Hiện tượng bỏ học của sinh viên

26 Thứ Tư Th3 2014

Posted by nguyenquynhmynhu in Bài Viết

≈ Bình luận về bài viết này

Bỏ học, trốn tiết từ lâu đã trở thành một thực trạng khá phổ biến ở học sinh sinh viên. Vấn đề này đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cũng như các nhà xã hội học, v.v Ta có thể dễ dàng tìm thấy thông tin của vấn đề này trên các diễn đàn, báo chí hay trong chính ngay những câu chuyện, những bộ phim thường ngày.

Rõ ràng đây là một hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và tương lai của học sinh sinh viên. Có thể kể đến nhiều tác động bên ngoài dẫn đến việc trốn học bỏ tiết của sinh viên như bị bạn bè rủ rê, chất lượng giờ học còn kém, v.v đặc biệt là ở các trung tâm thành phố lớn có nhiều hình thức vui chơi thu hút học sinh sinh viên. Ngoài ra, bản thân sinh viên dường như chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc bỏ học trốn tiết. Bỏ học trốn tiết sẽ khiến sinh viên mất đi các kiến thức quan trọng trên giảng đường, dẫn đến tụt lùi, học hành sa sút và không theo kịp chương trình học.

Hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm tranh cãi về vấn đề này. Vậy nên nhìn nhận thế nào về hành vi trốn học bỏ tiết của sinh viên? Có phải trốn học bỏ tiết là không thể chấp nhận được? Hi vọng qua bài nghiên cứu, chúng tôi có thể cho các bạn một cái nhìn rõ nét và khách quan về hiện tượng này.

Khi quyết định thực hiện nghiên cứu vấn đề được coi là rất “hot” này, nhóm chúng tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêu rõ ràng:

– Đưa ra cho các bạn tình hình thực trạng về việc trốn học bỏ tiết của sinh viên IBD – ĐH Kinh tế quốc dân

– Tìm ra nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng sinh viên IBD trốn học bỏ tiết

– Đề ra giải pháp nhằm hạn chế cũng như khắc phục hiện tượng mang tính tiêu cực này

Chúng tôi mong rằng sau khi đưa ra cho các bạn một hiện trạng rõ nét và thực tế, mỗi sinh viên sẽ tự trang bị cho mình kiến thức cần thiết để có được những quyết định đúng trong việc nghỉ học trốn tiết.

Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu các đối tượng là sinh viên thuộc chương trình IBD, những sinh viên năng động, nhiệt huyết đang có cơ hội được học tập trong một môi trường hết sức thuận lợi. Cùng là sinh viên IBD, nên việc chọn lựa những đối tượng nghiên cứu ở trên sẽ giúp chúng tôi bảo đảm tính khả thi của bài nghiên cứu. Sinh viên IBD được đề cập tới ở đây bao gồm sinh viên từ khóa 2 đến khóa 5 được chia thành 3 nhóm :

– Nhóm 1 : sinh viên khóa 5 – những sinh viên đang trong giai đoạn năm đầu tiếng Anh

– Nhóm 2 : sinh viên khóa 3,4 – những sinh viên đang trong giai đoạn BTEC

– Nhóm 3 : sinh viên khóa 2 – những sinh viên đã tốt nghiệp BTEC và đang trong giai đoạn đại học

4. Phương pháp nghiên cứu

– Thu thập dữ liệu sơ cấp : Sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng phiếu hỏi.

* Nhóm sẽ đến trực tiếp từng lớp để phát phiểu hỏi vào giờ giải lao [ khoảng 10’] và thu lại luôn :

– 2’ để giới thiệu về nhóm nghiên cứu

– 7’ để phát phiếu hỏi và chờ các bạn trả lời

– 1’ để thu lại phiếu hỏi và cảm ơn các bạn đã hợp tác

* Tiếp đó nhóm sẽ tiến hành xử lý thông tin, tổng hợp kết quả từ các phiếu hỏi đã thu lại được để phân loại thành những nhóm chính với những quan điểm tương tự nhau.

Hiện tượng bỏ học trốn tiết của sinh viên IBD – ĐH KTQD.

Trường đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã ra văn bản cảnh báo hơn 2 ngàn sinh viên vì đã bỏ học một học kì  của năm học này.

Được biết, năm ngoái hàng ngàn sinh viên của một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị đình chỉ học tập vì không đạt yêu cầu theo quy đinh.

Vì đâu hàng ngàn sinh viên bỏ học?

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều lí do khác nhau khiến sinh viên bỏ học.

Vì đâu hàng ngàn sinh viên bỏ học? [Ảnh mang tính minh họa: Iuhers.com]

Thứ nhất, học sinh trung học phổ thông, đặc biệt lớp 12 thiếu định hướng nghề nghiệp vững vàng.

Hiện nay, việc hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông phần lớn do giáo viên chủ nhiệm đảm trách. Thế nhưng, rất nhiều thầy cô cũng không nắm vững thông tin về nghề và việc làm để có thể chia sẻ với học sinh.

Một số trường giao nhiệm vụ hướng nghiệp cho giáo viên không chuyên trách kiêm nhiệm [thầy cô chỉ được tập huấn một số buổi trước khi về dạy] với thời lượng 1 tiết/tháng nên không tránh khỏi việc học qua loa, học cho có.

Thông thường, học sinh lớp 12 chỉ được tập trung hướng nghiệp nhiều nhất vào thời gian khoảng tháng 3 hàng năm, khi các em bắt đầu làm hồ sơ dự thi trung học phổ thông gia,  cũng khiến các em rất bối rối.

Ngoài ra, trường nào có điều kiện mời giảng viên các trường đại học về tư vấn hướng nghiệp thì học sinh có thêm thông tin, hiểu sâu hơn về ngành nghề. Ngược lại, học sinh chịu rất nhiều thiệt thòi như đã nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh chọn học ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Du lịch/Nhà hàng/Khách sạn…

Học sinh theo học các ngành này như trào lưu, trong khi nhiều em không hề đam mê, thiếu năng khiếu nên sau khi vào học một thời gian, sinh viên cảm thấy chán và bỏ học.


Thầy giáo nói chỉ cần 3 cách sau, sinh viên sẽ buộc phải học hành tử tế

Thứ hai, sinh viên đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi làm thêm, kể cả những sinh viên gia đình có điều kiện kinh tế.

Trò chuyện với cựu học sinh, nay đã là sinh viên của nhiều trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được biết, nhiều sinh viên phải đi làm thêm mới có tiền trang trải cho việc học.

Nhưng có nhiều em gia đình khá giả cũng đi làm vì các em muốn có thêm tiền để mua quần áo đẹp, điện thoại xịn…

Lứa tuổi mười tám đôi mươi bây giờ, rất nhiều sinh viên đua đòi ăn chơi để tỏ ra sành điệu, nhất là các thành phố lớn. Là sinh viên, nhưng không hiếm em có điện thoại iPhone đắt tiền, trang phục hàng hiệu, đi xe tay ga đời mới.

Sinh viên đi làm thêm quá nhiều cộng với đua đòi nên các em không đủ thời gian, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Hơn nữa, sinh viên đa phần sống xa gia đình, không ai nhắc nhở, quản lí cũng làm cho nhiều em sa vào chơi bời trượt dốc.

Một đồng nghiệp dạy trường trung học phổ thông tư thục có tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh kể với chúng tôi, thầy có nhiều cựu học sinh đang học ở một số trường đại học bị đình chỉ học tập, dù trước đó có em đầu vào điểm rất cao.

Thầy chia sẻ, 3 năm học cấp ba, học sinh bị bốn bức tường của trường nội trú bao quanh nên các em không hiểu nhiều nhịp sống đô thị.

Khi tốt nghiệp cấp 3, nhiều em vẫn như “gà công nghiệp”, và khi có dịp ra xã hội ở chốn thị thành, sinh viên dễ bị sa ngã vì thiếu kĩ năng sống.

Thứ tư, những năm gần đây, rất nhiều trường đại học tuyển sinh theo kiểu “vơ bèo vạt tép”, nghĩa là chỉ coi trọng số lượng, chạy theo chỉ tiêu mà quên đi chất lượng.


Giáo dục Việt Nam đứng thứ 10 thế giới, tôi tin điều đó

Một điều dễ nhận thấy, từ trường đại học công lập cho đến tư thục đều tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ bên cạnh phương thức xét điểm thi từ kì thi trung học phổ thông quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép các trường đại học tuyển sinh theo phương thức xét học bạ không quá 50% chỉ tiêu.

Thế nhưng, rất nhiều trường vẫn bất chấp tuyển sinh đa phần bằng điểm số học bạ, trong khi việc thanh kiểm tra còn rất lỏng lẻo, thiếu giám sát.

Nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp 12, chúng tôi thấy rằng, hầu như học sinh sau khi tốt nghiệp đều có có thể trúng tuyển vào đại học nhờ xét điểm học bạ, kể các những em có học lực trung bình.

Và kiến thức đào tạo ở bậc đại học hàn lâm, mang tính chuyên sâu, đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tự nghiên cứu, cho nên nhiều em đuối sức. Hậu quả, hàng loạt sinh viên phải rời ghế giảng đường khi đang là năm nhất vì không thể theo kịp chương trình.

Đó là một trong những lí do khiến hàng ngàn sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh [và kể cả các địa phương khác] bỏ học mỗi năm.

Thực trạng này rất đáng trăn trở…

Tài liệu tham khảo:

//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/2252-sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh-bo-hoc-post205438.gd

Cao Nguyên

Bài & ảnh: LÊ HUY

Trái với quyết tâm phải học mới có tương lai, kết thúc học kỳ I năm học 2019 - 2020, một số trường đại học [ĐH] trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã công bố danh sách nhiều sinh viên [SV] bị cảnh báo học vụ, buộc thôi học do có kết quả học tập kém, không đến lớp. Mất thời gian, công sức, tiền bạc để ôn luyện thi, vào ĐH rồi lại bỏ dở, đâu là nguyên nhân khiến SV không còn mặn mà với việc học?

Đi tìm nguyên nhân

Mới đây, trên website của Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã đưa thông báo cảnh báo đến 2.252 SV với lý do tự ý bỏ học trong học kỳ I năm học 2019 - 2020. Trong danh sách này có đủ các bậc ĐH chính quy, cao đẳng chính quy hay hệ ĐH liên thông vừa học vừa làm. Trước đó, vào tháng 10-2018, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh cũng đã ra cảnh báo học vụ và buộc thôi học hơn 170 SV, trong khi con số này ở Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh là gần 450 SV. Năm 2018, Trường ĐH Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh cũng cảnh báo học vụ đến 2.135 SV, trong đó 257 SV đã bị đuổi học. Tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh từng có trường hợp hơn 2.500 SV nợ học phí kéo dài, có nguy cơ bị cấm thi cuối kỳ. Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, sau mỗi học kỳ có khoảng 400 SV bị cảnh báo học vụ; số SV bị buộc thôi học sau hai lần liên tiếp cảnh báo học vụ khoảng 200 SV. Gần đây, Trường ĐH Tài chính Marketing đã quyết định ngừng học một năm với 117 SV hệ cao đẳng do xếp loại rèn luyện kém. Không những thế, hiện tượng này còn xảy ra ở nhiều trường, thậm chí là ở những trường top trên với tỷ lệ “chọi” tuyển sinh rất cao như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh...

Là một trong số 2.252 SV Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh vừa bị cảnh báo học vụ, Nguyễn P. cho biết, sau quá trình ôn thi ĐH vất vả và tiêu tốn quá nhiều sức khỏe, bạn bị “sốc” vì thấy việc học ở môi trường mới quá... nhàn. “Từ quê vào thành phố, được tiếp xúc với một môi trường mới với nhiều môn vui chơi, giải trí nên em bắt đầu thấy chán học. Trong học kỳ vừa rồi em đã bỏ học, bỏ thi một số buổi và kết quả là điểm trung bình thấp”, P. nói.

Tuy nhiên, ham chơi đến nỗi bị điểm kém và bị buộc thôi học như P. không nhiều. Tại Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, ngoài lý do bỏ tiết, một trong nhiều quy định của trường để cảnh báo học vụ SV là điểm trung bình học kỳ đầu khóa dưới 0,8 điểm thang IV [tương đương 2.0 điểm thang 10], hoặc điểm trung bình học kỳ cuối khóa dưới một điểm thang điểm IV [tương đương 2,5 điểm thang 10]. Nếu xét, để dưới 2,5 điểm trong học kỳ là chuyện… rất khó với một SV có đến lớp. Do đó, những SV bị cảnh báo học vụ phần lớn là những người đã bỏ học gần như tất cả các môn.

Nguyên nhân chính của những trường hợp này có thể kể ra như khi vào được ĐH, các em SV tự cho mình được xả hơi, lao vào đi làm thêm kiếm tiền nên kết quả học tập sa sút. Ngoài lý do chọn sai ngành, một nguyên nhân khác còn do hiện tượng đề cao những người “không học ĐH cũng thành công từ khởi nghiệp” lưu truyền trên mạng xã hội, được một bộ phận sinh viên tiếp thu một cách chưa toàn diện nên có nhiều em sinh ra tâm lý không cần bằng ĐH.

Lời khuyên từ chuyên gia

Với các trường, sau mỗi học kỳ, nhà trường đều có thông báo cảnh báo kết quả học tập đối với những SV có kết quả học tập kém, SV tự ý bỏ học. Việc cảnh báo này nhằm giúp SV biết, từ đó có phương án học tập phù hợp để có thể tốt nghiệp trong thời gian học tập cho phép. Thống kê cho thấy, sau mỗi đợt cảnh báo học vụ, có khoảng 60% số SV trở lại học tập, cải thiện điểm trung bình chung tích lũy năm học.

“Học ĐH cần sự tự giác, tự lập kế hoạch học tập chứ không giống như ở bậc phổ thông. Dù muốn hay không thì khi đang là SV, trước hết cần làm tốt nhiệm vụ của mình là việc học. Cảnh báo học vụ, nặng hơn là buộc thôi học đối với SV khiến SV không vui, nhưng điều đó cho thấy các trường ĐH ngày càng mạnh tay siết chặt chất lượng đào tạo. Những ai không nghiêm túc, thiếu nỗ lực sẽ sớm bị đào thải”, Phó GS Lê Văn Tán, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đưa ra lời cảnh báo. Còn Ths Nguyễn Thanh Thủy, quản lý tuyển dụng ManpowerGroup Việt Nam cho rằng, với một SV học hành nghiêm túc, đầy đủ, có một tấm bằng đẹp sẽ là điểm cộng vì nó thể hiện sự nghiêm túc của bạn với nhiệm vụ của mình.

Video liên quan

Chủ Đề