Tỉnh Khánh Hòa có bao nhiêu đảo và quần đảo lớn nhỏ?

TPO - Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Vậy đâu là vịnh biển lớn nhất?

1. Tỉnh duy nhất có ba mặt đất liền giáp biển?

  • icon

    Khánh Hòa

  • icon

    Cà Mau

  • icon

    Kiên Giang

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam cũng là tỉnh duy nhất cả nước có ba mặt giáp biển. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Cà Mau giáp Kiên Giang, Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, tỉnh nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5-1,5 m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Lãnh thổ tỉnh gồm hai phần: đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền rộng hơn 5.294 km2, xếp thứ hai Tây Nam Bộ. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do Cà Mau quản lý rộng hơn 71.000 km2; có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.

2. Mũi Cà Mau - điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở huyện nào của Cà Mau?

  • icon

    Trần Văn Thời

  • icon

    Cái Nước

  • icon

    Ngọc Hiển

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo Cổng thông tin điện tử Cà Mau, tỉnh này có bờ biển trên 254 km, chiếm một phần ba chiều dài bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long; có nhiều cửa sông thông ra biển như Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội.. Cà Mau rộng 5.221 km2, gồm TP Cà Mau và tám huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh. Đây là vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có chép: "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn". Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển [vịnh Thái Lan] với tốc độ 50-80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của tổ quốc.

3. Tỉnh nào sau đây có đường bờ biển dài nhất Việt Nam?

  • icon

    Quảng Ninh

  • icon

    Quảng Bình

  • icon

    Khánh Hòa

Câu trả lời đúng đáp án C: Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng và phía đông giáp với biển Đông. Mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh [Khánh Hoà], cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và quần đảo. Theo trang tin điện tử của tỉnh, diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2, thuộc loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Đến ngày 31/12/2016, dân số tỉnh Khánh Hoà là 1.212.800, với 32 dân tộc đang sinh sống gồm: Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ... Bờ biển Khánh Hòa dài 385 km, dài nhất Việt Nam, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đường bờ biển của tỉnh Quảng Ninh dài 250 km, đường bờ biển của Quảng Bình là hơn 116 km.

4. Tỉnh Khánh Hòa có địa hình như thế nào?

  • icon

    Chủ yếu là đồng bằng

  • icon

    Chủ yếu là núi

Câu trả lời đúng đáp án B: Khánh Hòa nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2, chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm: Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km2; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km2. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là Vạn Ninh và Cam Ranh ở ven biển, cùng với diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Núi ở Khánh Hòa hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới 1.000 m và gắn với dãy Trường Sơn. Đỉnh núi cao nhất là Hòn Giao [2.062 m] thuộc huyện Khánh Vĩnh.

5. Quần đảo nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa?

  • icon

    Trường Sa

  • icon

    Hoàng Sa

Câu trả lời đúng đáp án A: Quần đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa nằm trong vùng biển rộng khoảng 160.000-180.000 km2. Theo tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đây là quần đảo xa bờ nhất cả nước. Trường Sa nằm giữa biển Đông, về phía đông nam Việt Nam, phía bắc là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía đông giáp biển Philippines, phía nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Năm 2007, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây. Dân số của huyện khoảng 200. Nhiều giáo viên trẻ hàng năm vẫn xung phong tới đây để "gieo" con chữ cho học sinh.

6. Tỉnh Khánh Hòa có thành phố nào?

  • icon

    Nha Trang

  • icon

    Cam Ranh

  • icon

    Cả hai địa danh trên

Câu trả lời đúng đáp án C: Khánh Hòa hiện nay gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Nha Trang và Cam Ranh. Tỉnh có một thị xã Ninh Hòa và 6 huyện gồm: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Thành phố Nha Trang là một trong các đô thị loại một trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nha Trang được mệnh danh là "hòn ngọc của biển Đông", tạp chí cẩm nang du lịch Lonely Planet bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Thành phố hội tụ đầy đủ các yếu tố núi non, sông biển, đầm phá, hải đảo, đồng ruộng, xóm làng… tạo nên giá trị phong phú và đặc sắc. Đây cũng là hình mẫu tự nhiên hiếm có của các hệ thống vịnh, vũng trên thế giới với sự đa dạng sinh học, có hầu hết hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới. Một số nơi bạn không nên bỏ qua khi đến TP Nha Trang là: viện Pasteur, Tháp Bà, dinh Bảo Đại, viện Hải dương học hay các đảo nổi tiếng như Trí Nguyên, Vinpearl Land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Một, Làng Chài... Thành phố Cam Ranh nổi tiếng với cảng biển sầm uất, cảng hàng không quốc tế cùng tên. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp như Hòn Rồng, Hòn Qui, núi Cam Linh và nhiều di tích lịch sử quan trọng như nhà tù Cam Ranh, đồn VIGIE [Cam Bình]...

7. Đâu là vịnh biển lớn nhất ở Khánh Hoà?

  • icon

    Vịnh Vân Phong

  • icon

    Vịnh Nha Trang

  • icon

    Vịnh Khánh Hòa

Câu trả lời đúng đáp án A: Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Trong đó, Vân Phong là vịnh biển lớn nhất. Tổng diện tích của vịnh Vân Phong là 503 km2, độ sâu trung bình trên 10 m, nơi sâu nhất trên 30 m. Vùng vịnh Vân Phong cùng bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết, có tiềm năng du lịch tổng hợp biển - rừng - núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước. Đây là ưu thế giúp Vân Phong có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái. Vùng vịnh này được Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay. Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai với diện tích khoảng 400 km2. Phía đông và phía nam vịnh được giới hạn bằng một vòng cung các đảo. Lớn nhất là đảo Hòn Tre [còn gọi là Hòn Lớn] có diện tích khoảng 30 km2. Trên đảo có những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Bãi Trũ, Bãi Tre, Hồ cá Trí Nguyên [Hòn Miếu]; Hòn Mun…

8. Tỉnh nào có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam?

  • icon

    Ninh Bình

  • icon

    Quảng Ninh

  • icon

    Ninh Thuận

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam. Theo Cổng TTĐT Ninh Bình, địa phương này có hơn 15 km bờ biển. Kim Sơn là huyện duy nhất của Ninh Bình giáp biển, nằm về phía đông nam tỉnh, giữa hai cửa sông Đáy và sông Càn. Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ [1778-1858] là người có công khai khẩn vùng đất Kim Sơn [Ninh Bình], Tiền Hải [Thái Bình]

Chủ Đề