Hiệp định tạo thuận lọi hóa thương mai

Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa khái niệm “thuận lợi hoá thương mại. Theo Wilson và cộng sự [2009] “thuận lợi hóa thương mại” là sự đơn giản hóa thủ tục nhằm dịch chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng từ người bán sang người mua và tạo ra dòng tiền. Theo tác giả, thuận lợi hóa thương mại được chia thành 3 cấp độ, bao gồm: [i] đơn giản hóa, [ii] phù hợp hóa và [iii] tiêu chuẩn hóa.

Theo Wilson và các cộng sự [2005], hệ thống chính sách thuận lợi hóa thương mại bao gồm các quy định về hải quan, thủ tục hành chính và sự minh bạch trong quá trình thương mại. Các yếu tố ảnh hưởng tới thuận lợi hóa thương mại trong WTO bao gồm cơ sở hạ tầng, minh bạch thể chế, sự quản lý tốt và các quy định trong nước [Wilson, 2005]. Những nghiên cứu gần đây [Layton, 2008; ADB và ESCAP, 2013] cho thấy, thuận lợi hóa thương mại không chỉ cho phép các quốc gia giảm chi phí giao dịch thương mại mà còn giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong thương mại quốc tế.

Theo Tổ chức thương mại thế giới [WTO] định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là các hoạt động làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm những hoạt động, thông lệ và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, lưu chuyển và xử lý số liệu cũng như các thông tin khác liên quan đến việc lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế.

Ngoài ra, Phòng Thương mại Quốc tế [ICC] cũng đưa ra định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Còn theo Tổ chức Hải quan Thế giới [WCO], thuận lợi hóa thương mại là việc dỡ bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế [ADB và ESCAP, 2013].

Một cách chung nhất, có thể hiểu “thuận lợi hóa thương mại” là những qui định cho phép các quốc gia đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại liên quan đến việc thu thập, trình bày, và xử lý các thông tin cần thiết cho giao dịch thương mại quốc tế.

2. Vai trò của thuận lợi hóa thương mại

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể phủ nhận vai trò của thuận lợi hóa thương mại. Phụ thuộc vào điều kiện và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, thương mại hóa có vai trò khác nhau nhưng về cơ bản, thuận lợi hóa thương mại có những vai trò cơ bản:

Thứ nhất, thương mại hóa cho phép các quốc gia tăng cường lợi thế cạnh tranh. Các nước tham gia thị trường tự do sẽ có thị trường rộng lớn hơn, bởi vậy doanh nghiệp sẽ không chỉ hướng vào sản xuất hàng nội địa và sẽ hướng ra thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, khi thuế suất giảm, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần tăng năng lực cạnh tranh [Hoàng Văn Hội, 2013].

Thứ hai, thuận lợi hóa hóa thương mại góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài cho các quốc gia Gandolfo [2014] khẳng định, việc giảm bớt các rào cản về tiếp cận thị trường chính là yếu tố quan trọng mang lại cho các quốc gia rất nhiều lợi ích tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh và ứng phó của các quốc gia đó.

Thứ ba, thuận lợi hoá thương mại cho phép người tiêu dùng mở rộng cơ hội tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ưu việt từ các quốc gia khác một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thuận lợi hoá thương mại, sự phát triển của một số thị trường sản phẩm, dịch vụ như hạ tầng, tài chính, viễn thông, vận tải… sẽ tác động tích cực đến mọi ngành nghề trong nền kinh tế của các quốc gia và các lĩnh vực khác có liên quan.

Thứ tư, thuận lợi hoá thương mại góp phần làmgiảm chi phí, nâng cao lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các nhà cung cấp. Xuất phát từ việc thúc đẩy gia tăng cạnh tranh và mức độ hiệu quả của các thị trường sản phẩm, dịch vụ, qua đó giúp cho các nhà cung cấp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy mà họ có thể gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thuận lợi hoá thương mại sẽ giảm khả năng xuất hiện các nhà độc quyền mua, bán, nhờ đó, giảm khả năng nhà cung cấp bị thua thiệt vì bị chèn ép khi họ chỉ có thể cung cấp hàng hoá cho một đơn vị duy nhất [Đoàn Thị Hồng Vân, 2011].

Thứ năm, thuận lợi hoá thương mại góp phần thúc đẩy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Cụ thể, mở cửa thị trường sẽ khuyến khích quá trình chuyển giao công nghệ của các quốc gia. Thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các nguồn lực đầu vào như sức lao động, vốn, công nghệsẽ được phân bổ một cách hiệu quả, vì vậy, có thể đóng góp vốn cho tăng trưởng và phát triển bằng cách khuyến khích nhập khẩu với giá rẻ hơn để thay thế cho các dịch vụ mà trong nước cung cấp kém hiệu quả. Thông qua đó, các tài nguyên và nguồn lực sẽ được giải phóng để phục vụ cho các mục đích khác.

Thứ sáu, thuận lợi hoá thương mại góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nếu như quá trình thuận lợi hoá thương mại một quốc gia tốt thì cán cân thanh toán sẽ phát triển ổn định, tăng cường nền kinh tế vĩ mô và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư [Anderson và cộng sự 2004].

Thứ bảy, thuận lợi hoá thương mại thúc đẩy thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Từ cơ sở đó, các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ có cơ hội được phổ biến rộng rãi, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại.

Tóm lại, hội nhập khu vực và quốc tế là xu hướng tất yếu của thế giới và thuận lợi hóa thương mại đã mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Muốn phát triển, các nước cần có chính sách thương mại phù hợp nhằm đáp ứng xu thế của thời đại cũng như phục vụ lợi ích quốc gia trong trung và dài hạn.

3. Nội dung chính của thuận lợi hoá thương mại của một quốc gia trong hội nhập khu vực

Nội dung chính của thuận lợi hóa thương mại của một quốc gia được cụ thể hóa trong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại được tổ chức thương mại quốc tế WTO soạn thảo ngày 07 tháng 7 năm 2014 gồm 12 điều cơ bản về thông tin và minh bạch, quản lý và quy định pháp lý thương mại, thủ tục hải quan, quá cảnh thương mại.

Các quy định về công bố và tính sẵn có của thông tin

Để thuận lợi hoá thương mại, các nước trước tiên phải công bố và tính sẵn có của thông tin [Điều 1]. Mỗi nước thành viên phải công bố các thông tin một cách cụ thể nhất các thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh [bao gồm thủ tục tại cảng, sân bay hoặc các điểm nhập cảnh khác] và các văn bản chứng từ theo yêu cầu; thuế suất đánh vào hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu; các loại phí do chính phủ quy định liên quan tới xuất nhập khẩu và các quy tắc liên quan tới nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Mỗi thành viên phải cung cấp và cập nhật thông tin qua mạng internet các nội dung như: bản hướng dẫn về thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm các thủ tục khiếu nại và khiếu kiện để thông tin cho các chính phủ và doanh nghiệp các bên liên quan khác về các bước thực hiện cần thiết đối với nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh.

Các quy định về quản lý và quy định pháp lý thương mại

Trong quá trình thực hiện các hiệp định hay bất cứ chính sách nào đều có những thiếu sót hay ảnh hưởng ít nhiều tới quyền lợi của các nước tham gia hiệp định. Chính vì vậy, nội dung thứ hai thuận lợi hóa thương mại nói về cơ hội góp ý, thông tin trước thời hạn hiệu lực và tham vấn [Điều 2].

Để quá trình thực hiện thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, WTO đưa ra quy định về “xác định trước” [Điều 3]. Xác định trước là một quyết định bằng văn bản của một thành viên dành cho một người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa trong đó tại đơn chỉ ra những quy định của thành viên với hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu bao gồm: phân loại thuế quan hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giá trị hàng hóa trước thay vì phải chờ hàng đến nước khác mới tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan.

Trong quá trình thực hiện thoả thuận hay hiệp định, các nước ít nhiều đều có sự xung đột về mặt lợi ích. Chính vì vậy, điều 4 đưa ra các thủ tục khiếu nại và khiếu kiện. Ngoài các quy định liên quan đến thông tin và tính minh bạch, thuận lợi hóa thương mại còn quy định về phí và lệ phí phải thu hoặc liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu [Điều 6].

Các quy định về thủ tục hải quan

Một trong những nội dung liên quan tới thông quan hàng hoá đó là tại điều 7 Hiệp định nêu rõ cách thức giải phóng, thông quan hàng hóa. Trước khi hàng đến, mỗi thành viên phải nộp hồ sơ nhập khẩu và bản lược khai để xử lý trước khi hàng đến để giải phóng nhanh hàng hóa ngay khi đến. Các thành viên phải quy định việc nộp trước các chứng tự dạng điện tử để xử lý chứng từ đó trước khi hàng đến. Sau đó các thành viên phải thanh toán điện tử đối với thế, lệ phí và chi phí hải quan được áp dụng đến xuất nhập khẩu hàng hóa.

Để giải phóng và thông quan hàng hóa nhanh chóng, mỗi thành viên phải cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh. Đối với các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định được gọi là doanh nghiệp ưu tiên. Thành viên có thể cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại này thông qua các thủ tục hải quan thông thường dành cho tất cả các doanh nghiệp và không được yêu cầu thiết lập một chương trình riêng biệt. Các tiêu chí được xác định là doanh nghiệp ưu tiên bao gồm: hồ sơ phù hợp về luật, quy định hải quan và luật, hệ thống quản lý hồ sơ để phục vụ việc kiểm soát nội bộ cần thiết; khả năng thanh toán tài chính. Khi một doanh nghiệp được xếp vào loại hình doanh nghiệp ưu tiên thì được giảm các yêu cầu về chứng từ và dữ liệu khi thấy phù hợp, tỷ lệ kiểm tra thấp, thời gian giải phóng hàng nhanh; sử dụng các khoản bảo lãnh cộng gộp hoặc các khoản bảo lãnh được giảm.

Cho phép hàng hoá tự do qua lại cần thiết phải có sự hợp tác của cơ quan chính quyền chính vì thếcần hợp tác hải quan [Điều 12]: Các nước thành viên phải trao đổi thông tin cụ thể hoặc các chứng từ yêu cầu. Theo các quy định của cung cấp thông tin, Thành viên được yêu cầu phải kịp thời:

Một là: Trả lời bằng văn bản, thông qua phương tiện bằng giấy hoặc điện tử;

Hai là: cung cấp thông tin cụ thể như được quy định trong tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu, hoặc tờ khai đến mức có thể, cùng với một bản mô tả về mức độ bảo vệ và bảo mật được yêu cầu của thành viên yêu cầu;

Ba là: nếu được yêu cầu, cung cấp các thông tin cụ thể được quy định trong các chứng từ sau, hoặc các chứng từ nộp để hỗ trợ tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu, đến mức có thể; hóa đơn thương mại, bảng kê đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ và vận đơn, trong hình thức mà các chứng từ đó đã được đệ trình bằng giấy hoặc điện tử, cùng với một bản mô tả về mức độ bảo vệ và bảo mật được yêu cầu của Thành viên yêu cầu;

Bốn là: Xác nhận rằng các chứng từ được cung cấp là sao y bản chính;

Năm là: cung cấp thông tin hoặc nếu đáp ứng yêu cầu, đến mức có thể, trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Các quy định về quá cảnh thương mại

Các thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh được quy định tạiđiều 10 của Hiệpđịnh thuận lợi hoá thương mại. Để giảm thiểu những thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh cũng như giảm bớt và đơn giản hóa các yêu cầu chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh, mỗi thành viên khi có thể phải nỗ lực trong việc chấp thuận bản sao giấy hoặc điện tử các chứng từ bồ sung cần thiết.

Để phục vụ thuận lợi hoá thương mại, các nướcáp dụng nội dung tự do quá cảnh được quy định tại điều 11 của Hiệp định: Các thủ tục liên quan đến vận tải quá cảnh được áp đặt bởi một thành viên không được duy trì nếu trường hợp hoặc mục tiêu dẫn tới việc áp dụng của thành viên không tồn tại hoặc mục tiêu đã thay đổi có thể được giải quyết theo cách ít hạn chế thương mại hơn.

Nhìn chung, nội dung thuận lợi hoá thương mại được thể hiện cụ thể trong hiệp định thuận lợi hoá thương mại do tổ chức thương mại quốc tế soạn thảo. Những thuận lợi như đã đề cập ở trên là cơ sở, là tiền đề để các nước vận dụng và thực hiện trong quá trình tham gia vào hội nhập khu vực và quốc tế.

Chủ Đề