Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 là gì

LỊCH SỬ 10; BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

Đọc bài Lưu

Các em học sinh thân mến!

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tạm thời các em không đến trường nhưng để đảm bảo hoàn thành chương trình học kì II nhà trường tổ chức cho các em học qua internet. Đối với môn Lịch sử phương pháp học là thầy sẽ dưa nội dung cơ bản của bài học và phần học viên cần lưu ý [để các em dễ hiểu bài] lên trang web của Trung tâm [gdnngdtxctag.edu.vn], các em truy cập vào trang web ghi lại nội dung cơ bản của bài học vào vở để học kết hợp với sách giáo khoa nếu có vấn đề gì chưa hiểu có thể gọi hoặc nhắn tin zalo thầy sẽ giải đáp. Sau đó vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập trắc nghiệm.

A. Kiến thức cơ bản học viên cần ghi vào vở

BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh:

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp [từ những năm 60 của tk XVIII- những năm 40 của tk XIX].

- Những phát minh trong nghành dệt:

+ 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo máy kéo sợi Gienni.

+ 1769, Các-Crai-tơ chế tạo máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ 1779, Crom-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp và bền

+ 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước => năng suất tăng 40 lần.

- Những phát minh trong các lĩnh vực khác

+ 1735, phát minh phương pháp nấu than cốc để luyện gang thép.

+ 1784 Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước.

+ 1814 Xti-phen-xơn chế tạo đầu máy xe lửa đầu tiên

+ Đầu XIX - Tàu thuỷ và xe lửa chạy bằng hơi nước xuất hiện.

à Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh trở thành công xưởng của thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức:

[Giảm tải hock viên đọc thêm]

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

- Kinh tế:

+ Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động, làm tăng khối lượng sản phẩm cho xã hội, bộ mặt các nước tư bản dần thay đổi

- Xã hội: hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản đó là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

B. Dặn dò: học viên học bài sau đó làm các bài tập trắc nghiệm bên dưới.

C. Bài tập trắc nghiệm.

Học viên kẻ bảng bên dưới vào vở và chọn đáp án đúng ghi vào bảng

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 1. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?

A. Dệt. B. May.

C. Thuộc da. D. Luyện gang.

Câu 2. Nước nào được mệnh danh là công xưởng thế giới?

A. Mĩ. B. Anh.

C. Pháp. D. Đức.

Câu 3. Cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các nhà máy của Anh được xây dựng ở đâu?

A. Gần bờ sông. B. Gần bờ biển.

C. Ngã ba đường phố. D. Trung tâm thành phố.

Câu 4. Nước nào khởi đầu quá trình công nghiệp hóa vào đầu thế kỉ XIX?

A. Pháp. B. Anh.

C. Đức. D. Mĩ.

Câu 5. Cho các sự kiện sau:

1. Kĩ sư Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt.

2. Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi.

3. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2.

C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.

Câu 6. Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả gì?

A. Lao động tay chân dần dần thay thế bằng máy móc.

B. Năng suất của thợ dệt tăng gần 40 lần so với dệt tay.

C. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng quanh bờ sông.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa tại nước Anh.

Câu 7. Phương tiện giao thông vận tải nào ứng dụng máy hơi nước đầu tiên?

A. Tàu cánh ngầm và tàu hỏa. B. Tàu thủy và tàu hỏa.

C. Tàu điện ngầm và tàu hòa. D. Tàu thủy và tàu cánh ngầm.

Câu 8. Hệ quả về mặt xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX là gì?

A. Làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

B. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

C. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.

D. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao đông cho thành phố.

Câu 9. Điểm khác biệt về tính năng của máy kéo sợi của Ác-crai-tơ so với máy kéo sợi Gien-ni là gì?

A. Sản xuất sợi chắc hơn nhưng lại thô. B. Sản xuất sợi chắc hơn và nhỏ.

C. Sản xuất sợi nhỏ hơn nhưng không bền. D. Sản xuất sợi nhỏ hơn và bền.

Câu 10. Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII-XIX là

A. làm năng suất lao động tăng.

B. được áp dụng trong sản xuất.

C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.

D. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

-------------------

GV: NGUYỄN VĂN HẬU

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề