Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Công nghiệp

Sáng nay 9.3, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng mới.

Theo Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 28.2, tiến sĩ Phan Hồng Hải được bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ hiệu trưởng. Ông Hải [44 tuổi] là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất của trường ĐH này từ trước tới nay.

Ông Phan Hồng Hải [quê quán TP.HCM] tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 1998.

Năm 2016, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính-ngân hàng của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Trong số 22 năm làm công tác quản lý tài chính, kế hoạch-đầu tư, ông Hải có 13 năm gắn bó với giáo dục ĐH từ giảng viên, trưởng phòng tài chính-kế toán, trưởng phòng kế hoạch-đầu tư.

Từ năm 2017 đến nay, ông giữ chức phó hiệu trưởng kiêm trưởng phòng kế hoạch-đầu tư, giám đốc ban quản lý dự án Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Trước đó, Bộ Công thương có quyết định tiến sĩ Nguyễn Thiên Tuế thôi nhiệm vụ hiệu trưởng trường này để nghỉ hưu theo chế độ.

Tin liên quan

Ông Phan Hồng Hải [phải] nhận quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng sáng 9-3 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Ngày 28-2, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Phan Hồng Hải giữ chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đây là hiệu trưởng trẻ nhất của trường đại học này từ trước đến nay.

Ông Phan Hồng Hải sinh năm 1976, quê quán Q.Gò Vấp, TP.HCM, là cựu sinh viên của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM [1994-1998] chuyên ngành tài chính doanh nghiệp.

Năm 2016 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính – ngân hàng của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Ông Hải có 22 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính, kế hoạch - đầu tư, trong đó 13 năm gắn bó với giáo dục đại học, đã kinh qua các công việc từ giảng viên đến trưởng phòng kế toán tài chính, trưởng phòng kế hoạch – đầu tư, phó hiệu trưởng.

Trước đó, Bộ Công thương đã có quyết định ông Nguyễn Thiên Tuế thôi nhiệm vụ hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để về nghỉ hưởng chế độ hưu trí.

Trước đây, ông Trần Tuấn Anh trong thời gian làm thứ trưởng Bộ Công thương, từng kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM giai đoạn từ ngày 15-8-2011 đến 11-9-2013.

TRẦN HUỲNH

Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp được thành lập ngày 19/8/1965 theo quyết định số 164/CP Hội đồng Chính phủ. Tính đến năm 2014, trường đã có lịch sử 49 năm với nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau:

- Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên

- Đại học Cơ Điện

- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc

- Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên

- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Ở mỗi chặng đường lịch sử đó, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, thời bao cấp cũng như khi đất nước mở cửa, mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng tự hào.

CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên [1965-1966]

Được thành lập ngày 19/8/1965 theo quyết định số 164/CP Hội đồng Chính phủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật cho khu gang thép Thái Nguyên. Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên trực thuộc 4 đơn vị chủ quản gồm: Công ty gang thép Thái Nguyên, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lực lượng cán bộ còn mỏng. Khóa đầu tiên của Nhà trường khai giảng vào ngày 06/12/1965 gồm 206 học sinh, sinh viên. Nhà trường đã đảm bảo tốt nhiệm vụ vừa dạy và học an toàn vừa ra sức xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ trong thời gian chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Đại học Cơ điện [1966-1975]

Thành lập ngày 06/12/1966 theo Quyết định số 206/CP của Hội đồng Chính phủ về việc đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa thành trường Đại học Cơ Điện nhằm đáp ứng yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ mới về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý trình độ đại học. Trường trực thuộc Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đại học Cơ Điện thành lập trong điều kiện chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc của Mỹ ngày một điên cuồng, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Trong điều kiện khó khăn như vậy thầy và trò trường Đại học Cơ Điện vẫn không ngừng cố gắng phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt. Trường Đại học Cơ Điện trong 10 năm đầu tiên này đã biết tập hợp lực lượng của mình thành một khối đoàn kết vững chắc thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. Trải qua 10 năm xây dựng, Nhà trường đã đào tạo được hàng ngàn kỹ sư có trình độ học vấn vững vàng, xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học ở một số ngành thuộc các lĩnh vực quan trọng của nền công nghiệp nặng nước ta, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc [ 1976-1982]

Ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu mới về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, trường Đại  học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc là tên mới của trường Đại học Cơ điện theo Quyết định đổi tên trường số 426/TTG của Thủ tướng chính phủ.

Phát huy những truyền thống tốt đẹp trong 10 năm xây dựng và trưởng thành, đồng thời tạo bước tiến mới trong đào tạo đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất, Nhà trường đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học mới vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nâng cao uy tín Nhà trường. Đến cuối năm 1982 trường đã đào tạo được 3214 sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư trong đó có 2828 kỹ sư hệ chính quy, hệ chuyên tu là 334 kỹ sư, tại chức là 52 kỹ sư thuộc các ngành: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí luyện kim, luyện kim, cán thép và điện khí hóa xí nghiệp.

Đại học Công nghiệp Thái Nguyên [ 1982-1994]

Với chủ trương xây dựng một trung tâm đào tạo đa cấp đa ngành, trường Trung học công nghiệp miền núi được sát nhập vào trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc để thành lập trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên theo Nghị định số 332/HĐBT ngày 18/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

Nhà trường đã tập trung kiện toàn bộ máy, ổn định tổ chức các khoa, xây dựng trung tâm thực nghiệm Nghiên cứu khoa học – Lao động sản xuất, thành lập tổ xuất bản phục vụ việc cung cấp tài liệu học tập và giảng dạy cho sinh viên và giảng viên. Song song với việc ổn định tổ chức, Nhà trường rất quan tâm chú trọng việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên. Có 267 lượt cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu sinh, thực tập sinh và theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học tại trường.

Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp [1994 đến nay]

 Với sự ra đời của đại học vùng - Đại học Thái Nguyên theo Nghị định 31/CP/1994 của Chính phủ, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên trở thành một thành viên của Đại học Thái Nguyên và mang tên Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.

Đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn về sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với cơ sở vật chất được nâng cao và đội ngũ cán bộ giảng viên không chỉ tăng lên về số lượng mà còn nâng cao cả về chất lượng. Đến năm 2014, bộ máy tổ chức Nhà trường đã phát triển thành 25 đơn vị trong đó có 12 khoa và trung tâm đào tạo với 37 bộ môn chuyên môn, 05 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, 12 phòng và trung tâm chức năng, 01 viện nghiên cứu và 01 công ty TNHH chuyển giao công nghệ và phát triển các kết quả nghiên cứu ra thị trường. Đội ngũ của Nhà trường gồm 594 CBVC với 416 giảng viên với 78% giảng viên có trình độ trên đại học, 10% giảng viên có trình độ tiến sỹ, 93% giảng viên giảng dạy lý thuyết thành thạo ngoại ngữ hoặc có trình độ tiếng Anh trên 450 TOEFL ITP… đang phục vụ đào tạo trên 11.000 sinh viên trong nước và quốc tế với 28 chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, trong đó có 02 chương trình tiên tiến và 02 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo kỹ thuật có uy tín trong nước và ngang tầm quốc tế.

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

[NLĐO] - Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM tiếp tục được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới; được tổ chức QS đánh giá đạt chuẩn 4 sao.

  • Trường ĐH Công nghiệp TP HCM công bố điểm chuẩn học bạ, đánh giá năng lực

  • Trường ĐH Công nghiệp TP HCM có tân hiệu trưởng 44 tuổi

  • Trường ĐH Công nghiệp TP HCM cảnh báo 2.252 sinh viên vì tự ý bỏ học

  • Thêm 4 chương trình đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp TP HCM đạt chuẩn AUN

Ngày 11-11, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM tổ chức lễ khai giảng năm học 2021-2022. Thông tin từ nhà trường cho biết công tác tuyển sinh năm 2021 đạt kết quả tốt với 8.396 tân sinh viên nhập học [đạt 102,79% so với kế hoạch]; chất lượng đầu vào năm nay cao hơn so với năm trước khi điểm chuẩn các ngành học dao động 18,5 - 26 điểm.

Ông Phan Hồng Hải phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022

Ông Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết năm học 2020 - 2021, trường có nhiều thay đổi trong chiến lược phát triển. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng giải pháp "thay đổi để thích nghi" đã giúp nhà trường vượt qua được khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học tiếp tục được nâng cao. Nhà trường ngày càng khẳng định vị thế của mình với các trường ĐH trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM tiếp tục được giữ thứ hạng 601+ trong top các trường ĐH hàng đầu Châu Á; vị trí số 5 của Việt Nam [tăng 5 bậc] trong bảng xếp hạng của Webometrics; vị trí thứ 2.165 trong bảng xếp hạng thế giới của Webometrics. Trường còn được Tổ chức xếp hạng QS [Anh] đánh giá đạt chuẩn 4 sao.

Phát huy thành tích năm học vừa qua, năm học 2021- 2022, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xác định mục tiêu tiên phong trong các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu; thúc đẩy kết nối phục vụ cộng đồng; xây dựng cơ sở giáo dục hiện đại; thu hút nguồn lực chất lượng cao trong và ngoài nước; đầu tư và thu nhập ổn định, bền vững.

Tại lễ khai giảng, ông Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM; ông Nguyễn Xuân Hồng, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính; Khoa Kế toán - Kiểm toán đã nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trường cũng trao 9 suất học bổng cho tân sinh viên thủ khoa các ngành học và 25 suất học bổng cho các sinh viên tiêu biểu với tổng số tiền lên đến 100 triệu đồng được trích từ Quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên 60 tỉ đồng/1 năm của nhà trường.

Huy Lân

Video liên quan

Chủ Đề