Hợp đồng theo Nghị định 161 là gì

Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định: Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP khi ký lại hợp đồng lao động mà có thỏa thuận xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì việc xếp lương và chế độ khác [nếu có] thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trả lời:

Nhân viên thừa hành của đơn vị sự nghiệp [bảo vệ] là đối tượng được thực hiện chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 15/2001/TT- BTCCBCP [đã được sửa đổi bởi Thông tư 03/2019/TT-BNV] quy định:

"II - KÝ KẾT, THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI HỢP ĐỒNG CÁC CÔNG VIỆC NÓI TẠI ĐIỀU 1 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP

1. Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

[…].

5. Các cá nhân đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc nêu tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng."

Từ quy định trên, hợp đồng lao động giao kết để làm những công việc theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP [bảo vệ] trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, mức lương trong hợp đồng lao động này thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP [Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề].

Như vậy, chế độ nâng lương cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 - tức là nội dung này sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

.

Cập nhật lúc: 05:23, 16/09/2021 [GMT+7]

Trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì khi ký lại hợp đồng mà có thỏa thuận xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì việc xếp lương và chế độ khác [nếu có] thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Ông Hồ Sĩ Mạnh Vũ [Quảng Trị] phản ánh, thưc hiện Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Nghị định hợp nhất 04/NĐHN-BNV, đơn vị nơi ông công tác đã thực hiện ký hợp đồng chuyển tiếp đối với đối tượng lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được xếp bảng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP chuyển sang ký hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động [Mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức tiên lương hiện hưởng tại thời điểm ký].

Theo Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi bổ sung Thông tư 08/2013/TT-BNV:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

1. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 1 như sau: “Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.

Ông Vũ hỏi, việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp như thế nào? Ông Vũ đề nghị hướng dẫn về nâng lương thường xuyên cho hợp đồng lao động đã ký chuyển tiếp theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định: Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP khi ký lại hợp đồng lao động mà có thỏa thuận xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì việc xếp lương và chế độ khác [nếu có] thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

[Theo Chinhphu.vn]

Ông Nguyễn Thanh Toàn [Phú Yên] làm nhân viên bảo vệ hơn 5 năm tại một đơn vị sự nghiệp công lập, ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, thời hạn không xác định. Nay đơn vị yêu cầu ông ký lại hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, thời hạn dưới 12 tháng.

Ông Toàn hỏi, đơn vị yêu cầu ông ký lại hợp đồng như vậy có đúng không? Ông đề nghị ký lại hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, thời hạn không xác định có được không?

Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ thì cá nhân ký hợp đồng lao động để làm những công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Để bảo đảm quyền lợi của người lao động làm những công việc quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP khi chuyển sang ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tại Thông tư số 03/2019/TT-BNV đã quy định:

Cá nhân đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động, mức lương trong hợp đồng mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng [mức tiền lương hiện hưởng được xác định bằng hệ số lương hiện hưởng nhân với mức lương cơ sở cộng với các khoản phụ cấp theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật đang hưởng tại thời điểm ký hợp đồng lao động mới].

Việc chi trả tiền lương, tiền công ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý, giải quyết tranh chấp giữa các bên thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, từ tháng 7/2019, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP phải ký kết lại HĐLĐ.  Theo Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì trường hợp lái xe đang ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP công tác tại cơ quan HCSN thuộc đối tượng phải ký kết lại hợp đồng lao động. Về hình thức hợp đồng và mẫu hợp đồng làm những công việc quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2019/TT-BNV. Mức lương khi ký lại hợp đồng không thấp hơn lương tối thiểu vùng Về mức lương ký hợp đồng lao động đề nghị thực hiện như sau: - Đối với trường hợp đang ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và đang xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì chuyển sang ký hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động. Mức lương trong hợp đồng lao động mới được xác định không thấp hơn mức tiền lương hiện hưởng tại thời điểm ký hợp đồng lao động mới [mức tiền lương hiện hưởng được xác định bằng hệ số lương hiện hưởng nhân với mức lương cơ sở cộng với các khoản phụ cấp theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật đang hưởng tại thời điểm ký hợp đồng lao động mới]. Ngoài căn cứ vào mức tiền lượng hiện hưởng để ký hợp đồng lao động mới nêu trên, do đối tượng này không phải là cán bộ, công chức, viên chức mà là đối tượng được áp dụng ký kết hợp động lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, vì vậy mức lương trong hợp đồng lao động mới còn phải không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng [nơi đối tượng làm việc] do Chính phủ quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động mới. Theo đó, nếu trường hợp mức tiền lương hiện hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì còn được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng [không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng]. - Đối với trường hợp phát sinh mới [sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và chưa xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP] thì thực hiện ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động [mức lương trong hợp đồng lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng]. Mức lương trong hợp đồng lao động của 2 đối tượng nêu trên do người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP quyết định cụ thể, bảo đảm tương quan hợp lý giữa người ký trước và ký sau đối với từng công việc cụ thể.

Mức lương trong hợp đồng lao động khi thực hiện Nghị định số 161/2018/NĐ-CP nêu trên được dùng làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, đối tượng thôi hưởng các chế độ phụ cấp [trong đó có phụ cấp công vụ, phụ cấp công tác đảng - đoàn thể] kể từ ngày ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP.

Chu Văn Hưng - Phòng KHTC

Video liên quan

Chủ Đề