Học để làm người là gì

Trước hết chúng ta cần phải hiểu khái niệm việc “học”. Học, hay còn được gọi là học tập, là quá trình mà mỗi chúng ta tiếp thu kiến thức mới hoặc tiếp nhận kiến thức nâng cao từ nền tảng kiến thức cơ bản đã có.

Học giúp chúng ta nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết, các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Việc học và luyện tập thường xuyên giúp chúng ta trau dồi, hiểu sâu hơn và rộng hơn những lĩnh vực, vấn đề ta muốn tìm hiểu; làm tăng sự sáng tạo, kích thích não bộ hoạt động nhanh hơn, dễ dàng áp dụng vào đời sống, học tập cũng như công việc của chúng ta.

Xã hội phát triển không ngừng, nếu như không chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức mỗi ngày, chúng ta sẽ bị thụt lùi và đi sau những người khác, đồng thời việc chậm trễ này cũng làm chúng ta không nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong tương lai, không đạt được những thành tích mình mình mong muốn. 

2. Học cái gì?

Khi đã hiểu được khái niệm học là gì, chúng ta cần phải làm rõ câu hỏi tiếp theo: Học cái gì?

Cái này sẽ không ai chỉ bảo được cho bạn, mà bạn sẽ phải tự hỏi bản thân mình muốn học cái gì. Mục đích trường học cho chúng ta học nhiều môn, về xã hội, về khoa học, về nghệ thuật… để chúng ta hiểu rõ mình giỏi ở đâu, đồng thời cũng là một cách định hướng nghề nghiệp tương lai, khi bạn được học và được làm những điều mình thích, từ đó bạn sẽ gắn bó được với công việc lâu dài và truyền cảm hứng cho những người khác. 

Có thể hiện nay, nhiều người đã quên mất điều này, hoặc họ không biết, nên hầu hết các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình đạt thành tích tất cả các môn bằng nhiều cách, điều đó dẫn đến việc các bé sợ đi học, sợ tất cả các môn, không hiểu rõ bản thân mình muốn gì và không có định hướng trong tương lai, điều này thật sự rất nguy hiểm.

Vậy làm thế nào để xác định được bản thân mình muốn học cái gì? Các bạn hãy thử trả lời một số câu hỏi sau đây nhé:

- Mục đích học tập của bạn là gì? Đây là câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất, vì nếu không có mục đích rõ ràng, bạn sẽ không hiểu rõ bạn muốn gì, cũng không xác định bạn làm như thế nào, và bạn sẽ làm mọi việc một cách vô ích, tốn kém thời gian.

- Tại sao bạn lại chọn mục đích học tập đó cho bản thân? Câu hỏi này giúp bạn xác định được độ khả thi và tính thực tế mục đích bạn đặt ra, nên tìm hiểu, phân tích rõ ràng mục đích của mình thay vì lãng phí thời gian vào những mục đích không thiết thực. 

- Để đạt được mục đích đó, bạn cần học những cái gì? Việc này giúp bạn chọn lọc được những kiến thức bạn cần học để giúp bạn đạt được mục đích học tập của mình, bạn nên kham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm đi trước.

- Bạn nên học vào lúc nào? Học tập là việc bạn dành cả một đời để làm, nên chia từng giai đoạn để học, giai đoạn trước hỗ trợ cho giai đoạn sau, không nên tập trung học quá nhiều thứ vào cùng một thời điểm, như vậy càng khiến bạn bị áp lực và quá tải, dần dần mất cảm hứng học tập.

- Bạn nên học từ ai? Tùy vào mục đích bạn đặt ra mà bạn chọn lựa “người thầy” cho bản thân mình, có thể là nhiều người, có thể là một người, nhưng bạn nên phân biệt rõ những cái cần học và những cái nên tránh xa.

- Bạn nên học ở chỗ nào? Có thể là trường lớp, công ty, doanh nghiệp, hay đơn giản là gia đình bạn.

- Bạn nên học như thế nào? Đây là câu hỏi giúp bạn xác định phương pháp học của bản thân, cái nào hiểu quả với bạn, tùy mục đích mà ta có những phương pháp học khác nhau, học lý thuyết phải đi đôi với thực hành, vừa học vừa làm sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.

Với việc trả lời những câu hỏi trên, bạn đã phần nào xác định được mình nên học cái gì, tuy nhiên những câu hỏi này chỉ có ích trong một giai đoạn cuộc sống của bạn, sau khi hoàn thành được mục đích đã đề ra, bạn nên trả lời lại những câu hỏi này để xác định mục đích tiếp theo bạn cần đạt nhé.

3. Học để làm gì?

Như các bạn cũng nhìn thấy rõ ràng, xã hội hiện nay sử dụng bằng cấp làm thước đo năng lực mỗi người, việc không đạt được bằng cấp hay một công việc tốt vô hình chung lại thành một sự xấu hổ, ngại ngùng của nhiều gia đình. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta đi học như một điều hiển nhiên, đạt được thành tích cao, bằng cấp giỏi là một lẽ bắt buộc. Nhưng đã có ai thực sự hiểu rõ chúng ta học để làm gì chưa? Đây thực sự là một câu hỏi khó, đối với cả các bé đang đi học, những anh chị đang đi làm, và cả với những bậc phụ huynh ngày đêm khuyến khích con mình học giỏi.

Bản thân các bậc phụ huynh cũng luôn tự nhủ với bản thân, con mình đi học thành đạt, về sau kiếm được công việc làm tốt, có địa vị trong xã hội, như thế là hạnh phúc. Một phần vì áp lực xã hội, một phần vì sự thay đổi chóng mặt của xã hội, con người cần phải học tập và cạnh tranh mỗi ngày mới có thể thích nghi. Vì bị cuốn vào vóng xoáy đó, họ quên mất một điều đơn giản, liệu đó có phải là điều con mình mong muốn, liệu đó có phải là mục đích của việc học?

Học là để làm người 

Bản chất của con người được ghép bởi hai chữ: Con và Người. Phần “con” là những thứ bản năng nhất mà chúng ta không cần học cũng tự mình biết, đói thì ăn, khát thì uống, vui thì cười, buồn thì khóc, mệt thì ngủ… Nhưng chúng ta thành “người” là vì chúng ta học. Học bò, học đi, học nói, lớn hơn là học viết, học chữ, học tính toán, học đối nhân xử thế. Chúng ta học từ gia đình, từ trường lớp, từ những người xung quanh, từ xã hội để phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Bằng cấp, chứng chỉ đơn giản chỉ là chứng minh chúng ta có hiểu biết về kiến thức, nhưng nếu như con người chỉ có kiến thức mà có thái độ cư xử không đúng mực vẫn chỉ là một “kẻ vô học” mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta không có bằng cấp về kiến thức, có một công việc với địa vị thấp hơn, nhưng chúng ta có hành vi cư xử đúng mực, đối nhân xử thế tốt thì chúng ta vẫn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh. Có thế thấy, học để làm người là mục đích cơ bản và cao cả nhất của việc học, để giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện hơn, phần “người’ sẽ cao hơn phần “con”.

Học là để mở mang, trau dồi và nâng cao kiến thức

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mục đích này được, cũng như các bậc phụ huynh luôn muốn con mình có bằng cấp, địa vị xã hội là không sai trái. Nhưng liệu có thật sự đó là điều con họ muốn, là ngành nghề mà con họ thích, là công việc mà con họ đam mê? Xã hội phát triển càng nhanh, nhu cầu mở rộng ngành nghề càng nhiều, cơ hội phát triển của mỗi người cũng lớn theo, nhưng tâm lý các vị phụ huynh luôn muốn con mình có một công việc ổn định, an toàn hơn là theo đuổi mong ước thật sự của các con. Thêm vào đó, việc chú trọng học tập khiến các bé không được trau dồi các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết, khiến các bé ở ngoài xã hội bị lạc lõng. Cũng như nhiều bạn sinh viên chú tập trung việc học tập, đạt được bằng cấp cao, nhưng khả năng thực hành hay kĩ năng mềm cơ bản là không có, dẫn đến việc loay hoay không tìm được công việc phù hợp.

Vì thế, hãy học những điều bản thân mình muốn, bản thân mình yêu thích, xác định sớm định hướng phát triển trong tương lai, kết hợp nâng cao kiến thức cùng trau dồi các kĩ năng mềm, như thế mới là mục đích đúng đắn của việc học tập.

Học là để phát triển, khẳng định và nâng tầm giá trị bản thân

Học là quá trình tiếp thu, trau dồi và nâng cao kiến thức, với mỗi cá nhân, tùy vào mục đích mà họ sẽ quyết định được phương pháp học của bản thân. Tuy nhiên, tất cả đều hướng về một mục đích chung nhất: Khẳng định giá trị bản thân. Là cách mà họ tiếp thu kiến thức đã học mỗi ngày rồi vận dụng vào cuộc sống, vào công việc để tạo ra lợi ích cho xã hội. 

Học là để hòa đồng với thế giới, chia sẻ hạnh phúc với mọi người

Học không chỉ là trau dồi, nâng cao kiến thức, học còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách bản thân; học cách đối nhân xử thế giữa con người với con người; học cách cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh; học cách quý trọng những gì bản thân mình đang có; mang nhiều niềm vui và ý đến cuộc sống của mỗi cá nhân.

4. Tổng kết

Thực ra câu hỏi “học để làm gì?” là một câu hỏi không có câu trả lời cụ thể và chính xác, tùy cảm nhận mỗi người mà lại có câu trả lời riêng cho bản thân. Vậy bạn đã từng được hỏi “học để làm gì” chưa? Câu trả lời của bạn là gì?

>> Tìm hiểu thêm:

Người ta nói rằng học làm người là việc của cả đời, không có cách nào tốt nghiệp được. Câu nói này quả thực rất có đạo lý. Đời người, bất kể là ai đều cần phải học tập, chỉ cần có học tập thì nhất định sẽ có tiến bộ. Học làm người là một môn học vô cùng quan trọng và thâm sâu. Vậy, một người cần học những gì?

[Ảnh minh họa: Saravutpics/Shutterstock, Royalty-free stock photo]

1. Học nhận lỗi

Con người thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.

Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi thì chẳng những không bị mất cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng chính nghĩa, dũng cảm, biết sửa sai.

Con người cần phải có dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy, không nên làm việc như vậy, không nên làm cản trở người khác.

Người có dũng khí là một người mà có thể sám hối, nhận sai lầm và sửa chữa. Người như vậy sẽ luôn đề cao đạo đức, phẩm chất của bản thân và trở thành người hoàn thiện.

Sống trên đời, biết nhận lỗi là đạo đức tốt đẹp, cũng là một phương pháp tu hành.

2. Học nhu hòa

Nếu nói rằng đời người như một thảo nguyên hoang sơ bát ngát, thì nhu hòa như dòng sông quanh co, thảo nguyên sinh trưởng, sinh sôi nảy nở nhờ nguồn nước ấy.

Nếu nói cuộc sống như bầu trời trong vắt, thì nhu hòa như những đám mây lững lờ trôi vắt ngang bầu trời. Trời xanh có mây trắng mới nên thơ, vì mây bay mà bầu trời trở nên lung linh, huyền ảo.

Có ví von hài hước rằng: Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết, chỉ lưỡi là vẫn còn. Cho nên phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài được.

Người trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu. Một người càng trưởng thành thì tâm tính càng ôn hòa, tĩnh lặng. Cho nên, ôn nhu, hòa nhã cũng là một đức tính mà mỗi người đều nên dụng tâm học tập.

3. Học nhẫn nại

Nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao. Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, từ đó mà bình thản tiếp nhận chúng.

Khi đời người gặp phải nghịch cảnh, hãy nhớ kỹ phải nhẫn nại. Có thể nhẫn được việc người khác không thể nhẫn, mới có thể đắc được những thứ người khác không thể đắc.

Bạn cứ tiến thẳng về phía trước, đương nhiên sẽ gặp phải bóng tối. Nhưng khi vượt qua giai đoạn này bạn sẽ đón nhận được những tia sáng tinh khôi.

4. Học thấu hiểu

Một người khuyết thiếu sự thấu hiểu với người khác thì thường sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Trong cuộc sống, có rất nhiều việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ. Vì vậy, hãy luôn giữ một khoảng hòa hoãn, lắng nghe, tìm cách liễu giải người khác. Khi có thể hiểu người khác, người ta sẽ sống vị tha hơn, yêu người, yêu cuộc đời hơn.

Hết thảy những kết quả trong cuộc đời này đều không phải vô duyên vô cớ mà được sinh ra. Bất luận ai làm việc gì, đều có nguyên nhân và lý do của họ. Bất luận trong cuộc đời của một ai đều có những “hỉ, nộ, ái, ố” mà không muốn người khác biết.

Khi thay đổi một góc độ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng không phải chỉ có mình chúng ta là nhân vật chính trong thế giới này. Mỗi người một dạng khác nhau, mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình, mỗi người đều là nhân vật chính trong câu chuyện ấy. Cho dù câu chuyện ấy là bình thường hay là ly kỳ lạ lẫm, mỗi người đều phải trải qua những bi thương và hạnh phúc khác nhau.

Nhân sinh vô thường, ai cũng có nỗi niềm, có nước mắt riêng, chúng ta nên học cách xót thương và bao dung, học cách đối xử tử tế với người khác, bởi vì suy cho cùng đó là cuộc sống của một con người nơi trần thế.

  • Xem thêm: Đạo làm người làm việc của hiền nhân xưa

5. Học buông bỏ

Đời người rất nhiều thứ là như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống. Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự do tự tại đây?

Những năm tháng trong cuộc đời là hữu hạn, không ai dám chắc ngày mai ra sao, có còn khỏe mạnh hay không, cho nên nếu ngay ngày hôm nay có thể buông bỏ hết những cố chấp, thì sẽ khiến người khác tiếp nhận mình, từ đó mới được giải thoát khỏi bao nhiêu mâu thuẫn.

6. Học cảm động

Khi nhìn thấy điểm tốt của người khác cần phải biết vui mừng, nhìn thấy việc tốt mà người khác làm cần phải biết cảm động. Cảm động chính là một loại tình cảm có sức mạnh phi thường.

Sự cảm động có thể khiến người ta cải biến, có thể khiến người ta từ bỏ những ác tâm, và khơi gợi thiện tâm. Con người không chỉ cần biết cảm động, mà sống trên đời cũng nên làm nhiều sự tình để người khác cảm động.

Để cuộc sống tươi đẹp, trước hết chúng ta cần một thân thể khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh không chỉ có ích lợi đối với chính bản thân mà còn khiến cho bạn bè và người thân an tâm. Cho nên, sống khỏe mạnh cũng là một hành vi có hiếu đễ.

Cổ nhân cho rằng, đời người chính là một quá trình học làm người, cũng là một quá trình tu hành, tu luyện. Làm người không phải để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Việc tu luyện của đời người là quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ mọi hoàn cảnh trong cuộc đời. Người có thể cố gắng học tập, không ngừng nâng cao tâm tính, đạo đức thì cuối cùng nhất định sẽ có tương lai tốt đẹp.

An Hòa

Xem thêm:

  • Trí tuệ cổ nhân: Làm người trước, làm việc sau

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề