Hướng dẫn cách làm đồ chơi âm nhạc

1.Trò chơi âm nhạc: bạn nào hát
Chuẩn bị: mũ chóp
Cách chơi: mời một bạn lên bảng, cho một bạn khác
đứng tại chỗ hát. Bạn đội mũ phải đoán đúng tên
bạn đang hát.
2.Trò chơi âm nhạc: tai ai tinh?
Chuẩn bị: xắc xô, trống lắc, phách tre
Cách chơi: cho trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ bịt
mắt , cô chỉ định cho một bạn khác đứng tại chỗ hát và
gõ xắc xô,. Bạn đội mũ phải đoán đúng tên bạn đang
hát và tên dụng cụ phát ra tiếng kêu.
3.Trò chơi âm nhạc: nghe tiếng háttìm đồ vật
Chuẩn bị: mũ chóp, một số đồ chơi
Cách chơi: mời một bạn lên bảng đội mũ che kín
mắt, cho một bạn khác đi dấu đồ chơi vào sau lng
một bạn nào trong lớp sau đó bạn đội mũ bỏ mũ ra
va đi tìm đồ vật đó. Các bạn khác hát nhỏ. Khi bạn
đến gần chỗ dấu đồ chơi thì hát to hơn để báo
hiệu cho bạn biết đã đến gần chỗ dấu đồ chơi.
Luật chơi: không tìm thấy đồ chơi phải ra ngoài
một lần chơi.
4.Trò chơi âm nhạc: gà gáy, vịt kêu
Chuẩn bị: mũ gà trống, mũ vịt
Cách chơi: trẻ bắt chớc cô, giả làm tiếng kêu và dáng điệu
của con gà và con vịt. Gà gáy: hai tay đa vào gần miệng
và gáy ò ó o.[cao, ngân dài] Vịt kêu: chống hai tay vào
eo, dậm chân lạch bạch miệng kêu: cạp, cạp, cạp [thấp,
trầm, ngắt quãng]
5.Trò chơi âm nhạc: hát theo tranh
Chuẩn bị: một số tranh trong chủ đề
Cách chơi: chia trẻ làm hai đội, cho trẻ quan sát tranh

và đoán ten bài hát. sau đó cả đội thể hiện bài hát
Luật chơi: đội nào đoán đúng nhiều hơn sẽ thắng

Tôi Vui, Tôi Buồn

Mục đích:
Trẻ phân biệt được một số các trạng thái biểu hiện cảm xúc vui, buồn,
sung sướng, tức giận.
Chuẩn bị:
- Cắt tranh bằng bìa với các hình vẽ các khuôn mặt thể hiện một số trạng
thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi [thoải mái], tức giận [không hài lòng].
Cách chơi:
- Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng
thái của bức tranh. Các trẻ khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng
thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
- Vẽ 3,4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái
cảm xúc [buồn, vui, tức giận, bình thản ...].
- Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau
cùng hát: "Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ,
mẹ thỏ khen, thỏ rất vui". Khi cô dừng lại và hỏi: "Thỏ con cảm thấy thế
nào nhỉ?" thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng
cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc "buồn", "tức
giận", "bình thản".
- Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau
bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc
cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh
về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn.
- Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì
phải nhảy lò cò một vòng.

Đoán xem ai vào
Mục đích
- Phát triển khả năng quan sát của trẻ.
- Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
Chuẩn bị
Khăn bịt mắt cho 1-2 trẻ.

Cách chơi
Chọn 5-7 trẻ cho ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn. Chọn một
trẻ đứng vào giữa vòng tròn, cho trẻ đó quan sát kĩ thứ tự của các bạn ở
vòng tròn. Sau đó bịt mắt lại. Cô chỉ định 2-3 trẻ trong số những trẻ đứng
ở ngoài, đi thật nhẹ nhàng rồi đứng vào vòng tròn, cô hô: "Xong rồi". Trẻ
đứng ở giữa vòng tròn mở mắt ra quan sát vòng tròn và nói tên bạn mới
đứng vào. Nếu trẻ nói đúng tên thì bạn mới vào sẽ phải bịt mắt và trò chơi
tiếp tục, nếu nói không đúng trẻ đó sẽ phải bịt mắt và chơi một lần nữa.
Có thể cho 2 trẻ cùng bịt mắt để thi xem ai quan sát nhanh hơn.
Truyền tin
Mục đích:
- Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
- Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ
Luật chơi
Phải nói thầm với bạn bên cạnh
Cách chơi
Cho trẻ đứng thành vòng tròn [có thể 2-3 nhóm] để thi đua xem nhóm nào
truyền tin nhanh và đúng.
Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví
dụ: "Hôm nay là ngày khai trường". Hoặc một câu có nội dung cần nhớ.
Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp
theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô

và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất là thắng
cuộc.

Đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc nhạc cụ là đồ dùng dạy học âm nhạc không thể thiếu trong tất cả các tiết dạy học âm nhạc. Chính vì lẽ đó, các giáo viên mầm non đã vận dụng những phế liệu và vật liệu sẵn có của địa phương để tự làm một số đồ dùng dạy học âm nhạc có hiệu quả.

Hoạt Động Âm Nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm của con người, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức qua đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc, vui chơi, tự chủ và mạnh dạn trong cuộc sống.

Thấy rõ được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học âm nhạc đối với trẻ mầm non nên tôi luôn cố gắng tìm tòi. Suy nghĩ, sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu để tìm ra cách làm đồ dùng góc âm nhạc nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt động này.

Giới thiệu bộ đồ dùng tự làm môn Âm nhạc

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phế liệu từ địa phương, gia đình vô cùng phong phú như. Chai nhựa, các hộp bánh kẹo, long bia, long nước ngọt, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa, đá, gỗ thừa… Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng góc âm nhạc mầm non như. Bộ phách bằng gỗ, trống cơm, Bộ trống làm từ hộp bánh quy, mũ chóp, bộ trống và micro, hoa múa, đàn nghi ta, bộ âm nhạc bằng vỏ sò

Với những bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc, nhằm kích thích lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Với bộ gõ bằng vỏ dừa, phách gõ bằng gỗ hay trống lắc trẻ có thể dùng để gõ theo phách, nhịp, gõ theo tiết tấu nhanh chậm, hoặc tiết tấu phối hợp của bài hát. Với hoa múa bằng vải trẻ dùng để đeo vào tay để vận động múa minh họa…

Dưới đây là một số hình ảnh đồ dùng dạy học âm nhạc tự làm do các giáo viên tự làm để trẻ hoạt động qua các tiết âm nhạc

làm đồ dùng góc âm nhạc

đồ dùng sáng tạo góc âm nhạc

cách làm đồ dùng góc âm nhạc

đồ dùng đồ chơi góc âm nhạc

đồ dùng tự làm góc âm nhạc

làm đồ dùng đồ chơi góc âm nhạc

đồ dùng góc âm nhạc mầm non

đồ dùng tự tạo góc âm nhạc

đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc

Bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non

Sáng tạo đồ dùng dạy học môn âm nhạc

Nhìn chung bộ nhạc cụ này có ưu điểm rất lớn: Rất dễ làm, học sinh cũng tham gia cùng làm tạo nên trường học thân thiện học sinh tích cực. Siêu tiết kiệm mang tính giáo dục cao: Được làm từ những phế liệu dễ tìm, như lon, nắp pia… giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường.

Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ tất cả các giáo viên và thật sự đã tạo ra được phong trào thi đua sôi nổi của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Các giáo viên đã rất nỗ lực, cố gắng hoàn thiện tỉ mỉ từng đồ dùng, đồ chơi. Phần lớn tất cả đồ dùng, dạy học, đồ chơi tự làm của các lớp phục vụ trực tiếp cho mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mà giáo viên đang phụ trách.

Trong một thời gian ngắn, vừa phải tham gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, vừa tranh thủ thời gian nghỉ đề làm đồ dùng đồ chơi dự thi nhưng thật bất ngờ khi số lượng đồ dùng, đồ chơi của các lớp tại phòng trưng bày chấm thi là rất nhiều và phong phú, đa dạng về chủng loại, độ bền cao; có rất nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi sáng tạo, thu hút và hấp dẫn trẻ…

Bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non

Xem thêm: Phong Trào Tự Làm Đồ Dùng Dạy Học Tự Tạo Cấp Học Mầm Non

Đồ Chơi Hoàng Hà là nhà sản xuất trực tiếp và nhập khẩu các loại đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé mầm non tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi mầm non ngoài trời, bàn ghế trẻ em, giường ngủ, cầu trượt, xích đu độ tuổi từ 0 - 6 tuổi.

Chủ Đề