Học sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2023 năm 2024

Tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” năm 2023 [sáng 22/7] diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD&ĐT] thông tin, đến thời điểm này, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT [Hệ thống] ghi nhận gần 390.000 thí sinh đăng ký xét tuyển, đạt tỷ lệ khoảng 37%.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, trong số gần 390.000 thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống, có khoảng 72.000 thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học khuyên thí sinh không nên chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất. Thay vào đó, các em nên đăng ký một số nguyện vọng.

Vì nếu có rủi ro cho thí sinh thì Hệ thống còn xét tuyển tiếp để thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào các nguyện vọng khác.

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển: "Không bỏ trứng hết vào một giỏ"

Thí sinh cần lưu ý sắp xếp nguyện vọng mình yêu thích nhất, thấy phù hợp nhất lên đầu. Khuyên thí sinh "không bỏ trứng hết vào một giỏ", nhưng PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng, có thí sinh đăng ký cả trăm nguyện vọng, điều này là không cần thiết.

Thực tế từ năm trước, nhiều thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm nhưng lại không đăng ký nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển này lên Hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT. Các trường hợp như vậy đã đánh mất đi cơ hội trúng tuyển của chính mình.

Vì cho dù thí sinh được các trường xác nhận trúng tuyển có điều kiện thì thí sinh vẫn phải làm thao tác cuối cùng là đăng ký các nguyện vọng xét tuyển, bao gồm cả nguyện vọng xét tuyển sớm và nguyện vọng xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT và nộp lệ phí đầy đủ với các nguyện vọng có đăng ký.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy còn 9 ngày nữa hệ thống sẽ dừng nhận đăng kí xét tuyển nguyện vọng đại học. Vì vậy, thí sinh cần cố gắng thực hiện ngay thao tác đầu tiên của đăng kí nguyện vọng. Đừng chờ đợi giây phút cuối cùng, dễ xảy ra rủi ro, nghẽn mạng.

Không khống chế số lượng nguyện vọng để tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh

Tại Ngày hội, có phụ huynh băn khoăn đề nghị khống chế số lượng nguyện vọng và hạn chế tình trạng các trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển như hiện nay.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho phép các trường tự chủ trong việc xây dựng các phương thức xét tuyển.

Việc có sử dụng phương thức xét tuyển sớm hay không là tùy theo nhu cầu của thí sinh. Nếu không muốn, thí sinh vẫn có thể sử dụng phương thức sử dụng xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học khẳng định, việc không khống chế số lượng nguyện vọng của thí sinh là tăng thêm cơ hội cho thí sinh chứ không gây khó khăn cho thí sinh.

Bộ GD&ĐT đã có giải pháp cho việc giảm tình trạng ảo bằng cách yêu cầu thí sinh đăng ký tất cả các nguyện vọng lên Hệ thống.

Theo đó, dù thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng thì vẫn chỉ được xác định trúng tuyển một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh mục nguyện vọng của thí sinh.

Vì thế, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng không hề "chiếm chỗ" của thí sinh khác như phụ huynh lo lắng.

Bước cuối cùng thí sinh vẫn phải đăng ký lên Hệ thống

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền của trường trong việc quy định tất cả các bước trong phương thức xét tuyển sớm. Mỗi trường sẽ có những yêu cầu về quy trình hồ sơ. Các quy định chỉ làm tăng thêm sự chắc chắn của trường, hoặc có thể hạn chế "ảo".

"Tôi khẳng định bước cuối cùng thí sinh vẫn phải đăng ký lên Hệ thống. Đó mới là bước quan trọng nhất”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nói.

Thí sinh có thể xác nhận vào 3 trường nhưng khi đăng ký lên Hệ thống, thí sinh có thể sắp xếp lại nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên của mình.

Về nguyên tắc, Hệ thống sẽ xác nhận cho thí sinh đỗ một nguyện vọng thí sinh xếp ưu tiên cao nhất.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành/chương trình đào tạo mà không cần đăng ký phương thức, hay tổ hợp xét tuyển.

Với điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực, xét trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ [quy trên thang điểm 30], nếu tổng điểm của thí sinh đạt từ 22,5 trở lên thì điểm cộng ưu tiên của các em sẽ giảm dần theo tuyến tính.

Như vậy, nếu các em đã đạt 30 điểm rồi thì không cần cộng điểm ưu tiên nữa. Đây điểm mới mà thí sinh cần lưu ý để lựa chọn nguyện vọng phù hợp nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tính đến thời điểm khóa cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến - cuối ngày 30-7, hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận tổng số hơn 660.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển với 3,4 triệu nguyện vọng, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Trước đó, năm 2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận 616.522 thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển đại học với 3.098.730 nguyện vọng, chiếm tỉ lệ 64,07% [trung bình mỗi thí sinh đăng ký 5,03 nguyện vọng]. Còn lại 325.237 em không đăng ký.

Việc cần làm đầu tiên của thí sinh sau ngày 30-7 là phải nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến theo 6 cụm tỉnh thành trên cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, hệ thống xét tuyển đại học năm 2023 cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán [cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia] để đóng lệ phí xét tuyển.

Tất cả thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống đều phải nộp lệ phí xét tuyển.

Thí sinh có thể tự thanh toán bằng tài khoản ngân hàng/tài khoản ví điện tử của bản thân [nếu có] hoặc nhờ người thân thanh toán hộ trên giao diện thanh toán của thí sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý thí sinh chỉ nộp lệ phí trên hệ thống xét tuyển, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác [trường hợp phát sinh kênh thanh toán khác Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có thông báo].

Năm 2023, về cơ bản quy định liên quan tới xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ ổn định. Bộ không khống chế số lượng nguyện vọng xét tuyển.

Điểm khác biệt so với năm trước là khi đăng ký lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh không phải đăng ký cụ thể phương thức, tổ hợp xét tuyển với từng nguyện vọng. Việc này đỡ gây rắc rối, nhầm lẫn cho thí sinh.

Các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Từ 0h ngày 31-7 đến 17h ngày 6-8, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ ngày 12-8 đến 17h ngày 20-8, các cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống, sau đó tải dữ liệu, thông tin xét tuyển để tổ chức xét tuyển nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký.

Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều 20-8.

Trước 17h ngày 22-8, các trường đại học sẽ thông báo điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.

Trước 17h ngày 6-9, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống xét tuyển chung của bộ.

Từ 7-9 đến tháng 12-2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của các cơ sở đào tạo, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải báo cáo chính xác, đầy đủ kết quả tuyển sinh năm 2023 trên hệ thống trước 31-12.

Lịch nộp lệ phí đăng ký xét tuyển trực tuyến

Thí sinh thanh toán trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ đăng ký xét tuyển theo 6 cụm tỉnh/thành phố [nơi thí sinh đã nộp hồ sơ] như sau:

- Từ 0h ngày 31-7 đến 17h ngày 1-8: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

- Từ 0h ngày 1-8 đến 17h ngày 2-8: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.

- Từ 0h ngày 2-8 đến 17h ngày 3-8: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Từ 0h ngày 3-8 đến 17h ngày 4-8: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.

- Từ 0h ngày 4-8 đến 17h ngày 5-8: TP.HCM, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.

- Từ 0h ngày 5-8 đến 17h ngày 6-8: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng đại học 2023?

Theo quy chế tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường. Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.

1 học sinh có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?

Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng nhưng cần cân nhắc việc sắp xếp thứ tự và luôn nhớ nguyên tắc là đặt nguyện vọng yêu thích nhất, mong muốn nhất là nguyện vọng 1 vì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất.

Khi nào hết hạn đăng ký nguyện vọng 2023?

Sau 17h ngày 30/7/2023, thí sinh sẽ hết hạn đăng ký nguyện vọng.

Nộp lệ phí đăng ký nguyện vọng 2023 ở đâu?

Cách nộp lệ phí nguyện vọng Đại học 2023 được thực hiện như sau: Bước 1: Thí sinh truy cập vào website //thisinh.thithptquocgia.edu.vn/. Sau đó đăng nhập bằng tài khoản của thí sinh. Bước 2: Sau khi đã đăng nhập vào website, thí sinh vào Danh sách nguyện vọng và chọn vào ô Thanh toán.

Chủ Đề