Học phần 1 Giáo dục quốc phòng, an ninh

Xem nội dung Bài Giảng bên dưới, nhấn nút để tải xuống tài liệu

85
879 KB
40
609

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 85 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12- CT/TW ngày 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh. Quán triệt chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo dục và thực tiễn, Trường cao đẳng nghề Yên Bái cho biên soạn Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề với 2 học phần. Bộ sách này đã được Hội đồng thẩm định trường cao đẳng nghề Yên Bái nghiệm thu. Nội dung sách đã cập nhật được những vấn đề mới, phù hợp với chương trình mới ban hành, Quyết định số 27/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24-122007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Trường cao đẳng nghề yên Bái tổ chức xuất bản và giới thiệu bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh với học sinh , sinh viên. Hy vọng bộ sách này sẽ giúp ích được nhiều cho giảng viên, sinh viên và nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồngchí giảng viên, cán bộ chỉ đạo để bộ sách ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn Trường cao đẳng nghề Yên Bái 1 HỌC PHẦN 1 Bài 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục đích yêu cầu: Mục đích: Yêu cầu người học nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục quốc phòng - An ninh, nội dung cơ bản của môn hoc GDQP - AN trong đào tạo nghề dài hạn. Yêu cầu: Học tập giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 1.GDQP - AN là một nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường 1.1.GDQP - AN gắn kết quá trình giáo dục - đào tạo Dựng nước phải đi đôi với giữ nước ,đó là quy luật tồn tại và phát triển của dan tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử .Khi có giặc ngoại xâm cũng như khi đất nước hòa bình, thịnh trị. Ông cha ta luôn chăm lo kế sách dài lâu, “sâu rễ bền gốc” luyện binh lúc thư nhàn :"Thái bình lên gắng sức, non nước mấy ngàn thu ". Hay quân ở trong dân "ngụ binh ư nông " sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ,truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được phát huy cao độ tong chiến lược phát triển đất nước :xây dựng chủ nghĩa xã hội [CNXH] và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa [XHCN] là nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN .Giao dục quốc phòng an ninh toàn dân ,trong đó GDQP - AN cho học sinh, sinh viên là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Tình hình quốc tế và khu vực trong thời gian qua cho thấy rằng trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra một cách gay gắt. Những năm tới, khả năng diễn ra các cuộc chiến tranh quy mô lớn và chiến tranh thế giới, nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc và tôn giáo, biên giới vẫn xảy ra liên tục ở nhiều khu vực. Các thế lực núp dưới chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền ", để phát động các cuộc chiến tranh nhằm áp đảo ý đồ của chúng lên các dân tộc khác, thôn tính, lật đổ chế độ, ép các nước phải đi theo quỹ đạo của chúng. Mặt khác thế giới đang đứng trước những vấn đề có tính toàn cầu, bản thân mỗi nước không thể tự giải quyết được mà phải có sự phối hợp đa phương như: bảo 2 vệ hòa bình; ngăn chặn các bệnh hiểm nghèo; bảo vệ môi trường; chống tội phạm quốc tế... đã đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ Tổ quốc. Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế là một xu thế khách quan.Toàn cầu hóa về kinh tế, dù nhiều, dù ít. Các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau :quan hệ đối tượng ,đối tác trở nên không rõ ràng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nước phát triển đang lợi dụng về vốn ,trình độ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để ép các nước kém phát triển. Mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật và công nghệ tiên tiến làm cho vũ khí trang bị quân sự liên tục đổi mới và phát triển với những vũ khí, trang bị hiện đại độ chính xác cao, tinh khôn, tảng hình, uy lực sát thương lớn; nguyên lý sát thương phá hoại khác với vũ khí thông thường ...điều đó không những làm thay đổi biên chế , tổ chức quân đội các nước mà còn làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh ,phương thức bảo vệ Tổ quốc và nghệ thuật quân sự. Tình hình đó làm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ngày nay đã có nhiều thay đổi cả về nội dung, phương thức và đối tượng. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX về quốc phòng - An ninh đã chỉ rõ những yêu cầu mới về bảo vệ Tổ quốc: "Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền , thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ ;bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN ;bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia,dân tộc ". Yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quốc phòng, an ninh. Bảo đảm cho đất nước nói chung và từng khu vực tỉnh, thành phố nói riêng phải luôn chủ động ,sẵn sàng không để bị bất ngờ trước mọi tình huống xảy ra; giữ vững ổn định, ngăn ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh để tập trung xây dựng đất nước. Điều đó đặt ra yêu cầu quan trọng là phỉ tăng cường GDQP AN toàn dân. Phải gắn kết chặt chẽ quá trình giáo dục và đào tạo với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh, nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Thực hiện tốt các mặt công tác quốc phòng, an ninh trong đó có nhiệm vụ GDQP - AN cho sinh viên là thiết thực góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp sự nghiệp giáo dục và đào tạo, GDQP - AN góp phần nâng cao dân trí ,tăng cường tiềm lực về tri thức phòng thủ đất nước. Con đường hiệu quả nhất để đưa đường lối chủ trương của Đảng về quốc phòng - an ninh vào cuộc sống phải bằng con đường giáo dục đào tạo. Chỉ có giáo dục đào tạo mới làm cho mọi người nhận thức đầy đủ , đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ đất nước . GDQP - AN làm cho thế hệ trẻ sinh viên nhận thức được giá trị độc lập, tự do. Sự hy sinh lớn lao của các thế hệ ông cha để bảo vệ đất nước. Trong mỗi giai đoạn cách mạng và đổi mới giáo dục đào tạo, chương trình môn học GDQP - AN từ tên gọi đến nội dung đều được đổi mới kịp thời, đáp ứng những vấn đề cơ bản về đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng. 3 Từ năm 1961 , thực hiện Nghị quyết 219/CP của Hội đồng Chính phủ, việc huấn luyện quân sự phổ thông đã được chính thức đưa vào các nhà trường. Năm 1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thực hiện chương trình huấn luyện quân sự, thống nhất trong các trường đại học, cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp. Năm 1983 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 749/QP về việc ban hành chương trình huấn luyện quân sự phổ thông bậc 1 và bậc 2 cho các trường học. Cùng với GDQP từ những năm 70, công tác đào tạo sĩ quan dự bị từ sinh viên tốt nghiệp đã được triển khai ở nhiều trường đại học trong cả nước. Đã có hàng vạn sĩ quan dự bị được đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học. Đây là nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý kinh tế đáng kể cho thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên, sẵn sàng làm nhiệm vụ vảo vệ Tổ quốc. Hàng ngàn sỹ qua dự bị đã tình nguyện vào phục vụ lâu dài trong quân đội, nhiều người đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng và đã có nhiều đóng góp cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Trước tình hình đổi mới của đất nước và đổi mới về giáo dục và đào tạo, cuối năm 1991 chương trình huấn luyện quân sự phổ thông được đổi thành chương trình môn học GDQP với mục tiêu rõ ràng hơn , rộng lớn hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục - đào tạo và nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong thời bình. GDQP không chỉ trang bị các kỹ năng quân sự cần thiết mà quan trọng hơn là trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và quân sự của Đảng, ý thức và kiến thức quốc phòng để người cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý kinh tế biết kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và đối ngoại ngay trên từng cương vị công tác. Môn học GDQP - AN tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập theo năng lực của mình , tích lũy kiến thức theo học phần. Sinh viên khi đã tích lũy đủ học phần được dự thi lấy chứng chỉ môn học GDQP - AN theo Nghị định của Chính phủ , quy chế của Bộ giáo dục - đào tạo. Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện chương trình môn học GDQP những năm qua , để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế quản lý môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường dậy nghề, năm 2000 Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã ban hành chương trình môn học GDQP cho các trường dậy nghề; năm 2007 Bộ tiếp tục ban hành chương trình GDQP - AN thay thế cho chương trình môn giáo dục quốc phòng ban hành năm 2000. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học GDQP AN đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục và đào tạo với quốc phòng an ninh. GDQP - AN cho sinh viên không riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, quy mô quốc gia, trình độ kinh tế, khoa học - kĩ thuật và công nghệ đều được quan tâm và đưa vào chương trình chính khóa trong các nhà trường, Xin-ga-po có chương trình 4 Phòng thủ tổng lực. Cục trưởng cục Giáo dục quốc gia nằm trong Bộ quốc phòng .Ôxtrây-li-a thực hiện chính sách phổ cập huấn luyện quân sĩ cho thanh niên khi còn học ở các trường trung học, dạy nghề và đại học toàn liên bang Trung Quốc, các cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo theo mô hình "nhân tài lưỡng dụng " để phục vụ cho xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng . CHLB Đức, Nhà nước giao cho hệ thống giáo dục đại học và dậy nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ kế hoạch động viên cho nhu cầu quốc phòng. Cộng hòa Liên bang Nga sau gần một thập kỷ khủng hoảng về kinh tế - chính trị, từ cuối năm 2000 nhà nước đã phải chi một khoản ngân sách lớn cho công tác GDQP - AN cho học sinh, sinh viên ... 1.2.GDQP - AN góp phần giáo dục toàn diện con người mới XHCN GDQP - AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự. Là môn học được thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và thể chế hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhằm góp phần đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật giáo dục năm 1998 đã xác định: " Mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ". Thế hệ trẻ học sinh, sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước và đặc biệt trong thế kỷ XX, thế kỷ của nền kinh tế tri thức phải có những phẩm chất toàn diện về tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, GDQP - AN, giáo dục công dân, giáo dục thể chất, thẩm mỹ cùng nhiều môn học khác góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng các mục tiêu đào tạo nhân trí, nhân lực, nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong những năm đất nước có chiến tranh, nhờ có chương trình huấn luyện quân sự trong các nhà trường.Thanh niên trước khi nhập ngũ đã có kiến thức quân sự phổ thông, rút gắn được thời gian huấn luyện chiến sĩ mới tham gia tích cực trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc . Nhiều tấm gương cao đẹp là học sinh, sinh viên đã xuất hiện khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã trở thành anh hùng, dũng sĩ trong chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Lớp sinh viên tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ cùng sát vai với bộ đội và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội cuả đất nước. Ngoài việc nâng cao dân trí về quốc phòng, GDQP - N góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, coi trọng nếp sống tập 5 thể, mình vì mọi người. Chống thói ích kỷ, cùng với các hoạt động khác đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội. 1.3. GDQP - AN là môn học được luật pháp quy định. GDQP - AN là môn học có chỉ thị của Bộ chính trị chỉ đạo, môn học duy nhất được luật pháp quy định. Điều 17 chương III Luật nghĩa vụ quân sự 1991 quy định: Việc huấn luyện quân sự phổ thông [nay là GDQP - AN] cho học sinh ở trường trunh học phổ thông, trường dạy nghề, rường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học thuộc chương trình chính khóa . Từ năm 1961, khi cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước .Chương trình huấn luyện quân sự phổ thông đã được chính phủ quy định tại Nghị định 219/CP là môn học chính trong nhà trường. Đến năm 1991 sau khi công bố Luật Nghĩa vụ quân sự, môn học huấn luyện quân sự phổ thông được đổi thành GDQP và đưa vào đào tạo chính khóa theo Chỉ thị 420/CT ngày 30/12/1991 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là chính phủ ]. Năm 2001 Bộ Chính trị Ban chấp hành TW [khóa VIII ] ra chỉ thị số 62 CT/TW ngày 12 tháng 2 năm 2001 về "Tăng cường công tác Giao dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới ". Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/NĐ -CP ngày 01/5/2011 về Giao dục quốc phòng. Năm 2007 Bộ chính trị ra chỉ thị số 12/CT -TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP -AN ; thay cho chỉ thị số 62 -CT/TW ngày 12 tháng 2 năm 2001 về " Tăng cường công tác Giao dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới ". Chính phủ ra Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 1o tháng 7 năm 2007 về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, thay cho Nghị định số 15/NĐ - CP ngày 01/5/2001 về Giao dục quốc phòng . Những văn bản quy phạm pháp luật trên tiếp tục khẳng định: GDQP - AN thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo con người mới XHCN. GDQP - AN là môn học chính khóa trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học; các trường chính trị, hành chính và đoàn thể. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, các văn bản pháp quy của nhà nước về môn học giáo dục quốc phòng, an ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân và các trường chính trị, hành chính và đoàn thể ngày càng hoàn thiện, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giáo dục thế hệ trẻ học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược giáo dục và đào tạo của Đảng ta.Vì vậy, học tấp tốt môn học GDQP - AN vừa là quyền lợi được học tập đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi học sinh sinh viên. 6 2. Giới thiệu môn học 2.1 Đặc điểm GDQP - AN nằm trong nhóm các môn học có tỷ lệ lý thuyết chiếm hơn 60 % chương trình môn học, nhằm tăng cường lý luận cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và những hiểu biết về nội dung công tác quốc phòng, an ninh hiện nay cho sinh viên; giúp sinh viên sau khi ra trường nhanh chóng làm quen với các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nơi mình công tác. Môn học GDQP - AN có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: toán, lý, hóa, giáo dục chính tri… đặc biệt các học phần: Đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh và quân sự chung có mối lien quan đến hầu hết các chuyên ngành đào tạo trong nhà trường. Trang thiết bị dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh phải có chế độ sử dụng, bảo quản đặc biệt theo một quy chế riêng, không để mất an toàn, không để thất lạc. Các trường phải có sân bãi tập, đảm bảo đủ mô hình học cụ và trang thiết bị dạy học do các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng sản xuất. Các trường lớn và các trung tâm GDQP - AN cần xây dựng thao trường, bãi tập, phòng học chuyên dụng để đáp ứng yêu cầu của môn học. Vũ khí sử dụng luyện tập do cơ quan quân sự địa phương cung cấp đảm bảo theo thông tin liên bộ và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, đội ngũ giảng viên gồm nhiều nguồn: giảng viên là sĩ quan biệt phái của Bộ Quốc phòng, giảng viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong biên chế hữu cơ của trường, giảng viên hợp đồng, thỉnh giảng… 2.2 Chương trình môn học Chương trình môn học giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh sinh viên được ban hành theo quyết định số 27/ 2007/ QĐ - BLĐTBXH ngày 24 / 12/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; về Ban hành chương trình GDQP – AN cho học sinh sinh viên các trường trung cấp và cao đẳng nghề. Chương trình môn học GDQP - AN gồm các học phần bắt buộc. Thực hiện theo quyết định số 24 / 12/ 2007 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội môn học GDQP - AN gồm hai học phần cở bản với tổng số tiết là 75 đối với hệ cao đẳng và một học phần với tổng số tiết là 45 đối với hệ trung cấp. 3. Phương pháp nghiên cứu và tổ chức thực hiện. 3.1. Phương pháp nghiên cứu Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của GDQP - AN rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và 7 phát triển. Vì vậy GDQP - AN được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứụ cụ thể. Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung GDQP - AN với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết... nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung GDQP - AN. Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm... nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh ; bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các kiến thức GDQP - AN. Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự. Đổi mới phương pháp dạy học GDQP - AN theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung GDQP - AN cần chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo; tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận; tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học. 3.2 Tổ chức thực hiện. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP - AN được quy định trong Quyết định số 69/2007/QĐ - BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức tổ chức dạy học tập trung chủ yếu thực hiện ở các Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên; ở các trường có thể đan xen nhiều hình thức khác theo quy định của hiệu trưởng. Khi học GDQP - AN sinh viên phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo hướng dẫn của giảng viên. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên 8 và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình. Học phần có từ 2 đến 3 đơn vị học trình kiểm tra ít nhất một lần; học phần có từ 4 đơn vị học trình trở lên kiểm tra ít nhất hai lần. Số lần cụ thể do hiệu trưởng các trường quy định. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập môn học GDQP - AN. Sinh viên đạt điểm trung bình môn học từ 5 điểm và không bị xử lý kỉ luật từ cảnh cáo trở lên được cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh và được ghi kết quả xếp loại trong Chứng chỉ. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học. 9 Bài 2: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Mục đích yêu cầu: Mục đích: Yêu cầu người học hiểu được quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất chiến tranh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp cơ bản của Đảng ta về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Yêu cầu: Vận dụng kiến thức của bài trong nhận thức và hoạt động thực tiễn xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. 1. Quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh 1.1. Quan điểm của Mác - Lênin về chiến tranh Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội Chiến tranh là một trong những vấn đề phức tạp, trước Mác đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của C.Ph.Claudơvít [1780 - 1831], Ông quan niệm : Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy độngsức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở đây, C.Ph.Claudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, C.Ph.Claudơvít chưa luận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước [hoặc liên minh giữa các nước] nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang. Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh Với thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, cùng với sự kết hợp sáng tạo phương pháp lôgíc và lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn về nguồn gốc nảy sinh chiến tranh. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề