Hướng dẫn cách gửi hồ sơ 636 của bảo hiểm

- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện;

- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016;

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch.

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;

- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện;

- Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH;

- Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam;

- Công văn số 2714/LĐTBXH-BHXH ngày 25/7/2013 và số 1564/LĐTBXH-BHXH ngày 12/5/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về điều chỉnh thông tin về nhân thân trong hồ sơ hưởng BHXH;

Quyết định 636/QĐ-BHXH Quy ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam Quy định về hỗ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội [Có hiệu lực từ ngày 1/6/2016]. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- Số: 636/QĐ-BHXH Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động; Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Theo đề nghị của Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2016 và thay thế Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điều 2 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điều 1 Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bãi bỏ Công văn số 5435/BHXH-CSXH ngày 31 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn tạm thời việc thực hiện các chế độ BHXH từ ngày 01/01/2016 và các quy định khác trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động, thân nhân người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định này để thực hiện./.

1.1. Hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định tại Mục 1, Chương III văn bản này đối với người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng nộp hồ sơ cho BHXH huyện quy định tại Điều 26, Điều 27.

1.2. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ TNLĐ, BNN; hồ sơ hưu trí, tử tuất từ người sử dụng lao động [đối với trường hợp người lao động đang tham gia BHXH] do BHXH huyện quản lý thu; tiếp nhận theo quy định hồ sơ từ người lao động hoặc từ thân nhân người lao động; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, đủ thành phần; nếu hồ sơ không đúng quy định thì ghi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và trả cho người nộp để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất, nếu phát hiện nội dung kê khai của thân nhân chưa rõ ràng, chưa đảm bảo căn cứ để giải quyết hoặc do BHXH tỉnh yêu cầu xác minh thì phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh [mẫu số 09B-HSB] trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và bổ sung kết quả xác minh vào hồ sơ tử tuất để chuyển cho BHXH tỉnh xem xét, giải quyết.

Trong khi tiếp nhận hồ sơ nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.3. Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH huyện, chuyển hồ sơ cho Tổ Thực hiện chính sách BHXH hoặc Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra nếu hồ sơ liên quan đến Điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH. Chuyển BHXH tỉnh theo quy định hồ sơ đề nghị hưởng BHXH không thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH huyện.

1.4. Tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH đã được giải quyết từ Tổ Thực hiện chính sách BHXH, Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra hoặc từ BHXH tỉnh và thực hiện như sau:

1.4.1. Quản lý, lưu trữ 01 bộ hồ sơ hưởng BHXH một lần, gồm: Hồ sơ quy định tại Điều 20 và Quyết định hưởng BHXH một lần kèm theo Bản quá trình đóng BHXH và Quyết định Điều chỉnh BHXH một lần [nếu có] hoặc quyết định hủy quyết định hưởng BHXH một lần [nếu có] cùng bản sao hoặc sao lại của các giấy tờ làm căn cứ Điều chỉnh, hủy bỏ;

1.4.2. Trả người lao động 01 bộ hồ sơ, gồm: Quyết định hưởng BHXH một lần kèm theo Bản quá trình đóng BHXH và Quyết định Điều chỉnh, hủy quyết định hưởng BHXH một lần [nếu có], sổ BHXH cấp lại trong trường hợp người lao động có thời gian đóng BHTN nhưng chưa hưởng;

1.4.3. Trả người sử dụng lao động, người lao động và thân nhân người lao động hồ sơ do BHXH tỉnh giải quyết với thành phần hồ sơ theo quy định tại Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 29.

2. Tổ Thực hiện chính sách BHXH

Tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH một lần từ Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ hoặc từ Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra để thực hiện:

2.1. Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ về số lượng, tính pháp lý, tính thống nhất, đảm bảo đủ và đúng quy định; nếu hồ sơ không đúng quy định thì hướng dẫn cụ thể và chuyển lại Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ để trả cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định [kèm theo Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ].

2.2. Thực hiện giải quyết hưởng BHXH một lần, gồm: Lập bản quá trình đóng BHXH theo mẫu số 04-HSB và xét duyệt BHXH một lần; trình Giám đốc ra quyết định hưởng BHXH một lần theo mẫu số 07B-HSB; xác nhận vào sổ BHXH theo quy định về nội dung đã hưởng BHXH một lần.

Khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động đảm bảo không giải quyết hưởng trùng.

Trong khi giải quyết nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3. Chuyển hồ sơ hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều này cho Tổ tiếp nhận và Quản lý hồ sơ; đối với trường hợp người hưởng BHXH một lần mà có thời gian đóng BHTN nhưng chưa hưởng BHTN thì chuyển hồ sơ cho Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra.

2.4. Lập Danh sách giải quyết hưởng BHXH một lần [theo mẫu số 19G-HSB] để chuyển Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT.

2.5. Thực hiện Điều chỉnh chế độ BHXH:

2.5.1. Điều chỉnh theo quy định chung về mức hưởng BHXH một lần đối với hồ sơ do BHXH huyện đã giải quyết;

2.5.2. Điều chỉnh cá biệt đối với các trường hợp do BHXH huyện đã giải quyết: Căn cứ hồ sơ quy định tại Điều 25 hoặc sổ BHXH đã được Điều chỉnh ra quyết định Điều chỉnh [mẫu số 06A-HSB]; trường hợp giải quyết sai hoặc hồ sơ bổ sung đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để hủy quyết định đã giải quyết thì ra quyết định hủy quyết định hưởng BHXH [mẫu số 06B-HSB], đối với trường hợp giải quyết sai phải điều chỉnh hoặc hủy thì phải có phiếu trình của bộ phận nghiệp vụ, trong đó nêu rõ nội dung sai, sai ở khâu nghiệp vụ nào có phê duyệt của lãnh đạo BHXH huyện, khi giải quyết xong phải lưu trữ cùng hồ sơ hủy [không xem xét hủy hồ sơ hưởng BHXH một lần đối với trường hợp người lao động đã nhận trợ cấp và đã được giải quyết đúng quy định về hồ sơ, quy trình, thẩm quyền trừ trường hợp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền].

Thẩm quyền, trình tự Điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý sổ BHXH.

2.6. Chuyển cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng, điều chỉnh, hủy quyết định hưởng BHXH một lần về BHXH tỉnh theo quy định. Trước ngày 03 hàng tháng, lập 02 bản Danh sách giải quyết Điều chỉnh, hủy chế độ BHXH [mẫu số 23A-HSB] và 02 bản Danh sách giải quyết hưởng BHXH một lần của tháng trước [mẫu số 19G-HSB] để lưu trữ 01 bản và gửi 01 bản về BHXH tỉnh.

3. Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra:

3.1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị Điều chỉnh liên quan đến thông tin trên sổ BHXH để Điều chỉnh và chuyển hồ sơ đến Tổ Thực hiện chính sách BHXH;

3.2. Tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH một lần của người có thời gian đóng BHTN nhưng chưa hưởng để cấp lại sổ BHXH và chuyển cho Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết và chi trả BHXH một lần: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chủ Đề