Hay nếu các dấu hiệu của vi phạm pháp luật cho ví dụ

Ở một xã hội nào cũng đều tồn tại những chuẩn mực đạo đức nhất định, mọi cá thể trong xã hội phải tuân theo những quy chuẩn nhất định đã được đặt ra. Khái niệm vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Các dấu hiệu, cấu thành vi phạm pháp luật ra sao? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Vi phạm pháp luật là từ dùng để chỉ những hiện tượng đi lệch với chuẩn mực xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và gây ra hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội.

Vi phạm pháp luật là gì?

Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi của một hay nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các quy định của pháp luật. Những hành vi cố ý hoặc không cố ý thực hiện những điều cấm của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng khác, xâm phạm đến trật tự an ninh của xã hội.

Các hành vi vi phạm pháp luật rất đa dạng, được thực hiện với nhiều động cơ khác nhau, mục đích khác nhau. Việc xác định các hành vi vi phạm tùy vào mặt khách quan, mặt chủ quan và khách thể, chủ thể của hành vi.

Hành vi của người phạm tội bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động, là hành vi trái pháp luật, nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội.

Chủ thể phải tuân thủ những quy định do nhà nước đặt ra, pháp luật dùng để điều chỉnh hành vi của con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Do đó, những hành vi trái với quy định sẽ bị ngăn cấm và là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

>> Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Là hành vi trái với quy định của pháp luật, được thể hiện thông qua việc thực hiện không đúng những hành vi được cho phép thực hiện, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những hành vi bắt buộc hoặc thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con người trong một xã hội nhất định, được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý là khi người đó đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý do luật quy định và có đầy đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp luật khác nhau.

Lỗi là một trong những yếu tố để xác định mức độ của hành vi vi phạm, bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm là kết quả của việc chủ thể tự lựa chọn, quyết định và thực hiện gây nên hậu quả ảnh hưởng đến xã hội.

Mặt khách quan bao gồm các hành vi trái pháp luật dẫn đến hậu quả do hành vi đó gây ra. Bao gồm các yếu tố có thể nhận biết được như thời gian, địa điểm, thủ đoạn, công cụ…. thực hiện hành vi vi phạm.

Giữa hành vi phạm tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả của hành vi là xâm hại đến các mối quan hệ xã hội khác, gây ra những thiệt hại cụ thể và những thiệt hại mang tính trừu tượng.

Mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ và mục đích của hành vi vi phạm.

Có lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả. Những lỗi cố ý thường xuất phát từ những động cơ vi phạm đã được định trước của người phạm tội, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra và hậu quả là mục đích của người phạm tội mong muốn xảy ra hoặc đã nhận thức được từ trước.

Chủ thể của hành vi vi phạm là một hay nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, có năng lực hành vi đầy đủ nhưng thực hiện hành vi vi phạm.

Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và đảm bảo nhưng bị những hành vi vi phạm xâm hại. Một hành vi vi phạm có thể xâm hại một hoặc nhiều khách thể.

Những hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật Hình sự. Những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải chịu hậu quả pháp lý về hành vi mà mình gây ra. Mục đích là để răn đe, giáo dục người phạm tội và cưỡng chế người phạm tội bằng những biện pháp ngăn chặn.

Có mấy loại vi phạm pháp luật?

Chủ thể trong vi phạm hành chính là nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính. Hình thức xử lý là chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền những chủ thể vi phạm nghĩa vụ hành chính do pháp luật hành chính quy định.

Vi phạm dân sự được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự, được quy định ở pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự thường mang tính tài sản, người phạm tội phải bù đắp về tổn thất vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. Buộc người phạm tội phải có những trách nhiệm khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác.

Thông thường được áp dụng trong phạm vi cơ quan, tổ chức. Bao gồm các hình thức xử lý như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức nhằm mục đích đảm bảo trật tự cho nội bộ của tổ chức, cơ quan.

– Về vi phạm dân sự: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng, quyền tác giả,…

– Về vi phạm hình sự: giết người, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng,….

– Về vi phạm hành chính: trốn thuế, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước,…

– Về vi phạm kỷ luật: vi phạm nội quy của cơ quan, tổ chức, không chấp hành đúng và đủ trách nhiệm của người lao động,…

Qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng, quý đọc giả đã hiểu rõ hơn về khái niệm vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật. Mọi thắc mắc liên quan tới pháp luật cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua số điện thoại [028] 6650 6738 – [028] 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Vi phạm pháp luật là gì? Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào? Là những nội dung sẽ được LuatVietnam làm rõ trong bài viết dưới đây.

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn giải quyết, có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hành vi này xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một số ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật phổ biến như:

- Buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy;

- Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái khi tham gia giao thông;

- Lấn chiếm đất đai của nhà hàng xóm, đất công ích của xã…

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có NLTN pháp lý thực hiện [Ảnh minh họa]

2. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào?

Từ cách hiểu nêu trên, có thể nhận thấy các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm:

- Là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:

Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập quán…

Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi này phải gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ.

- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:

Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.

- Là hành vi có lỗi của chủ thể:

Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi tức yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.

Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:

Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:

+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của cha mẹ với con cái; quan hệ hôn nhân gia đình,…

+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn,…

Một số ví dụ về vi phạm pháp luật và các vi phạm khác:

- Vi phạm pháp luật:

+ Hành vi giết người; Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

+ Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà.

-Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi…

- Vi phạm khác:

- Sống không trung thực, lừa dối cha mẹ, bạn bè;

- Thờ ơ trước nỗi đau của người khác…

3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm những gì?

Vi phạm pháp luật nói chung được cấu thành bởi 04 yếu tố sau:

- Mặt khách quan:

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật gồm: Hành vi trái pháp luật; sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại cho xã hội; thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm.

- Mặt chủ quan:

Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. Trong đó:

+ Lỗi là trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình và trong chính hành vi đó tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp. Lỗi được chia thành hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

+ Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật hướng tới, mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Mặt chủ thể:

Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Mặt khách thể:

Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

Trên đây là giải đáp về vi phạm pháp luật là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề