Học viện Ngân hàng có những ngành gì

Nếu hỏi bất cứ bậc phụ huynh, hay bạn học sinh lớp 12 nào đang tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp trong tương lai liên quan tới ngành Ngân hàng và Kinh tế, câu trả lời 90% sẽ là Học viện Ngân hàng. Vậy Học viện Ngân hàng ưu điểm hơn so với các trường đại học khác cùng lĩnh vực? Các bạn hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu về ngôi trường nổi danh lâu năm này nhé!

Học viện Ngân hàng

Xem thêm: Review Đại học Thương Mại[TMU] – Em phải vào Thương Mại học kinh tế

1. Giới thiệu chung

Ngày 13/9/1961, Học viện Ngân hàng được thành lập với tên gọi Trường cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng. Sau đó trải qua 4 giai đoạn phát triển, từ ngày 09/02/1998, trường chính thức đổi thành tên Học viện Ngân hàng [HVNH] như hiện nay.

HVNH có trụ sở chính nằm ở số 12 phố Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội. Ngoài ra, trường còn có 02 phân viện nằm ở Phú Yên, Bắc Ninh và  01 cơ sở đào tạo khác ở Sơn Tây.

Trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, HVNH đã phát triển và thay đổi  không ngừng. Từ một cơ sở chuyên đào tạo về lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiện nay HVNH đã chuyển thể  đào tạo đa ngành. HVNH có đội ngũ cán bộ, giảng viên  với trình độ chuyên môn cao.. Sinh viên tốt nghiệp HVNH đáp ứng đủ các tiêu chuẩn  của nhà tuyển dụng và xã hội, góp phần khẳng định vị thế của trường so với các trường đào tạo cùng lĩnh vực. Và là một trong những trường đại học đào tạo về kinh tế hàng đầu trên cả nước

Những năm gần đây, HVNH đã và đang hướng tới phát triển các hoạt động hợp tác đào tạo hợp tác quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên, với các trường đại học trên thế giới.

2. Cơ sở vật chất

Khuôn viên trường không rộng, nhưng mọi góc trong khuôn viên lại được phủ ngập trong màu xanh của cây lá, khiến cho phong cảnh trong trường rất “nên thơ”. Đặc biệt, nổi tiếng phải kể tới thư viện của HVNH – Thư viện được quy hoạch với không gian đọc sách mở khiến cho bất cứ ai tới cũng ngỡ như là một quán cafe mở.

Tại HVNH,  tất cả các phòng học đều được lắp điều hòa, và đặc biệt các nhà vệ sinh tại BA đều được lắp đặt thiết bị xịn sò, tạo cảm giác như tới một khách sạn 5 sao hạng sang.

Thư viện Học viện Ngân hàng

3. Ngành học

Trước sự phát triển không ngừng của nền kính, BA cũng không dừng lại việc chỉ cải thiện về chất lượng đào tạo về lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà trường còn mở rộng đào tạo thêm nhiều ngành khác đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nền kinh tế mới.

Các chuyên ngành được đào tạo tại Học viện Ngân hàng [BA] hiện nay:

4. Đời sống sinh viên

BA mở ra nhiều CLB tạo điều kiện cho sinh viên được giao lưu văn hóa, văn nghệ và học tập. Thông thường vào đầu năm và giữa năm các CLB thường tổ chức các buổi phỏng vấn để kết nạp thêm thành viên mới. Các CLB tổ chức rất nhiều các  hoạt động, sự kiện dành cho sinh viên, rồi cùng hội họp, vui chơi tập thể. Tham gia CLB, các bạn sinh viên có thể tạo lập sự tự tin hơn, và có cơ hội kết thêm nhiều bạn mới  trong thời gian học ở trường.

Mặc dù hoạt động vui chơi, CLB năng nổ như vậy, nhưng từ rất lâu, sinh viên ngân hàng nổi tiếng là siêu học chăm, có rất ít các đối tượng trốn tiết vì lúc nào vào lớp học bạn cũng cảm nhận như cái lò luyện thi với sĩ số 100/80, thậm chí nhiều bạn còn đi “học chui” những môn học chưa hiểu ở những lớp khác có thầy cô giảng dễ hiểu.

Giảng viên tại BA siêu dễ tính, đáng yêu, và thương học sinh. Phần lớn các bạn sinh viên BA khá thuận lợi trong học tập, tỷ lệ tốt nghiệp cao. Theo thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, Xuất sắc tại BA chiếm tới 80%-85%, còn  tỷ lệ tốt nghiệp hạng TB chỉ dao động  khoảng 10%-20%. Nếu chẳng may, môn học nào đó bạn chỉ đạt  điểm D thì đừng lo, bạn có cơ hội học cải thiện điểm để đạt được bảng điểm đẹp.

Sinh viên BA Hoạt động ngoại khóa

5. Mức học phí

Mặc dù cơ sở vật chất siêu “xịn sò”  nhưng học phí tại HVNH lại siêu “hạt dẻ”.

HVNH nổi danh là một trường có học phí rẻ so với mặt bằng chung các trường đại học đào tạo cùng lĩnh vực. Học phí cho 1 năm học khoảng 7,5 triệu đồng, và tính cho  4 năm sinh viên chỉ hết khoảng 30 triệu.

6. Gương mặt ưu tú

Hàng năm, Học viện Ngân hàng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của nền kinh tế và xã hội. Tiêu biểu phải kể tới Ths. Vương Chi Tâm – cựu sinh viên K14 khoa Tài chính, hiện đang đảm nhiệm chức Phó trưởng phòng Phân tích Ngành và DN thuộc  Công ty CP CK BIDV [BSC]. Ths.Vương Chi Tâm đã từng là một sinh viên không  mấy hứng thú với việc học. Vậy mà chỉ sau  hai năm  đi du học, anh đã quay lại vừa đi làm, vừa thi và đã mang về tay thành tích đáng ngưỡng mộ. Cùng một thời điểm, Vương Chi Tâm đã giành về hai chứng chỉ về đầu tư và quản trị rủi ro [CFA và FRM] trong vòng hai năm.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về Học viện Ngân hàng. Và biết đâu một ngày nào đó, nơi đây sẽ trở thành ngôi trường đại học tương lai của các bạn thì sao?

Bạn là người đam mê đầu tư làm giàu, bạn là FAN của “Shark tank –  Thương vụ bạc tỷ” và bạn muốn trở thành một nhà đầu tư thành công giống như các shark: shark Hưng, shark Phú, shark Liên,…nhưng bạn lại không hiểu, không có kiến thức gì về kinh tế. Bài viết dưới đây, Hocmai.vn sẽ giới thiệu tới bạn đọc Học viện Ngân hàng – trường đại học nổi danh về đào tạo chuyên ngành Kinh tế.

Thị trường kinh tế 

1. Khái quát ngành Kinh tế?

Ngành Kinh tế hay còn gọi là Kinh tế học là một ngành tập trung nghiên cứu mối quan hệ về Cung – Cầu trong trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ trong cuộc sống con người, đồng thời nghiên cứu cách thức quản lý các nguồn lực khan hiếm của xã hội trong nền kinh tế tổng thể.

 Nghiên cứu về Kinh tế học là tìm câu trả lời về cách thức vận động của nền kinh tế và cách các phân nhánh kinh tế tương tác với nhau. Mối quan hệ giữa Cung – Cầu sẽ có các nguyên tắc riêng trong mỗi lĩnh vực [sản xuất. thương mại, dịch vụ]. Các nguyên tắc đó sẽ được ứng dụng trong chính đời sống của chúng ta.

Ngành kinh tế được phân ra nhiều nhóm khác nhau: Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Kinh tế tài chính – ngân hàng,… 

2. Đào tạo ngành Kinh tế – chuyên ngành Kinh tế đầu tư tại Học viện Ngân hàng [BA]

Sinh viên khi trúng tuyển ngành Kinh tế tại BA, các bạn sẽ được đào tạo chuyên ngành Kinh tế đầu tư. Nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khoa Kinh tế tại Học viện Ngân hàng đã mở thêm đào tạo chuyên ngành Kinh tế đầu tư. Đây là một chuyên ngành mới thuộc khoa Kinh tế của Học viện Ngân hàng. Năm học 2018 – 2019, Học viện Ngân hàng bắt đầu triển khai đào tạo cử nhân Kinh tế – chuyên ngành ngành Kinh tế đầu tư. 

Phương thức xét tuyển: BA chỉ tuyển đầu vào với chỉ tiêu 100 sinh viên. Trong đó, Xét kết quả thi THPT quốc gia: 90 chỉ tiêu để; Xét tuyển bằng học bạ: 10 chỉ tiêu. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cử nhân ngành Kinh tế –  chuyên ngành Kinh tế đầu tư do Học viện ngân hàng cấp.

Tổ hợp xét tuyển:

– A00: Toán, Lý, Hóa

– A01: Toán, Lý, Anh

– D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

Chương trình học được Học viên thiết kế hiện đại, đa dạng, và bám sát các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế. Sinh viên Kinh tế đầu tư tại BA sẽ được trang bị các kiến thức từ nền tảng qua các môn cơ sở như [kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô,..] tới kiến thức chuyên sâu về quản lý hoạt động đấu thầu tư vấn đầu tư,  lập dự án, quản lý dự án, quản lý rủi ro trong đầu tư, ầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính…. Sinh viên còn được hướng dẫn các kỹ năng mềm qua các hoạt động trên lớp, của khoa, và của trường. Đặc biệt, tại BA sinh viên ngành Kinh tế đầu tư sẽ có các cơ hội được tham gia các cuộc thi, các hội thảo nghiên cứu, hay thực tập và trải nghiệm làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài mà Học viện liên kết hợp tác cùng.

Chương trình học trong 4 năm:

Những môn học tiêu biểu của sinh viên ngành Kinh tế:

Ngày 21/12/2021 vừa qua, Hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường Kinh tế và Kinh doanh [ICYREB] đã được diễn ra và tiến hành tổ chức tại Học viện Ngân hàng. Hội thảo ICYREB được diễn ra hàng năm với sự hợp tác của 10 trường đại học, học viện trong nước. Bao gồm: Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương Mại,  ĐH Kinh tế [ĐH Quốc gia Hà Nội],  Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế [ĐH Huế], ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Kinh tế [ĐH Đà Nẵng], và ĐH Kinh tế – Luật [ĐH Quốc gia TP. HCM].

ICYREB 2021 là môi trường mà sinh viên Học viện Ngân hàng có cơ hội  trao đổi kiến ​​thức, kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình trước các chuyên gia, các nhà quản lý, và nhà nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến các ngành kinh tế. 

BA đăng cai hội thảo ICYREB lần thứ 7 ngày 21/212/2021

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế của Học viện Ngân hàng [BA]

4. Sinh viên tốt nghiệp Kinh tế Học viện ngân hàng ra làm gì?

Chúng ta có thể khẳng định Kinh tế đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam quyết định mở cửa nền kinh tế, chúng ra có thể thấy rõ sự phát triển vượt bậc của  nền kinh tế trong nước, từ một nền kinh tế nông nghiệp phát triển lạc hậu Việt Nam đã trở thành một quốc gia đang phát triển, đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Để đạt được thành tựu vậy là kết quả của một chuỗi các hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh của Nhà nước, các doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó, với tham vọng nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn và sánh tầm quốc tế, thì các thị trường và hoạt động đầu tư sẽ ngày càng mở rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức đầu tư ngày càng tăng. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đầu tư.
Cử nhân BA sau khi tốt nghiệp Kinh tế chuyên ngành Kinh tế đầu tư có thể tự tin mang theo hành trang kiến thức cùng tấm bằng cử chuyên ngành nhân Kinh tế đầu tư  làm việc ở nhiều lĩnh vực, môi trường khác nhau. Các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước tại các vị trí:

Tại các Ngân hàng [Agribank, ACB, BIDV, VIB,…], các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nhân viên tín dụng, quản trị rủi ro tại ngân hàng; Chuyên viên phân tích đầu tư; Chuyên viên thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư; Chuyên viên quản lý đấu thầu, quản trị rủi ro;….

– Tại các phòng/ ban/ tổ chức nhà nước [Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ quy hoạch,..]: Cán bộ lập dự án và quản lý đầu tư; Cán bộ thẩm định các dự án đầu tư,..

– Tại các trường đại học trong và ngoài nước: Nghiên cứu sinh, giảng viên, cán bộ nghiên cứu.

– Đặc biệt, đối với các sinh viên xuất sắc của khoa, các bạn có thể thông qua giới thiệu của Học viện tới làm việc tại các ngân hàng, các doanh nghiệp mà BA liên kết hợp tác.

– Thậm chí, với nền tảng kiến thức về đánh giá, phân tích và thẩm định thị trường, cử nhân Kinh tế đầu tư có thể vận dụng thêm nguồn vốn tự có, hoặc kêu gọi thêm vốn mở ra các dự án Startup khởi nghiệp của riêng mình.

Cuối cùng chúc các bạn có đam mê đầu tư hay tương lai học chuyên ngành đầu tư sẽ trở thành các SHARK –  nhà đầu tư thành công.

Video liên quan

Chủ Đề