Hay nêu thành phần cơ bản của máy tính

Sơ đồ các thành phần linh kiện máy tính

– Thùng máy: là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, Mainboard, Card v.v… có tác dụng bảo vệ máy tính. – Bộ nguồn: là nơi cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính. – Mainboard [Bo mạch chủ]: Bảng mạch chính của máy vi tính, có chức năng trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất. – CPU [Central Processing Unit]: Bộ vi xử lý chính của máy tính. CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính.

– Bộ nhớ trong [ROM, RAM]: Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU, nó giao tiếp với CPU không qua một thiết bị trung gian.

– Bộ nhớ ngoài: là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao gồm các loại: đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM, v.v… Khi giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian [thường là RAM]. – Màn hình [Monitor]: Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính. – Bàn phím [Keyboard]: Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính. – Chuột [Mouse]: Thiết bị điều khiển trỏ giao diện trực tiếp với người sử

dụng.

– Máy in [Printer]: Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng nhất.

– Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy Fax,… phục vụ cho việc lắp đặt mạng máy tính và các chức năng khác.

Tags: thành phần máy tính

Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Đề bài

Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Lời giải chi tiết

Các thành phần cơ bản của mạng máy tính:

- Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,... kết nối với nhau tạo thành mạng;

- Môi trường truyền dẫn [các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,...] cho phép các tín hiệu truyền qua đó;

- Các thiết bị kết nối mạng [hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch,...] cùng môi trường truyền dẫn có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng.

- Giao thức truyền thông [protocol] là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

Loigiaihay.com

Bài 1. Từ mạng máy tính đến mạng máy tính – Câu 2. Trang 10 Sách Giáo Khoa [SGK] Tin Học 9. Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Các thành phần cơ bản cỉa mạng máy tính:

– Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in… kết nối với nhau tạo thành mạng;

– Môi trường truyền dẫn [các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh…] cho phép các tín hiệu truyền qua đó;

Quảng cáo

– Các thiết bị kết nối mạng [hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch…] cùng môi trường truyền dẫn có nhiêmh vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng

– Giao thức truyền thông [protocol] là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

Mạng máy tính là gì? các thành phần của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính được thiết lập bằng cách kết nối hai hoặc nhiều máy tính và các thiết bị phần cứng hỗ trợ khác thông qua các kênh giao tiếp được gọi là mạng máy tính. Nó cho phép các máy tính giao tiếp với nhau và chia sẻ lệnh, dữ liệu, v.v., bao gồm cả tài nguyên phần cứng và phần mềm.

Tác dụng của mạng máy tính

  • Nó cho phép bạn chia sẻ các tài nguyên như máy in, máy quét, v.v.
  • Bạn có thể chia sẻ phần mềm và cơ sở dữ liệu đắt tiền giữa những người dùng mạng.
  • Nó tạo điều kiện giao tiếp từ máy tính này sang máy tính khác.
  • Nó cho phép trao đổi dữ liệu và thông tin giữa những người dùng thông qua một mạng.

Các thành phần cơ bản của mạng máy tính

  1. Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,… kết nối với nhau tạo thành mạng;
  2. Môi trường truyền dẫn [các loại dây dẫn,dây cáp mạng, sóng điện từ, sóng wifi, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,…] cho phép các tín hiệu truyền qua đó;
  3. Các thiết bị kết nối mạng [hay gọi là thiết bị mạng: router, hub, switch,…] cùng môi trường truyền dẫn có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng.
  4. Giao thức truyền thông [protocol] là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

Các kiểu mạng máy tính phổ biến

  • Mạng cục bộ [LAN]
  • Mạng khu vực đô thị [MAN]
  • Mạng diện rộng [WAN]

Mạng cục bộ [LAN]

Như tên cho thấy, mạng cục bộ là mạng máy tính hoạt động trong một khu vực nhỏ, tức là nó kết nối các máy tính trong một khu vực địa lý nhỏ như trong văn phòng, công ty, trường học hoặc bất kỳ tổ chức nào khác. Vì vậy, nó tồn tại trong một khu vực cụ thể, ví dụ như mạng gia đình, mạng văn phòng, mạng trường học, v.v.

Tìm hiểu chi tiết tại: mạng LAN là gì

Mạng khu vực đô thị [MAN]

MAN là mạng tốc độ cao trải rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn như thành phố hoặc thị trấn tàu điện ngầm. Nó được thiết lập bằng cách kết nối các mạng cục bộ sử dụng bộ định tuyến và đường dây tổng đài điện thoại nội hạt. Nó có thể được điều hành bởi một công ty tư nhân, hoặc nó có thể là một dịch vụ được cung cấp bởi một công ty như công ty điện thoại địa phương.

MAN là lý tưởng cho những người ở một khu vực tương đối lớn muốn chia sẻ dữ liệu hoặc thông tin. Nó cung cấp thông tin liên lạc nhanh chóng qua các sóng mang tốc độ cao hoặc các phương tiện truyền dẫn như đồng, sợi quang và vi sóng. Các giao thức thường được sử dụng cho MAN là X.25, Frame Relay, Chế độ truyền không đồng bộ [ATM], xDSL [Đường thuê bao kỹ thuật số], ISDN [Mạng kỹ thuật số dịch vụ tích hợp], ADSL [Đường dây thuê bao kỹ thuật số không đối xứng], v.v.

Khu vực được bao phủ bởi MAN lớn hơn LAN nhưng nhỏ hơn WAN. Mạng lưới của nó trải dài từ 5 đến 50 km. Hơn nữa, nó cũng cung cấp các đường lên để kết nối mạng LAN với WAN và internet. Một tổ chức có thể sử dụng MAN để kết nối tất cả các mạng LAN của mình đặt tại các văn phòng khác nhau trên toàn thành phố.

Ví dụ về MAN:

  • Mạng truyền hình cáp
  • Dịch vụ điện thoại cung cấp cung cấp đường dây DSL tốc độ cao
  • IEEE 802.16 hoặc WiMAX
  • Các trạm cứu hỏa được kết nối trong một thành phố
  • Các chi nhánh được kết nối của một trường học trong thành phố

Mạng diện rộng [WAN]

WAN mở rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn. Nó không giới hạn trong một văn phòng, trường học, thành phố hoặc thị trấn và chủ yếu được thiết lập bằng đường dây điện thoại, cáp quang hoặc liên kết vệ tinh. Nó chủ yếu được sử dụng bởi các tổ chức lớn như ngân hàng và các công ty đa quốc gia để giao tiếp với các chi nhánh và khách hàng của họ trên toàn thế giới. Mặc dù có cấu trúc tương tự như MAN nhưng nó khác MAN về phạm vi hoạt động của nó, ví dụ: MAN bao phủ lên đến 50 km, trong khi WAM bao gồm các khoảng cách lớn hơn 50 km, ví dụ: 1000 km hoặc hơn.

Mạng WAN hoạt động bằng cách sử dụng giao thức TCP / IP kết hợp với các thiết bị mạng như bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, tường lửa và modem. Nó không kết nối các máy tính cá nhân; đúng hơn, chúng được thiết kế để liên kết các mạng nhỏ như LAN và MAN để tạo ra một mạng lớn. Internet được coi là mạng WAN lớn nhất trên thế giới vì nó kết nối nhiều mạng LAN và MAN khác nhau thông qua các ISP.

Nguồn: Mạng máy tính là gì? các thành phần của mạng máy tính

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Được mệnh danh là “cỗ máy thông minh” của toàn nhân loại, máy tính đã trở thành công cụ đắc lực với mọi người dùng, từ học sinh/sinh viên cho đến nhân viên văn phòng, công nhân viên chức. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết các thành cơ bản của máy tính, cũng như cách thức chúng vận hành.

Giới thiệu đôi nét với máy tính

Máy tính là gì?

Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính là lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng máy tính, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi Email, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,…

Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng máy tính để: chỉnh sửa hoặc tạo bảng tính, bản trình bày hoặc video.

Kể từ khi ra đời, máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đóng vai trò như một công cụ phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí, máy tính chính “cộng sự” hoàn hảo của con người.

Hai yếu tố không thể thiếu của máy tính

Trước khi tìm hiểu về các loại máy tính khác nhau, Tino Group sẽ đề cập về hai yếu tố quan trọng mà bất kỳ máy tính nào cũng phải có, đó chính là: phần cứng và phần mềm.

Phần cứng [Computer Hardware]

Bao gồm các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, nghĩa là người dùng có thể cầm nắm hoặc chạm vào. Đây còn là các thiết bị điện tử chính yếu để cấu tạo nên một chiếc máy tính. Chẳng hạn như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,…

Phần mềm [Computer Software]

Bao gồm toàn bộ mã lập trình [Programming code] được cài đặt trong ổ cứng máy tính hoặc mainboard. Phần mềm có khả năng ra lệnh để máy tính thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Máy tính có những loại nào?

Khi nhắc đến cụm từ máy tính, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một chiếc máy tính cá nhân như: máy tính để bàn [desktop] hoặc máy tính xách tay [laptop]. Trên thực tế, máy tính có nhiều loại khác nhau về kích cỡ, tính năng và cách thức sử dụng.

Máy tính để bàn [Desktop]

Máy tính để bàn được sử dụng rộng tại tại các cơ quan, văn phòng, trường học hoặc nhà riêng. Các bộ phận cấu tạo nên máy tính để bàn bao gồm: màn hình, bàn phím, chuột và vỏ máy tính. Cũng như tên gọi của mình, máy tính để bàn được thiết kế cố định tại một vị trí nhất định, thuận lợi cho quá trình làm việc của người dùng.

Máy tính xách tay [Laptop]

Loại máy tính quen thuộc và phổ biến tiếp theo chính là máy tính xách tay hay còn được gọi là laptop. Khác với máy tính bàn, máy tính xách tay linh động hơn vì có thể sử dụng được mọi lúc, mọi nơi, thuận tiện di chuyển. Ngoài ra, máy tính xách tay tiếp nhận năng lượng bằng pin.

Máy tính bảng

Đây là loại máy tính thông minh, ra đời trong thời đại công nghệ số, kỹ thuật số. Khác với các loại máy tính truyền thống, ưu điểm của máy tính bảng là tinh gọn và tối ưu. Không cần sự hỗ trợ từ chuột và bàn phím, máy tính bảng sử dụng màn hình cảm ứng để nhập và điều hướng hoạt động.

Máy chủ

Máy chủ là một hệ thống các máy tính cung cấp thông tin cho những máy tính khác thông qua Internet. Ví dụ: Khi sử dụng Internet, bạn có thể xem thông tin được lưu trữ trên máy chủ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng máy chủ tệp cục bộ để lưu trữ và chia sẻ tệp trong nội bộ.

Các loại máy tính khác

Những thiết bị điện tử bạn sử dụng hằng ngày về cơ bản cũng là một dạng máy tính chuyên dụng, chẳng hạn như: smartphone, wearables, máy chơi game, tivi,…

5 thành phần cơ bản của máy tính

#1. Bộ xử lý trung tâm [CPU]

Nếu máy tính được ví như cơ thể người thì CPU đóng vai trò là bộ não của máy tính. Chức năng của CPU là: xử lý dữ liệu, điều khiển thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

CPU được cắm trực tiếp với bo mạch, có khả năng giao tiếp với tất cả các thành phần khác của máy tính. Khi người dùng viết một dòng mã như: Python, Java C++,…, chúng sẽ được chia nhỏ thành hợp ngữ giúp bộ xử lý có thể hiểu được.

Một máy tính có thể hoạt động tốt phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU. Đơn vị đo tốc độ của CPU là Hertz [Hz] hoặc Gigahertz [GHz].

#2. Bo mạch chủ [Mainboard]

Nếu CPU đóng vai trò là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có khả năng nối kết các linh kiện và các thiết bị bên ngoài theo một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của bo mạch chủ được chứa trong một chipset tích hợp. Đây là nơi các thiết bị đầu vào và ra được cấm vào. Ngoài ra, bo mạch chủ là nhân tố giúp máy tính điều khiển đường đi và tốc độ của dữ liệu. Đặc biệt, đây còn là thành phần quyết định tuổi thọ của máy tính.

#3. Bộ xử lý đồ họa [GPU]

Đây được xem là thành phần cực kỳ “ám ảnh” đối với các game thủ vì chúng có khả năng giúp máy tính tạo ra những hình ảnh cao cấp nhất [hình ảnh trong các loại trò chơi điện tử].

Bên cạnh trò chơi điện tử, bộ xử lý đồ họa cũng rất có ích cho những nhà sáng lập mô hình 3D, thiết kế nội thất,… Tóm lại, thành phần này có chức năng xử lý tất tần tật những gì liên quan đến hình ảnh, video hiển thị trên màn hình.

#4. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM]

Thành phần này có khả năng thiết lập một không gian nhớ tạm giúp máy tính hoạt động. Mặc dù có tên gọi là bộ nhớ nhưng RAM sẽ không lưu trữ dữ liệu khi người dùng tắt máy. Vì vậy, RAM còn được gọi là bộ nhớ “dễ bay hơi”.

Vai trò của RAM là tạm ghi nhớ những nhiệm vụ cần làm để CPU xử lý nhanh hơn. Thông thường, tốc độ truy xuất trên RAM sẽ cao hơn so với ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác như: đĩa quang, thẻ nhớ.

Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của RAM là Gigabyte [GB], trong đó 1GB tương đương với 1 tr Byte. Những máy tính hiện đại có dung lượng ít nhất là 2 – 4GB RAM, các loại máy cao cấp hơn thì dung lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc hơn thế nữa.

Thành phần của RAM là những water silicon mỏng, được bao bọc bởi chip gốm và được gắn trên bảng mạch.

#5. Ổ cứng [HDD, SSD]

Thành phần cuối cùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính đó chính là ổ cứng. Đây được xem là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của người dùng. Những loại máy tính hiện đại sử dụng ổ đĩa cứng [HDD] hoặc ổ cứng thể rắn [SSD].

Khác với bộ nhớ tạm RAM, ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu dù bạn bật hay tắt máy tính. Khi máy tính khởi động, hệ điều hành và ứng dụng từ ổ cứng sẽ được chuyển sang bộ nhớ RAM để chạy.

Đơn vị đo dung lượng lưu trữ của ổ cứng là Gigabyte [GB]. Thông thường, một ổ cứng có thể chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte [1.000GB].

Trên đây là những thành phần cơ bản nhất của máy tính, hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “người cộng sự” đắc lực của mình.

Những câu hỏi thường gặp về máy tính

Giữa HDD và SSD thì chắc chắn SSD sẽ tốt hơn. Loại ổ cứng này khá hiện đại, chúng sử dụng các chip ghi nhớ, không sử dụng đĩa kim loại như HDD. Vì vậy, SSD có tốc độ đọc và ghi nhanh hơn, hoạt động yên tĩnh và có độ bền cao hơn so với HDD. Tuy nhiên, máy tính sử dụng ổ cứng SSD tương đối đắt, thế nên nhiều người dùng vẫn ưu tiên chọn lựa sản phẩm HDD.

Đáp án là có! Tuy nhiên, nếu không có phần mềm [hệ điều hành], máy tính sẽ gặp lỗi và không xuất ra bất kỳ thông tin nào. Hệ điều hành chính là cầu nối giúp người dùng tương tác với phần cứng máy tính.

Toàn bộ phần mềm đều cần ít nhất một phần cứng để hoạt động.

Câu trả lời là hai, đó là một bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM] và bộ nhớ chỉ đọc [ROM].

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề