Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có bao nhiêu ngôi chùa?

Theo nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều thể hiện: Từ xa xưa, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong nhiều thế kỷ qua, ngư dân các tỉnh miền Trung [Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...] đã thường xuyên vào tránh, trú bão trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên cơ sở đó, họ đã dựng lên các ngôi Miếu thờ Thần, ngôi chùa thờ Phật để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng. Trải qua những tháng năm tàn phá của mưa giông bão tố, các ngôi Miếu, ngôi Chùa trên các đảo đã bị hư hỏng nặng nề. 

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của quân và dân trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Được sự đồng ý của các cấp, ngành chức năng và sự đồng thuận của Hội đồng Trị sự GHPGVN, cách đây gần 20 năm, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đã phát tâm đầu tư tu bổ, khôi phục 6 ngôi chùa ở 6 đảo: Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi hoàn thành các công trình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bổ nhiệm các Chư tôn đức Tăng trụ trì các ngôi chùa này.

Các đại biểu dâng hương tại chùa Đá Tây A.

 

Đầu năm 2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tiếp tục trùng tu, khôi phục 3 ngôi chùa: Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình thực hiện, tuy gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID- 19 làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị và lao động, nhưng đến nay công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật theo đúng thiết kế.

Tính đến nay, trên huyện đảo Trường Sa đã có 9 ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo. Các chùa đều có quy mô thoáng đãng; có nhà Tam bảo, Tam quan, nhà Tăng, bồn cây... và nhiều công trình phụ trợ khác. 

Đại diện Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường trao quà cho trụ trì chùa Đá Tây A.

 

Việc trùng tu, phục dựng các ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa là việc làm có ý nghĩa chính trị - xã hội, lịch sử, văn hóa, tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu của quân và dân trong thực hành tín ngưỡng Phật giáo. Đồng thời, đó cũng là ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam và là sự tri ân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với Tổ quốc, sự đóng góp của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 

Trong hải trình đến với quần đảo Trường Sa, có lẽ ấn tượng nhất đối với mỗi người chính là hình ảnh những ngôi chùa đang hiện hữu tại các đảo. Dù quy mô có thể khác nhau, nhưng những ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống, là "cột mốc tinh thần", là một trong những điểm tựa vững chắc cho quân và dân trên đảo để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

Chùa Trường Sa tọa lạc tại trung tâm đảo Trường Sa [Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hóa], nằm trong quần thể với Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và Nhà tưởng niệm Bác Hồ. 

Theo Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa Lương Xuân Giáp, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cùng đồng bào cả nước, đến nay 9 ngôi chùa trên 9 đảo của huyện đảo Trường Sa bao gồm Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa đều đã được tôn tạo, phục dựng với cấu trúc tổng thể, phong cách kiến trúc cảnh quan thuần Việt. Trong đó, có nhiều ngôi chùa đã hiện hữu từ rất lâu đời trên các đảo: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Phan Vinh, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca…

Chùa Song Tử Tây trên đảo Song Tử Tây là ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở huyện đảo Trường Sa với lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong vút.  

Tọa lạc tại đảo Phan Vinh, chùa Vinh Phúc được xây dựng ở ngay gần biển với pho tượng Phật ngọc được chế tác tinh xảo. Còn tại đảo Sinh Tồn, chùa Sinh Tồn có thờ bài vị của 64 Liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến ngày 14/3/1988 để bảo vệ đảo Gạc Ma. Sân chùa có Bia tưởng niệm những người con đất Việt kiên trung, bất khuất đã kết thành "vòng tròn bất tử"…

Thỉnh chuông tại Chùa Trường Sa - Ảnh: VGP/Cao Tuân

Anh Lê Duy Phương, Chủ tịch MTTQ Thị trấn Trường Sa cho biết, những ngôi chùa ở Trường Sa không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của cư dân huyện đảo và ngư dân mà còn là biểu hiện rõ nét, sinh động của đời sống văn hóa, tinh thần người Việt nơi biển, đảo từ hàng trăm năm trước. 

Đã thành lệ, các chùa đều thỉnh chuông ngày hai lần vào 5h và 18h, khi tiếng chuông chùa vang lên cũng là thời điểm bắt đầu những hoạt động thường nhật của một ngày mới trên các đảo. Tiếng chuông chùa như cộng hưởng với gió biển, với lòng người và mang theo những nguyện cầu bình an cho mọi nhà.

Trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp nhưng những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều có đủ tam quan, sân chùa, gác chuông, nhà chính điện, nhà tiền đường với mái nghiêng, lợp ngói và đầu đao cong vút, mang nét đặc trưng riêng của kiến trúc chùa Việt. Họa tiết hoa văn trang trí mái, cột, bậc tam cấp đục trạm hình hoa sen, hoa cúc, hình rồng, mây cuốn thời Lý-Trần.

Tất cả hệ thống tên chùa, văn bia, hoành phi, các bức đại tự, câu đối đều được sơn son thếp vàng và sử dụng chữ tiếng Việt như một sự khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền và văn hóa Việt Nam. Điều đặc biệt là, các ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa đều có chính điện hướng về Thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về "trái tim" của cả nước.

Một người lính hải quân đã có những vần thơ lắng đọng ân tình sau nhiều năm gắn bó với huyện đảo Trường Sa: "Tiếng chuông ngân giữa biển Trường Sa/Ngỡ tiếng chuông chùa cổ kính làng ta/Bao la đại dương, tiếng chuông hòa tiếng sóng/Tiếng niệm Phật Di Đà... tiếng kinh cầu ê a.../Tiếng chuông ngân tiếng lòng ta lay động".

Thầy Thích Nhuận Đạt, Trụ trì chùa Trường Sa chia sẻ, trong tâm thức truyền thống, ở đâu có người Việt Nam sinh sống thì ở đó có đình, có chùa. Đình, chùa đã trở thành điểm tựa tâm linh, là nơi người Việt gửi gắm khát vọng an yên. Và ở quần đảo Trường Sa cũng vậy, hình ảnh ngôi chùa từ lâu đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bà con nơi biển, đảo xa xôi và có ý nghĩa thiêng liêng với mỗi người sinh sống, thực hiện nhiệm vụ ở các đảo. Mọi người đến chùa cũng là hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về đất liền và cầu mong sóng yên, biển lặng, may mắn, an lành…

Giữa nơi muôn trùng khơi, vào thời khắc bình minh hay khi chiều tối, người dân trên các đảo lại được nghe âm thanh của tiếng chuông chùa. Vào các ngày Rằm, mùng Một hay trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm, mọi người trên các đảo đều dành thời gian để vào chùa thắp nén nhang thơm. 

Bà con ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng ngư trường quanh các đảo cũng ghé thuyền vào đảo để lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, mỗi chuyến ra khơi đều may mắn, thu được nhiều lộc biển. Tiếng chuông chùa không chỉ gắn kết mọi người với đảo mà còn giúp mọi người giữ vững niềm tin, yên tâm lao động, huấn luyện, công tác nơi đầu sóng ngọn gió, để giữ gìn và bảo vệ vững chắc biển, đảo.

quần đảo Trường Sa cách đất liền bảo nhiêu hải lý?

Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh [Khánh Hòa] khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam [Trung Quốc] khoảng gần 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý. Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa.

Huyện đảo Trường Sa hiện nay có bảo nhiêu xã thị trấn?

Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có diện tích gần 500 km2, gồm thị trấn Trường Sa và 02 xã đảo [Song Tử Tây, Sinh Tồn].

quần đảo Trường Sa có bảo nhiêu hòn đảo?

Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 6o50' đến đến 12o vĩ độ bắc, 111o30' đến 117o20' kinh độ Đông, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn, san hô và bãi cát, cách Cam Ranh [tỉnh Khánh Hòa] khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận khoảng 203 hải lý; trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Trường Sa, ...

quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng bảo nhiêu hải lý?

Là huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng, với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa với các đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý [315 km].

Chủ Đề