5 tối thiểu để điều chế 1 tấn C17H35COONa dùng làm xà phòng, biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

    • A. 1,2 tấn.
    • B. 1,25 tấn.
    • C. 1,3 tấn.
    • D. 1,212 tấn.

  • Có ba lọ không nhãn đựng: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây?

    • A. Dùng quỳ tím và nước.
    • B. Khí cacbon đioxit và nước.
    • C. Kim loại natri và nước.
    • D. Phenolphtalein và nước

  • Ba gói bột màu trắng là glucozơ, tinh bột và saccarozơ. Có thể nhận biết bằng cách nào sau đây?

    • A. Dung dịch brom và Cu[OH]2.
    • B. Dung dịch NaOH và dung dịch iot.
    • C. Hoà tan vào nước và dung dịch HCl.
    • D. Hoà tan vào nước và cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

  • Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 4,48 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là

    • A. 46 gam.
    • B. 2,3 gam.
    • C. 6,4 gam.
    • D. 4,6 gam

  • Chọn câu đúng nhất.

    • A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.
    • B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.
    • C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
    • D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

  • Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

    • A. tơ tằm, bông vải.
    • B. tơ tằm, sợi đay.
    • C. bông vải, sợi đay.
    • D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

  • Trong phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột của cây xanh thì

    • A. số mol H2O bằng số mol CO2.
    • B. số mol H2O bằng số mol tinh bột.
    • C. số mol CO2 bằng số mol O2.
    • D. số mol CO2 bằng số mol tinh bột.

  • Dấu hiệu để nhận biết protein là

    • A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
    • B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
    • C. thủy phân trong dung dịch axit.
    • D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng

  • Aminoaxit [A] chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit là

    • A. C3H7O2N.
    • B. C4H9O2N.
    • C. C5H11O2N.
    • D. C6H13O2N.

  • Monome nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE?

    • A. Metan.
    • B. Etilen.
    • C. Axetilen.
    • D. Vinyl clorua

  • Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là [Hiệu suất phản ứng là 90%]

    • A. 1 tấn.
    • B. 0,9 tấn.
    • C. 0,1 tấn.
    • D. 1,11 tấn

  • Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90 % thì khối lượng polietilen thu được là

    • A. 0,5 tấn.
    • B. 5 tấn.
    • C. 4,5 tấn.
    • D. 0,45 tấn.

  • Đốt cháy hết x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH [giả sử hiệu suất phản ứng là 100%]. Khối lượng este thu được là

    • A. 9 gam.
    • B. 10 gam.
    • C. 11 gam.
    • D. 12 gam

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề