Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể xếp vào Kiều loại nhân vật nào

Thúy Kiều tài sắc vẹn tròn nên được nhiều người khen là điều dễ hiểu. Nhưng với câu hỏi “Ai khen Thúy Kiều nhiều nhất?” thì ngay cả những nhà Kiều học cũng không dễ trả lời ngay, vì nàng từng được nhiều người khen trong những hoàn cảnh khác nhau, và những lời khen đó rải rác từ đầu đến cuối truyện, nếu không có việc thống kê cẩn thận thì khó biết được kết quả.

  • “Truyện Kiều” xứng đáng là di sản văn hóa của nhân loại

  • Tạo sản phẩm văn hóa từ di sản Truyện Kiều

  • Truyện Kiều và những giá trị xuyên thời đại

Ta dễ thấy người khen Thúy Kiều đầu tiên là Đại thi hào Nguyễn Du. Cụ khen nàng đẹp, thông minh, tài hoa thể hiện qua các câu thơ tả nàng: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hớn kém xanh”. Đó là sắc, còn tài thì: “Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”, nói nôm na ra thì Cụ khen Kiều nhiều tài: Thi, họa đều biết, nhạc rất sành, riêng khoản hồ cầm thì không ai sánh kịp. Nhưng Cụ là tác giả Truyện Kiều, Cụ thương nàng Kiều rồi khen nàng là chuyện thường tình, thế còn các nhân vật trong Truyện Kiều đã khen nàng Kiều như thế nào?


Trong khuôn khổ Tuần văn hóa du lịch chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du [1765-2015] đã diễn ra chương trình “Trò Kiều”, tái hiện những trích đoạn hay, hấp dẫn trong Truyện Kiều.

Với các nhân vật, Đạm Tiên là người khen nàng Kiều đầu tiên. Đạm khen Kiều tài thơ, thơ đề bên mộ thì như “ném châu gieo vàng”; còn thơ viết trong chiêm bao thì: “Ví đem vào tập đoạn trường. Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”. Còn khi gặp lại trên sông Tiền Đường, Đạm Tiên khen Thúy Kiều là “phúc dày” và “Tâm thành đã thấu đến trời”.


Nhân vật thứ hai khen Thúy Kiều là Kim Trọng. Kim khen Kiều tài thơ khi đọc bốn câu thơ nàng đề ở bức tranh tùng: “Khen tài nhả ngọc, phun châu. Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này”. Khen tiếng đàn: “Rằng hay thì thật là hay…”. Chàng Kim còn khen phẩm giá và tiếng đàn của Thúy Kiều khi tái hồi.


Mụ mối khen Kiều “giá đáng nghìn vàng”. Mã Giám Sinh khen: “Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”. Sở Khanh khen Kiều “sắc nước hương trời”; Thúc Sinh khen nhan sắc: “Sinh càng tỏ nét càng khen”. Quan phủ khen tài thơ và sắc đẹp: “Khen rằng giá đáng Thịnh Đường. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Thúc Ông: “Thương vì hạnh, trọng vì tài” cuối buổi xử kiện và khen nàng “nết na” khi tưởng nàng chết cháy: “Nghĩ con vắng vẻ, thương người nết na”. Mụ quản gia nhà họ Hoạn khen người, khen nết: “Thấy người thấy nết ra vào mà thương”. Từ Hải khen Kiều có con mắt tinh đời, biết đoán anh hùng giữa trần ai. Họ Đô khen Kiều: “tài sắc ai bì, có nghề đàn lại đủ nghề văn thơ, kiên trinh chẳng phải gan vừa…”. Giác Duyên khen: “Người sao hiếu nghĩa đủ đường”. Sư Tam Hợp khen: “Thúy Kiều sắc sảo, khôn ngoan”. Và sau khi đoàn viên, trước sự cư xử của Thúy Kiều, “Một nhà ai cũng lạ lùng, khen khao”…


Còn Hoạn Thư thì sao? Nhân vật này đã thành biểu tượng cho máu ghen của người phụ nữ bởi cách đánh ghen làm nhục tình địch có một không hai. Nhưng đó chẳng qua vì “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Thực ra, Hoạn Thư là người “biết người biết của”, với Thúy Kiều thì “Lòng riêng riêng những kính yêu”. Ngay sau khi đưa Thúy Kiều từ nhà mẹ về nhà mình, nghe tiếng đàn của Thúy Kiều, Hoạn Thư đã biết Kiều là người tài và thay đổi cách cư xử: “Hoạn Thư nghe cũng thương tài. Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân”. Đó là lần thứ nhất Hoạn khen Kiều tài. Lần thứ hai, Hoạn Thư khen Kiều tài ngay trước mặt Thúc Sinh: “Rằng Hoa Nô đủ mọi tài. Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”. Sau khi đọc tờ trình của Thúy Kiều ý muốn ra Quan Âm Các, Hoạn thư đã thốt lên: “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương. Ví chăng có số giàu sang. Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên”. Đây là lần thứ ba Hoạn Thư khen Kiều, và qua câu này, ta thấy trong Truỵên Kiều không ai đánh giá Thúy Kiều cao như Hoạn Thư đánh giá. Và khi xem bản kinh Kiều chép, thì Hoạn Thư: “Khen rằng bút pháp đã tinh. So vào với thiếp Lan Đình nào thua” và “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”!


Như vậy trong Truyện Kiều, người khen Thúy Kiều nhiều nhất, không phải ai khác, mà chính là Hoạn Thư. Hoạn Thư khen Kiều đàn hay, viết tờ trình tài và chép kinh chữ đẹp như thiếp Lan Đình… Nhưng bạn đọc chú ý cho rằng, Hoạn thư có thể khen Kiều nhiều thứ khác nữa, nhưng tuyệt nhiên không khen nhan sắc của nàng Kiều, cũng giống như các bà vợ cả xưa nay, không mấy ai khen vợ thứ của chồng là… đẹp!


Vương Trọng

Gia tài Truyện Kiều cổ của nhà Kiều học

Sở hữu gần 60 bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm, ông Nguyễn Khắc Bảo ở Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam đã trở thành người duy nhất có trong tay một “gia tài” Truyện Kiều cổ và quý nhất Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thúy Kiều,
  • tài sắc vẹn tròn,

Mời các em tham khảo dàn ý phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán [trích Truyện Kiều - Nguyễn Du] của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán và củng cố thêm kiến thức về tác phẩm.

Dàn ý phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán

a] Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác giả, đoạn trích

- Giới thiệu khái quát nhân vật Hoạn Thư: Nguyễn Du đã phác họa rất thành công bộ mặt khôn ngoan, lời nói giảo hoạt của Hoạn Thư trong đoạn trích này.

b] Thân bài: 

Phân tích nhân vật Hoạn Thư qua từng lần xuất hiện và hình tượng nhân vật được tạo dựng

* Luận điểm 1: Hoạn Thư là một người nham hiểm, lắm mưu nhiều kế

- Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt:

+ Trước lời nói và thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”.

+ Giây lát sau Hoạn Thư đã kịp trấn tĩnh và “liệu điều kêu ca”.

=> Lời “kêu ca” của Hoạn Thư [thực chất là cách lí giải để gỡ tội] càng bộc lộ rõ tính cách khôn ngoan giảo hoạt.

* Luận điểm 2: Hoạn Thư là một người thông minh, lanh lợi và mưu trí

- Hoạn Thư nhanh trí kể lại “thịnh tình” của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở Quan Âm Các và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.

- Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng rộng lớn như trời biển của Kiều: “Còn nhờ lượng bế thương bài nào chăng”.

=> Qua cách lí giải để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến mức “quỷ quái tinh ma”.

* Luận điểm 3: Hoạn Thư cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến thối nát.

- Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “Rằng tôi chút phận đàn bà - Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.

-> Lí lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Hoạn Thư từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.

=> Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.

c] Kết bài

- Ý nghĩa việc xây dựng hình tượng nhân vật Hoạn Thư: Qua nhân vật Hoạn Thư, ta thấy tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự đồng cảm và nhân đạo đối với nhân vật này.

Phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán - Bài mẫu

     Khi nhắc tới Hoạn Thư, chúng ta không chỉ biết đến là danh từ riêng nữa mà nó là một chỉ dấu để nói lên những người phụ nữ ghen tuông trong chuyện tình ái đày sóng gió. Trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” đã làm bật lên được tính cách của nhân vật mà người ta còn nhắc tới nhiều hơn cả Thúy Kiều.

     Hoạn Thư là con gái của Thượng Thư bộ lại vào thời Minh triều thời đó, tương đương với chức Thủ tướng bây giờ, là người có quyền sắp xếp mọi công việc trong triều đình. Khi mụ ta lấy Thúc Sinh một người đàn ông có địa vị và tài sản thua xa so Hoạn Thư, yếu thế hơn thì dĩ nhiên là thế lực của Hoạn Thư mạnh hơn Thúy Kiều rất nhiều.

     Và thật lạ lùng thay, hầu như ai cũng biết đến cái tên Hoạn Thư dù đã đọc hay chưa đọc Truyện Kiều bởi nó trở thành một “đại danh từ” biểu tượng cho sự ghen tuông tàn độc của người đàn bà.

     Nếu như so sánh cái ghen của Hoạn Thư đối với thời đại ngày nay thì Hoạn Thư còn hiền so với cách đánh ghen của chị em phụ nữ bây giờ, bởi vì Hoạn Thư là một người có ăn có học, bà ta đánh ghen đều có tính toán, sắp xếp đâu ra đấy hết, chứng tỏ bà là một người thông minh, xảo quyệt. Qua những lời nói đối đáp với Kiều, đủ hiểu bà ta là người không phải nông cạn. Hoạn Thư đánh ghen phải để trả thù Thúy Kiều, chà đạp lên cái nhân phẩm của người con gái đó, mà bà ta làm như thế để trả thù Thúc Sinh. Trong truyện tác giả cũng có nhắc tới việc Hoạn Thư đã mở cửa cho Thúc Sinh đưa Kiều về ra mắt nhưng Thúc Sinh sợ lại không dám đưa nàng về. Hoạn Thư là một con người có hiểu biết, có trí tuệ và cách trả thù với người chồng bạc nghĩa không nông nổi, hồ đồ.

     Trong đoạn trích này tác giả nói về sự trả thù của Thúy Kiều, theo nguyên tác thì sự trả thù của Thanh Tâm tài nhân là vô cùng độc ác, nhưng sau khi được Nguyễn Du dùng cái tâm và văn hóa của người Việt để làm cho sự trả thù của Thúy Kiều trở nên nhân văn, nhân bản phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của đất nước ta. Để hiểu hơn về tính cách của Hoạn Thư thì ta cần tìm hiểu qua đoạn Thúy Kiều đối đáp với Hoạn Thư trong cảnh báo oán.

     Sau khi đã báo đáp ân nghĩa cho Thúc Sinh đã cứu mình khỏi cảnh lầu xanh, cảnh tì thiếp là cảnh Thúy Kiều cho gọi Hoạn Thư vào để báo oán. Khi mời Hoạn Thư lên công đường thấy bà ta Thúy Kiều đã lập tức chào hỏi.

     Ban đầu, trước những lời nói và thái độ của Thúy Kiều, Hoạn Thư như “hồn lạc, phách xiêu”, nhưng với bản chất khôn ngoan của mình Hoạn Thư đã nhanh chóng trấn tĩnh lại để “liệu điều kêu ca”. Những điều Hoạn Thư “kêu ca” thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình hay nói đúng hơn là đang tự biện minh cho mình:

     Trước hết, Hoạn Thư đã đưa ra tâm lí thường tình của phụ nữ:

“Rằng: Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.”

     Với lí lẽ này, sự đối lập giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư đã bị xóa bỏ. Hoạn Thư khôn khéo đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ “tội nhân”, Hoạn Thư đã lập luận để mình trở thành “nạn nhân” của chế độ đa thê.

     Sau đó, Hoạn Thư kể lại “công” của mình đối với Kiều:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”

     Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm, và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. Từ tội nhân thành nạn nhân rồi thành “ân nhân”, con người này thật khôn ngoan, giảo hoạt.

     Sau khi đã cố biện minh cho tội lỗi của mình, Hoạn Thư đã cố gắng lôi kéo Thúy Kiều về phía của mình và trông chờ vào sự khoan dung, độ lượng của nàng để được Thúy Kiều tha cho. Biết được điểm yếu và bản chất hiền lành, lương thiện, thương người của nàng, Hoạn Thư đã:

“Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

     Qua sự đối đáp, biện hộ của mình trước Thúy Kiều, biến mình từ thế bị động sang chủ động đã cho thấy Hoạn Thư là một người tinh ma xảo trá như thế nào và đặc biệt bà ta là một người “sâu sắc nước đời”, hiểu các thể loại người để đối phó và tìm cách lươn lẹo.

     Lời lẽ của Hoạn Thư thật có lí có tình, Kiều phải buộc miệng khen:

“Khen cho: Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.”

     Vì là người hiền từ, nhân hậu dù đã bị Hoạn Thư hại cho ra nông nỗi này nhưng trước lời lẽ của bà ta, Thúy Kiều có đôi chút băn khoăn, không biết nên trả thù nữa hay không hay là tha thứ cho mụ ta.

“Tha ra, thì cũng may đời,

Làm ra, thì cũng ra người nhỏ nhen.”

     Dân gian có câu: “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Hoạn Thư đã biết lỗi, Kiều cũng độ lượng thứ tha, dù rằng bà ta đã gây cho nàng biết bao nhiêu vết thương, nhưng đứng trên phương diện của một người đàn bà bị người chồng của mình bội bạc như thế thì ai cũng hành xử như Hoạn Thư mà thôi.

     Qua đoạn trích nói riêng và cả Truyện Kiều nói chung, ta thấy Hoạn Thư là một con người có ăn có học, nó thể hiện qua cái cách đánh ghen và những lời đối đáp có lý có tình với Kiều, nhưng vì tình yêu, vì sự bội bạc của người chồng nhu nhược, nhút nhát đã khiến cho cả hai người đàn bà của anh ta đều đau khổ.

“Hỏi thế gian tình ái là chi

Mà lứa đôi thề nguyền sống chết”.

---/---

Trên đây là dàn ý phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

Video liên quan

Chủ Đề