Các biện pháp phát triển tư duy cho người học

Nếu bạn hỏi tôi ngay bây giờ nhớ lại chỉ một phần tư nội dung mà tôi học được khi còn là học sinh thì ắt hẳn tôi sẽ chẳng nhớ ra một thứ gì. Đương nhiên là tôi đã học những điều đó ở trường nhưng chẳng có kiến thức nào đọng lại trong tôi bởi vì tôi chẳng bao giờ thật sự thắc mắc và tìm tòi về chúng. 

Tuy nhiên tôi không nghĩ mình sẽ đỗ lỗi này cho giáo viên của tôi. Cô ấy bắt buộc phải theo sát chương trình dạy và hoàn thành chương trình đó trong một lượng thời gian nhất định. Học thuộc lòng cũng giúp tôi và các bạn cùng lớp trong các kì kiểm tra nhưng tiếc rằng chúng tôi không thể phát triển kỹ năng tư duy phản biện. 

Vậy kỹ năng tư duy phản biện là gì?

Đó là khả năng đưa ra quyết định rõ ràng và sáng suốt, dựa trên nhiều góc độ suy luận khác nhau. Kỹ năng phản biện là thứ sẽ giúp xác định và điều chỉnh hướng đi của chúng ta khi bước vào thực tế. Tuy nhiên đáng tiếc là hiện tại nhiều trường học vẫn chưa tập trung quá vào kỹ năng này cho dù việc giảng dạy kỹ năng tư duy phản biện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghề giáo viên. 

Nếu bạn còn phân vân làm sao để phát triển kỹ năng tư duy phản biện của học sinh thì đây là 10 cách để giúp bạn.

1. Hỏi các em những câu hỏi mở

Thường lúc bạn hỏi một câu hỏi thì đáp án cho câu hỏi đó sẽ được thể hiện khá rõ ràng; điều này sẽ không tạo được điều kiện cho học sinh của bạn có cơ hội để tự suy nghĩ đáp án. Câu trả lời sau đó sẽ được chiếu cho các em và vì vậy câu hỏi của bạn trở nên không cần thiết. Để khuyến khích các em tự suy nghĩ bạn cần thiết kế các câu hỏi tốt hơn.

Một câu hỏi như là “Thế Chiến thứ nhất đã diễn ra khi nào?” có thể được viết lại như sau “Những điều kiện nào khiến cho Thế Chiến thứ nhất bùng nổ?”. Khi học sinh đối mặt với câu hỏi sau; các em thay vì cuống cuồng đi tìm năm Thế Chiến thứ nhất diễn ra; thì lúc đó các em sẽ phải nghĩ tại sao sự kiện này lại diễn ra; và nguyên nhân gây ra sự kiện này. 

2. Đừng quá tập trung vào mặt đúng-sai của câu trả lời

Bạn đưa ra một câu hỏi và học sinh trả lời nhưng mà câu trả lời đó là sai. Không sao cả. Thay vì ngay lập tức đưa câu trả lời chính xác cho học sinh; công việc của bạn là hướng dẫn các em tự đưa ra được câu trả lời đúng. Khi các em vẫn trả lời sai thì hãy hỏi lý do tại sao các em lại chọn đáp án đó. Một khi các em đưa ra lý do thì bạn có thể gợi ý rằng tại sao các em lại không chọn phương án khác. Cứ tiếp tục như vậy, học sinh sẽ dần đi đến câu trả lời mà bạn muốn. 

3. Thúc đẩy học sinh đưa ra các câu hỏi tranh luận

Bạn đưa ra một câu hỏi mở và thú vị. Sau đó bạn nhận được câu trả lời tuy đúng nhưng lại không dựa trên những thông số và yếu tố của câu hỏi. Lúc này bạn sẽ hỏi học sinh làm thế nào để đưa ra câu trả lời này. Một khi các em đã trình bày cách làm của mình, bạn có thể tiếp tục hỏi rằng tại sao các em lại nghĩ đây là đáp án phù hợp. Đây là thời điểm mà trong lớp có thể có vài ý kiến bất đồng bởi vì mỗi học sinh có lý do lý khác nhau. Các em có thể đưa ra các câu hỏi tranh luận để đưa ra ý kiến của mình. 

4. Hãy cố gắng hết sức trong việc tóm tắt các bài học với một câu hỏi duy nhất

Thời gian không phải lúc nào cũng theo ý bạn. Tuy nhiên hãy cố gắng tóm tắt bài giảng của bạn với một câu hỏi duy nhất; mà từ câu hỏi đấy có thể dễ dàng dẫn ra nhiều câu hỏi khác hơn. Câu hỏi duy nhất này giúp bạn nhớ rõ mục tiêu của bài học; và cũng sẽ giúp học sinh điều tương tự như vậy. 

5. Đặt các câu hỏi và sẵn sàng chờ câu trả lời

Lỗi thường thấy nhất ở các giáo viên là khi họ đặt ra câu hỏi cho lớp; nhưng bản thân họ lập tức đưa ra đáp án. Làm điều này thì bạn đã “cướp” đi cơ hội phát triển kỹ năng tư duy phản biện của học sinh. Hãy đặt một câu hỏi và sau đó chờ câu trả lời từ học sinh. Cho dù bạn có phải chờ nhiều hơn 5 đến 10 phút đi chăng nữa. Điều quan trọng ở đây là bạn cho học sinh thời gian để tự suy nghĩ; đánh giá và sau đó tự đưa ra quyết định đâu là đáp án chính xác. 

6. Nhường lại vị trí dẫn dắt cho học sinh

Hãy đưa ra một câu hỏi và cho các em viết xuống đáp án của mình. Nhấn mạnh rằng các loại câu trả lời nào bạn muốn các em đưa ra; và chắc chắn rằng câu hỏi của bạn không mơ hồ và cũng không quá cụ thể. Bạn có lẽ sẽ cảm thấy tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu ra đáp án thì rất tốn thời gian. Đơn giản bởi vì bạn không biết liệu rằng các em có học được gì hay không; nhưng đây là điều bạn nhất định phải làm.

Nỗi khao khát và thích thú khi nhanh chóng đưa ra cho các em câu trả lời thì đúng là rất tuyệt; nhưng vào cuối buổi học nếu bạn cứ tiếp tục cung cấp thông tin cho các em; thì các em sẽ không bao giờ học được cách tự suy luận và đưa ra quyết định. 

7. Khi còn nghi vấn hãy dùng 5W và 1H

Một số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi và để làm điều đó trở nên dễ dàng hơn cho học sinh thì bạn có thể sử dụng phương pháp 5W và 1H. Phương pháp 5W và 1H là dạng đặt câu hỏi cơ bản nhất mà ai cũng có thể làm được. Chúng là Who, What, When, Where, Why và How. Khi học sinh áp dụng phương pháp này vào câu hỏi được đặt ra bởi bạn; có thể giúp cho bạn nhận được tất cả câu trả lời mà bạn mong muốn từ học sinh. 

8. Hãy cho các buổi thảo luận nhóm chuyên sâu thành một hoạt động bắt buộc trong lớp

Thảo luận nhóm; đặc biệt là những lần có lấy điểm luôn là cách tốt để khiến học sinh tự suy nghĩ; đánh giá và phân tích chủ đề hay tình huống. Điểm số có thể khiến ngay cả những học sinh thụ động cũng sẽ phải tham gia vào hoạt động này. 

9. Đưa ra những chủ đề hay tình huống cần phải suy luận như tình huống thực tế 

Nếu học sinh cảm thấy khó khăn khi phải làm việc với các tình huống lý thuyết thì hãy dùng những tình huống thực tế để kích thích các em suy luận và đánh giá vấn đề. Các vấn đề thực tế sẽ dễ dàng hơn để đánh giá; và chúng đem lại nhiều lợi ích cho học sinh hơn. 

10. Luôn luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi

Hãy khuyến khích lớp của bạn luôn sẵn sàng đặt các câu hỏi thắc mắc. Câu hỏi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Một khi một đứa trẻ đặt ra được một câu hỏi thì ngay lập tức sẽ có thêm hai hay ba câu hỏi khác. Khi bạn khuyến khích các em thắc mắc thì đồng nghĩa bạn đang khuyến khích các em suy luận.

Lan Vy lược dịch từ The Teachers Digest

Tham khảo các khóa học tại đây.

20 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Việc áp dụng các phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động này không những được thực hiện ở trường lớp mà còn nên áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình. Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu qua bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP].

Xem thêm:

Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?

TOP 8 cách học online hiệu quả cho trẻ như khi học tại trường

8 lợi ích của việc học online  cho trẻ mầm non và tiểu học

Những đặc điểm tư duy của trẻ mầm non

Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi được xem là giai đoạn vàng trong quá trình nhận thức. Về thể trạng, trí não của trẻ đang phát triển. Vì vậy, trẻ có xu hướng muốn tương tác với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Trẻ muốn thử làm và được làm. Khi trẻ thực hiện sẽ có lỗi, bị sai, nhưng qua đó trẻ sẽ tự “rút kinh nghiệm” và điều chỉnh cho phù hợp. Tư duy giai đoạn này của trẻ được gọi là trực quan - hành động. 

Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non từ 1 - 3 tuổi

Trẻ từ 3 - 6 tuổi

Bước giai đoạn lớn hơn của tuổi mầm non, với nền tảng từ giai đoạn trước, tư duy của trẻ sẽ rõ ràng, mạch lạc hơn. Vẫn căn cứ vào các hoạt động trải nghiệm và quan sát mà tư duy của trẻ được rèn luyện và kích thích phát triển. Các mức yêu cầu cũng từ đó tăng thêm, khó hơn. 

Đây là bước ngoặt lớn của trẻ mà thầy cô và phụ huynh cần có sự chú ý quan tâm hơn trước. Trẻ bắt đầu ghi nhớ về tính chất sự vật, sự việc bên trong bộ não. Các quan sát được thực hiện kỹ càng hơn, tập trung hơn. Việc thu nạp hình ảnh với hình dáng, màu sắc,... được trẻ thực hiện đều đặn, thường xuyên. Rất nhanh, trẻ chuyển từ tư duy hành động sang tư duy hình tượng.

Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non từ 3 - 6 tuổi

Bí quyết phát triển tư duy cho trẻ mầm non

Nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp phụ huynh và thầy cô giáo hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, trong đó có mặt tư duy. 

Giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện

Rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ là một trong những bí quyết giúp phát triển tư duy. Tư duy phản biện buộc trẻ phải quan sát, tìm hiểu và ghi nhận thông tin sự vật, sự việc rõ ràng, chi tiết. 

Thầy cô, phụ huynh có thể tham khảo những hoạt động rèn luyện mục này như: đặt câu hỏi cho trẻ; hỗ trợ trẻ liệt kê thông tin; tạo điều kiện để trẻ phản biện, nêu ý kiến; hướng dẫn trẻ quan sát, nhìn nhận vấn đề; luôn khuyến khích trẻ thử, trải nghiệm… 

Khuyến khích trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh

Cổ vũ và động viên trẻ chủ động tìm hiểu thế giới xung quanh cũng là cách để trẻ phát triển tư duy nhanh chóng. Những trải nghiệm của bản thân sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, nhớ kỹ hơn. Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin qua trải nghiệm mang tính trực quan, dễ hiểu dễ nắm bắt hơn lý thuyết. 

Môi trường học tập cho mục đích này có thể được sắp đặt ở trường hoặc ở nhà. Hoặc thầy cô và phụ huynh có thể chọn lựa các môi trường thuận tiện để hướng dẫn thêm cho trẻ. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dẫn trẻ đi siêu thị để tìm hiểu về các loại thực phẩm và trái cây hoặc dẫn trẻ đến thảo cầm viên để tìm hiểu về các loài động vật...

Khuyến khích trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh

Cho trẻ làm các bài tập tư duy logic

Những bài tập tư duy logic cũng được khuyến khích sử dụng trong các hoạt động dạy học. Đây sẽ là cơ hội để trẻ được rèn luyện tư duy của bản thân. Nội dung bài học nên phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi màu non. Thầy cô cũng cần chú trọng hình thức trình bày bài tập để trẻ có thể tương tác học tập hiệu quả.

Xem thêm: Dạy trẻ cách tư duy logic nhiều mặt từ 2 tuổi, liệu có thể?

Cho trẻ làm các bài tập tư duy logic

5 phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non

Hiện có nhiều phương pháp phát triển tư duy cho trẻ, tuỳ vào kế hoạch dạy học mà thầy cô và phụ huynh chọn lựa phương pháp phù hợp để áp dụng.

Đăng ký tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non tại trường

Nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển. Trẻ được rèn luyện kỹ năng nhận thức thông qua các hoạt động hàng ngày bao gồm vui chơi, học tập, ăn uống, ngủ nghỉ… Hoạt động nào cũng góp phần rèn luyện kỹ năng này cho trẻ. Phụ huynh và thầy cô đóng vai trò khơi gợi để có thể khai phá được hết những khả năng ở mỗi trẻ. Điều này giúp trẻ từng ngày phát triển hoàn thiện tư duy của bản thân tốt mình.

Xem thêm: Tìm hiểu về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng nhận thức

2. Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng phân tích

Cũng như kỹ năng nhận thức, kỹ năng phân tích cũng góp phần hoàn thiện phát triển tư duy cho trẻ mầm non. Phân tích sự vật, sự việc dưới nhiều góc nhìn cho trẻ có nhiều thông tin chi tiết. Từ đó, trẻ có cơ sở để đưa ra các nhận định của bản thân. Kỹ năng này cũng giúp trẻ không đóng khuôn suy nghĩ mà còn thoả sức sáng tạo. 

Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng phân tích

3. Phát triển tư duy qua kỹ năng ứng dụng

Ứng dụng điều được học, điều đã nhận thức vào thực tiễn cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy. Có thể hiểu, từ lý thuyết đến thực hành hay ứng dụng sẽ thông qua tư duy để thực hiện. Trẻ nhìn nhận được việc có thể ứng dụng những điều được chỉ dạy vào sinh hoạt hàng ngày để đúc kết thêm cho bản thân kinh nghiệm cùng những trải nghiệm thú vị hơn. Chẳng hạn, cha mẹ có dạy trẻ gấp quần áo của mình theo cách đơn giản, sau đó để trẻ thực hành những gì được dạy.

4. Phát triển tư duy qua kỹ năng đánh giá

Quá trình này được thực hiện bao gồm cả trước, trong và sau thực viện một việc gì đó. Trẻ học được cách đánh giá cơ hội trước khi thực hiện, đánh giá hiệu quả đang thực hiện và đánh giá kết quả đã thực hiện xong. Những kiến thức có được sẽ là sự đúc kết tốt nhất cho trẻ. Nguyên quá trình này có thể ghi nhận những lần thực hiện sai nhưng nó vẫn đảm bảo hỗ trợ cho sự phát triển tư duy mà thầy cô, phụ huynh mong muốn trẻ có được. Ví dụ như cha mẹ dạy con cách pha nước cam qua quy trình 3 bước gồm lấy cam đã được cắt đôi sẵn ép lấy nước, đổ nước cam từ vắt vào ly, cho một ít đường vào, khuấy đều và uống. Sau đó, cha mẹ pha mẫu và cho trẻ uống thử. Kế đó, cha mẹ để con từng bước làm lại, thưởng thức thành quả của mình và hỏi những đánh giá của con về những khó khăn gặp phải, sự khác nhau giữa nước con con pha và cha mẹ pha...

5. Phát triển tư duy qua kỹ năng tổng hợp thông tin

Càng có nhiều thông tin, càng có cơ sở để nhìn nhận đánh giá. Vì vậy, phát triển tư duy không nên bỏ qua kỹ năng thông hợp thông tin. Thầy cô và phụ huynh có thể đồng hành cùng trẻ qua các hoạt động tìm hiểu thông tin khác nhau. Trong đó có lựa chọn kênh tiếp cận như xem tivi, nghe kể chuyện, đọc sách báo, buổi trò chuyện. Cũng như dưới nhiều định dạng thông tin: hình ảnh, câu chữ, video, tranh ảnh…

Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng tổng hợp thông tin

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] 

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] là trường mầm non và tiểu học quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP tự hào là một trong những trường mầm non và tiểu học quốc tế tại Việt Nam được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định uy tín quốc tế là CIS [Council of International School] và NEASC [New England Association of Schools and Colleges]. Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học [IB PYP].

Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP]

Ngoài ra, tại ISSP, trẻ mầm non sẽ được giảng dạy theo triết lý giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giải quyết vấn đề, tự tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Do vậy, khi học tập tại trường, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển tư duy một cách toàn diện.

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng cách truy cập vào 2 đường dẫn dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788
  • Email: 

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non là quan trọng. Dù ở trường hay ở nhà, mỗi hoạt động hàng ngày nên được lồng ghép và áp dụng để hỗ trợ kích thích phát triển tư duy cho trẻ.

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog

Video liên quan

Chủ Đề