Hội đồng thẩm định giá nhà nước không được thành lập tổ giúp việc

Để các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện theo quy định về nội dung thẩm định giá của nhà nước tại Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Sở Tài chính vừa hướng dẫn các cơ quan, đơn vịmột số nội dung về Hội đồng thẩm định giá.

Cụ thể, về thẩm quyền, Hội đồng thẩm định giá tài sản của Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh do Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập.

Về thành phần, Hội đồng thẩm định giá tài sản của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh do lãnh đạo Sở, ban, ngành cấp tỉnh làm Chủ tịch, thành phần hội đồng được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính Phủ. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất một thành viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá.

Hội đồng thẩm định giá có quyền yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản; Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá; đồng thời từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính Phủ; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá tài sản; Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá tài sản.

Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có quyền tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản; Đưa ra nhận định, đánh giá của mình trong quá trình thẩm định giá; Biểu quyết, để xác định giá của tài sản; trường hợp có ý kiến khác thì có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi vào biên bản họp Hội đồng; Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận định, đánh giá của mình; Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục thẩm định giá tài sản của nhà nước được quy định tại Mục 4, từ Điều 23 đến Điều 32 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và  Điều 11, Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại Nghị định 89/2013/NĐ-CP:

1. Thành phần của Hội đồng thẩm định giá

a] Hội đồng thẩm định giá tài sản của Bộ Tài chính được thành lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2 Điều 5 Nghị định này do lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá thuộc Bộ Tài chính;

- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính;

- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.

Trường hợp Hội đồng thẩm định giá tài sản do Bộ Tài chính thành lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này, thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

b] Hội đồng thẩm định giá tài sản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác của trung ương [sau đây gọi tắt là Bộ, cơ quan trung ương] do lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương có tài sản cần thẩm định giá hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Thủ trưởng đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;

- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá hoặc quản lý tài chính thuộc Bộ, cơ quan trung ương và bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;

- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.

c] Hội đồng thẩm định giá tài sản cấp tỉnh, cấp huyện do lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ quan tài chính nhà nước [Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch] làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Đại diện đơn vị có tài sản cần thẩm định giá;

- Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá, quản lý tài chính của cơ quan tài chính nhà nước;

- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.

d] Hội đồng thẩm định giá tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị [sau đây gọi chung là đơn vị] được giao mua, bán, quản lý và sử dụng tài sản do lãnh đạo đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của đơn vị được giao mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản;

- Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính của cơ quan cấp trên;

- Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.

2. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất một thành viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá.

3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá.

4. Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định giá tài sản trở lên tham dự. Trường hợp Hội đồng thẩm định giá tài sản chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá điều hành phiên họp thẩm định giá. Trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định.

Hội đồng thẩm định giá kết luận về giá của tài sản theo ý kiến đa số đã được biểu quyết và thông qua của thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với kết luận về giá của tài sản do Hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản phiên họp thẩm định giá tài sản.

5. Hội đồng thẩm định giá tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi Hội đồng thẩm định giá chấm dứt hoạt động sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng chủ trì xử lý.

 Công ty CP Định giá và Đầu tư Việt [VIV] là doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập từ ngày 06/04/2015, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thâm định giá số: 099/TĐG ngày 24/9/2015 đến nay đã trải qua gần 06 năm hoạt động và phát triển, với quy mô hoạt động trên hầu hết các tỉnh và thành phố: thẩm định giá tại Lạng Sơn, thẩm định giá tại Hải Dương, thẩm định giá tại Hưng Yên, thẩm định giá tại thành phố Hồ Chí Minh, thẩm định giá tại Gia Lai, thẩm định giá tại Thanh Hóa, thẩm định giá tại Lai Châu, thẩm định giá tại Hà Nam, thẩm định giá tại Hòa Bình, thẩm định giá tại Hải Phòng, thẩm định giá tại Thái Bình, thẩm định giá tại Nam Định, thẩm định giá tại Cao Bằng,……cùng với Ban lãnh đạo và đội ngũ thẩm định viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm VIV cam kết sẽ mang đến dịch vụ thẩm định giá đất, thẩm định giá nhà cửa, thẩm định giá ô tô, thẩm định giá nhà xưởng, máy móc, thiết bị, thẩm định giá tàu, thẩm định giá thiết bị y tế, thẩm định giá thiết bị giáo dục, thẩm định giá hóa chất, thẩm định giá phần mềm, thẩm định giá tài sản đã qua sử dụng……nhanh nhất, chất lượng nhất.

Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT 

Trụ sở chính: Số 7, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

VPGD tại Hà Nội: Số 15, liền kề 3C, Khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Hotline: 0338.694.444

---NTT---

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề