Hướng dẫn cách nặn mụn không đau Informational

Mụn bọc không đầu nếu xử lý không chính xác rất dễ gây ra các biến chứng đáng tiếc. Hãy tham khảo cách nặn mụn bọc không đầu đúng cách sau đây nếu bạn đang gặp phải vấn đề da này.

Bác sĩ giải đáp nặn mụn xong bị viêm nhiễm trùng nên làm gì?

1. Mụn bọc không đầu là gì có nên nặn không?

Với mụn thông thường bạn sẽ nhìn thấy nhân chứa mủ, ổ vi khuẩn, da chết,... Việc xử lý các loại mụn này khá đơn giản, bạn chỉ cần làm khô nhân mụn, rồi lấy chúng ra khỏi bề mặt da.

Tuy nhiên, mụn bọc không đầu lại có đặc điểm khác biệt. Chúng là các nốt mụn bọc sưng to, ửng đỏ, thường gây đau, nhìn vào mắt thường sẽ không thấy đầu mụn màu trắng. Trái lại, thực tế nhân mụn bọc không đầu nằm sâu bên trong, ẩn dưới da. Điều đó khiến việc nặn mụn bọc không đầu trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây ra mụn bọc không đầu cũng đến từ việc bít tắc lỗ chân lông do tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, tế bào chết.

Đặc biệt, rối loạn nội tiết tố khiến tuyến dầu bị kích thích, tiết ra quá nhiều dầu thừa trên da là yếu tố chính thúc đầy mụn bọc không đầu xuất hiện.

Loại mụn này có thể mọc ở nhiều nơi trên da mặt như vùng: má, cằm, mũi,...

Vậy có nên nặn mụn bọc không đầu hay không?

  • Câu trả lời là có nhưng phải biết xử lý đúng cách.
  • Vì nhân mụn bọc không đầu ẩn sâu bên dưới da nên nếu nặn không đúng cách sẽ dễ khiến làn da bị thương tổn hoặc lây lan vi khuẩn.
  • Trường hợp nặn mụn không đảm bảo vệ sinh cũng khiến nốt mụn nhiễm trùng, gây biến chứng nguy hiểm.

2. Hướng dẫn cách nặn mụn bọc không đầu đúng cách

Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên áp dụng cách nặn mụn bọc đúng đắn như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh làn da sạch sẽ trước khi nặn mụn

Bạn rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết cho da. Sau đó, có thể tiến hành xông hơi để giúp thông thoáng lỗ chân lông từ 10-15 phút.

Đây là bước loại bỏ hết vi khuẩn, da chết, giúp lỗ chân lông được mở rộng hết cỡ, đảm bảo nhân mụn được dễ dàng lấy ra khỏi bề mặt mà không làm tổn thương vùng da xung quanh.

Các bước nặn mụn bọc không đầu đúng cách

  • Bước 2: Sát khuẩn dụng cụ nặn mụn, tay và da mặt

Đây là công đoạn vô cùng quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua khi nặn mụn bọc không đầu tại nhà.

Bước này giúp một lần nữa loại bỏ sạch vi khuẩn có thể hiện diện trên dụng cụ nặn mụn, da tay và da mặt. Qua đó, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập trong lúc làn da đang tổn thương do nặn mụn

Đối với da tay

Bạn làm sạch da tay bằng xà phòng sát khuẩn và lau khô bằng khăn sạch.

Đối với dụng cụ nặn mụn

  1. Bạn có thể đun dụng cụ nặn mụn trong nước sôi từ 20 – 30 phút
  2. Hoặc rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn y tế.
  3. Và bạn nên hấp khô trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Đối với da mặt

Trước khi nặn mụn bạn nên lau da mặt với một lớp dung dịch sát khuẩn y tế [povidine]

  • Bước 3: Tiến hành nặn mụn bọc không đầu
  • Dùng đầu nhọn của dụng cụ nặn mụn chích nhẹ ở giữa mụn bọc không đầu để lộ nhân mụn.
  • Kế tiếp sử dụng đầu trọn của dụng cụ nặn mụn ấn nhẹ để đẩy nhân mụn ra.
  • Trường hợp nhân mụn to quá không ra được thì bạn có thể dùng 2 đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng xung quanh nốt mụn để trồi hẳn lên trên bề mặt da.
  • Quá trình nặn mụn nên hết sức nhẹ nhàng, hạn chế tối đa làm tổn thương nốt mụn cũng như vùng da xung quanh.
  • Bước 4: Vệ sinh và dưỡng da sau khi nặn mụn
  • Sau khi đã lấy hết nhân mụn ra khỏi bề mặt da, bạn nên lau lại da 1 lớp povidine để sát khuẩn và rửa lại bằng nước sạch.
  • Không nên sử dụng sữa rửa mặt để tránh làm kích ứng làn da đang chịu thương tổn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đắp mặt nạ thích hợp để giảm sưng tấy và giúp làn da nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Cuối cùng sau khi nốt mụn đã lành lại thì bạn nên bôi các sản phẩm là mờ thâm phù hợp để tránh sẹo và vết thâm hình thành.
  • Quá trình nặn mụn bọc không đầu ít nhiều có thể gây thương tổn cho làn da nên hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím và bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời.
  • Đồng thời, bạn cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để làn da phục hồi tốt nhất.
    Với hướng dẫn trên đây, tốt hơn hết nếu không đủ điều kiện thực hiện tại nhà thì bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được nặn mụn bọc không đầu đúng cách.

Đừng tự ý thực hiện tại nhà có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho làn da đặc biệt là với những trường hợp mụn nhiều, mọc thành cụm và nặng nề.

Để loại bỏ mụn trên da mặt, nhiều người lựa chọn phương pháp nặn mụn. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu không khuyến khích việc nặn mụn, đặc biệt là nặn mụn mủ. Nguyên nhân vì nặn mụn không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, khó điều trị phục hồi.

1. Tìm hiểu về các loại mụn trên da

Hầu hết các loại mụn hình thành trên da dưới tác động của các nguyên nhân như hormone, phản ứng dị ứng, vi khuẩn và dầu thừa trên da. Kết quả là lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa, mủ hoặc bã nhờn, khiến da bị sưng tấy và viêm nhiễm. Dưới đây là 3 loại mụn trứng cá phổ biến nhất:

Mụn đầu đen: Hình thành khi dầu và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, dầu và các tế bào chết ở trong lỗ chân lông bị chuyển thành màu đen và hình thành mụn đầu đen. Mụn đầu trắng: Đây là tình trạng tương tự mụn đầu đen, đầu mụn có màu trắng hoặc vàng nhạt, cứng và làm tắc nghẽn lỗ chân lông; Mụn mủ: Đây là những nốt mụn sâu, khó nặn hơn. Chúng thường có màu đỏ và viêm. Mụn mủ có thể xuất hiện do nội tiết tố, dị ứng, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác.

XEM THÊM: Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Đi nặn mụn nhiều có tốt không? Theo nguyên tắc, bạn không nên tự mình nặn mụn. Nguyên nhân là do:

Nếu cố nặn mụn, việc này có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da và bạn có nguy cơ bị sẹo mụn vĩnh viễn; Nếu mụn có mủ nghiêm trọng, việc nặn mụn có thể làm lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông, tạo ra ổ mụn lớn hơn; Việc nặn mụn lâu năm có thể làm trì hoãn quá trình tự chữa lành của cơ thể, khiến bạn bị mụn lâu hơn; Nếu cố nặn mụn mà không được, bạn có thể đẩy các nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da. Điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn nổi nhiều hơn hoặc gây viêm dưới da.

Tuy rằng, nguyên tắc chung là không nên nặn mụn nhưng với dạng mụn không viêm, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm các loại mụn trứng cá, hình thành khi dầu thừa và các tế bào da chết bị tắc nghẽn trong các nang lông. Ví dụ như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Các loại mụn này nằm sát bề mặt da nên thường không cần phải can thiệp nhiều để loại bỏ nhân mụn.

Trường hợp còn lại, với mụn viêm, bạn không nên tự nặn mụn. Loại mụn này nằm sâu hơn trong da, có nhiều khả năng để lại sẹo và nhiễm trùng nếu bạn cố gắng nặn mụn. Các dạng mụn viêm gồm: Mụn thịt [mụn đỏ, tím hoặc nâu], mụn mủ [mụn nước có mủ màu trắng hoặc vàng ở trung tâm, màu tím hoặc nâu quanh nốt mụn], mụn bọc [sưng, đau, có cục cứng dưới da] và u nang [cục sưng đau, có xu hướng đỏ, nâu hoặc tím, mềm khi chạm vào]. Khi gặp dạng mụn này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể loại bỏ mụn bằng các dụng cụ chuyên dụng được vô trùng. Họ cũng có thể tiêm cortisone để thu nhỏ mụn, giảm đau cho bệnh nhân.

XEM THÊM: Khi có mụn trứng cá nên làm gì?

Người bệnh không nên tự ý nặn mụn lâu năm bằng tay

3. Cách nặn mụn an toàn

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên nặn mụn không viêm như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. 2 quy tắc quan trọng để nặn mụn an toàn là cần đảm bảo thực hiện một cách nhẹ nhàng và sạch sẽ. Cụ thể:

3.1 Cách nặn mụn đầu trắng

Nếu mụn đã nổi lên, bạn cần thực hiện theo các bước sau để nặn mụn an toàn:

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trong 30 giây, lau khô bằng khăn sạch; Rửa mặt bằng sữa rửa mặt thông thường; Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết có axit alpha hydroxy hoặc beta hydroxy; Dùng bông thoa cồn lên vùng da bị mụn; Đắp một chiếc khăn sạch và ấm lên nốt mụn trong tối đa 5 phút để làm mềm da, cho phép nhân mụn được lấy ra dễ dàng hơn; Khử trùng một chiếc kim nhỏ bằng cồn; Chọc kim nhẹ nhàng vào giữa nốt mụn đầu trắng. Trong một số trường hợp, mụn sẽ được lấy ra khi rút kim ra; Nếu nhân mụn không ra, bạn hãy dùng khăn giấy hoặc bông gạc quấn quanh các đầu ngón tay; Nhẹ nhàng ấn các đầu ngón tay xuống da và hướng vào trong nốt mụn để tạo áp lực lên nốt mụn, đưa nhân mụn trồi ra ngoài; Nếu ấn mụn nhẹ nhàng nhưng mụn không trồi lên thì bạn nên ngừng lại vì có thể nốt mụn chưa “chín” để nặn.

Khi thực hiện nặn mụn đầu trắng, bạn chú ý không sử dụng móng tay vì có thể gây trầy da, tạo vết thương trên da và làm lây lan vi khuẩn.

3.2 Cách nặn mụn đầu đen

Mụn đầu đen khác với mụn đầu trắng nên việc nặn mụn cũng cần có quy trình khác nhau. Cụ thể:

Rửa sạch mặt và tay theo cách trên, sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần là axit alpha hydroxy hoặc beta hydroxy; Đắp một chiếc khăn sạch và ấm lên khu vực có mụn đầu đen trong vòng 5 phút; Dùng các ngón tay ấn nhẹ vào trong và hướng xuống về phía mụn đầu đen; Tránh nặn quá gần mụn đầu đen vì việc này có thể khiến nhân mụn khó trồi lên hơn. Thay vào đó, bạn hãy bắt đầu ấn tay từ xa, di chuyển các ngón tay theo chiều kim đồng hồ để đẩy nhân mụn lên từ các góc khác nhau.

Khi làm sạch mụn đầu đen, bạn cũng cần chú ý nên cắt ngắn móng tay hoặc bọc ngón tay bằng bông hay khăn giấy để móng tay không làm trầy da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dụng cụ nặn mụn đầu đen chuyên dụng. Các dụng cụ này thường bằng kim loại, một đầu gắn với vòng tròn nhỏ để giúp nặn mụn.

Bạn có thể làm theo quy trình sau để nặn mụn đầu đen bằng cây nặn mụn:

Căn giữa vòng tròn của cây nặn mụn trên nốt mụn đầu đen; Nhấn cây nặn mụn xuống; Nếu nốt mụn không trồi lên, bạn có thể vừa di vừa nhấn cây nặn mụn để kích thích nốt mụn trồi lên trên da; Nếu đã thực hiện theo hướng dẫn trên mà không lấy được mụn đầu đen thì bạn nên ngừng lại. Có thể nốt mụn chưa “chín” để nặn hoặc đó có thể là một sợi bã nhờn, không phải mụn đầu đen [chỉ là có đặc điểm nhận diện giống với mụn đầu đen].

XEM THÊM: Có nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn?

Cách nặn mụn lâu năm cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn

4. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá

4.1 Điều trị mụn trứng cá

Nặn mụn không phải là biện pháp duy nhất để giảm mụn trứng cá. Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị mụn sau:

Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide hàng ngày để làm sạch mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông; Sử dụng một miếng gạc lạnh hoặc nước đá, đắp lên vị trí u nang, mụn mủ và mụn bọc để giảm đau và sưng tấy; Chườm ấm để làm trôi bụi bẩn và vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tốc độ tự hồi phục của các lỗ chân lông bị tắc nghẽn; Sử dụng các chất tự nhiên như cồn pha loãng hoặc dầu cây trà để làm khô và loại bỏ tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn.

4.2 Phòng ngừa mụn trứng cá

Có nhiều phương pháp bạn nên áp dụng để ngăn ngừa mụn trứng cá. Đó là:

Tuân thủ một chế độ điều trị mụn đúng cách; Để da tự hồi phục nếu có thể; Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt 2 lần/ngày; Sau khi tập luyện nên làm sạch cơ thể và da mặt bằng xà phòng diệt khuẩn; Không chạm tay lên da mặt, đặc biệt là khi vừa chạm vào bề mặt của bàn làm việc, bàn học, tay nắm trên xe bus,...; Phụ nữ nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc tránh thai bởi một số người sử dụng loại thuốc này có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố; Dùng Retinoids tại chỗ và isotretinoin uống [Accutane] để kiểm soát và ngăn ngừa mụn trứng cá.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn thường xuyên bị mụn trứng cá, có mụn nang gây đau đớn hoặc không bao giờ hết mụn, bạn nên đi khám bác sĩ. Trường hợp bị sẹo mụn, không giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp trị liệu thì bạn cũng cần đi khám bác sĩ để có lựa chọn điều trị tốt hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các sản phẩm điều trị tại chỗ, thực hiện các liệu pháp trị liệu tại phòng khám, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống,... tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.

Tự nặn mụn không được khuyến khích bởi việc này có nguy cơ nhiễm trùng cao, dễ để lại sẹo và khiến làn da lâu hồi phục. Trường hợp bị mụn đầu trắng, mụn đầu đen, bạn có thể nặn mụn [với tần suất thưa] theo đúng kỹ thuật.

Please dial for more information or register for an appointment . Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Chủ Đề