Hướng dẫn cách nộp thuế nhà thầu

Chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo từng hợp đồng ký kết với Bên Việt Nam. Người nộp thuế khai vào chỉ tiêu này chi tiết các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của Nhà thầu theo các nhóm ngành nghề tương ứng theo hợp đồng, với các mức tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu… khác nhau.

Trường hợp Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhiều Nhà thầu nước ngoài hoặc một Nhà thầu nước ngoài nhưng có nhiều hợp đồng Nhà thầu thì kê khai riêng theo từng hợp đồng thầu.

Ví dụ : Doanh nghiệp A tại Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Doanh nghiệp B tại nước ngoài. Doanh nghiệp B sẽ thực hiện bán máy móc thiết bị và cung cấp dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng cho Doanh nghiệp A thì tại cột [1] “Nội dung” của Tờ khai được ghi như sau:

– Trường hợp trong hợp đồng Nhà thầu có các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tính thuế theo tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu khác nhau thì NNT khai thuế tách riêng giá trị của từng hoạt động kinh doanh; nếu không tách riêng được thì khai chung vào một dòng và áp dụng tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Cột 2: “Mã số thuế”

Tại chỉ tiêu này, người nộp thuế ghi mã số thuế nhà thầu mà công ty đã đăng ký

Cột 3: “Hợp đồng số … ngày … tháng …”

Người nộp thuế ghi thông tin về hợp đồng Nhà thầu với từng Nhà thầu nước ngoài, bao gồm: số hợp đồng và ngày, tháng ký hợp đồng giữa Bên Việt Nam và Nhà thầu.

Cột 4: Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT

Chỉ tiêu này là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT nhưng đã bao gồm thuế TNDN

TH 1: Nếu hợp đồng nhà thầu quy định giá là giá không bao gồm thuế nhà thầu phải nộp thì chỉ tiêu này chính bằng:

Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT = Doanh thu tính thuế TNDN [thuế nhà thầu] = Số tiền thanh toán [Không bao gồm thuế nhà thầu: thuế GTGT, thuế TNDN ] / [1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế]

Tỷ lệ tính thuế TNDN trên doanh thu tính thuế được quy định ở phần dưới của tài liệu hướng dẫn này nhé

TH 2: Nếu hợp đồng nhà thầu quy định giá là giá đã bao gồm thuế thì khi đó giá trị hợp đồng chính là giá đã bao gồm thuế TNDN nhà thầu, thuế GTGT nhà thầu. Giá trị này chính là giá làm căn cứ xác định chỉ tiêu cột 6 “Doanh thu tính thuế”

Khi đó doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT [cột 4] = Giá trị theo hợp đồng đã bao gồm thuế x [1 – tỷ lệ % thuế GTGT trên doanh thu]

* Tỷ lệ % thuế GTGT trên doanh thu được quy định ở bên dưới theo tài liệu này, phù hợp với TT 103/2014/TT-BTC

Cột 5: “Ngày thanh toán”

Người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu này ngày thanh toán tương ứng với số tiền cho từng hoạt động kinh doanh của từng hợp đồng Nhà thầu.

Cột 6: “Doanh thu tính thuế”

Số liệu ghi vào cột này là doanh thu tính thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu [nếu có].

Tức là nếu hợp đồng ghi giá trị đã bao gồm thuế thì chúng ta lấy giá trị theo hợp đồng luôn.

Số liệu để kê khai vào chỉ tiêu này trong một số trường hợp được xác định như sau:

– Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng Nhà thầu, doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức:

Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT [chỉ tiêu cột 4] / [1- tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu]

Trong thực tế thì thường hợp đồng thường có giá trị đã không bao gồm thuế TNDN, thuế GTGT do đó các bạn thường phải tính Doanh thu tính thuế TNDN cái đã, tính ra cái này chính là Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT [Nhưng đã bao gồm thuế TNDN]

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT [nhưng đã bao gồm thuế TNDN] là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau:

Doanh thu tính thuế GTGT [cột 6] = [300.000 +40.000]/ [1-5%] = 357.894,73 USD

Số tiền 357.894,73 USD này được xác định là doanh thu tính thuế GTGT của hợp đồng Nhà thầu nước ngoài. Khi thanh toán tiền cho Nhà thầu, Bên Việt nam quy đổi số tiền này ra đồng Việt Nam khai vào chỉ tiêu [6] của Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài.

Lưu ý!!!

Nếu hợp đồng quy định là chưa bao gồm các loại thuế nhà thầu [Thuế GTGT, Thuế TNDN] thì chúng ta phải xác định chỉ tiêu cột 4 đã nhé. Chỉ tiêu cột 4 chính là Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:

Số tiền theo hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN nhà thầu / [1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế]

Có được cột 4 rồi thì suy ra cột 6 theo công thức xác định cột 6

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục cho nhà thầu phụ được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài.

Ví dụ :

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD [giá đã bao gồm thuế GTGT]. Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp [được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam] cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD [giá chưa bao gồm thuế GTGT]; ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu [gạch, xi măng, cát…] thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm… phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.

Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD – 1 triệu USD = 9 triệu USD

Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm…

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng thầu, hợp đồng thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay.

– Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.

– Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài [không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ], doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển [hàng không, đường biển].

– Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài [không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ], doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.

Ví dụ :

Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau:

+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam [không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ] không thuộc diện chịu thuế GTGT;

+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài [không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ], doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.

Ví dụ:

Công ty B [Công ty Việt Nam] cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Để thực hiện dịch vụ này, Công ty B thanh toán [chia cước] cho Công ty C ở nước ngoài một khoản tiền là x USD. Thuế GTGT của Công ty C được xác định như sau:

+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam [không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ], khoản tiền x USD Công ty C nhận được không thuộc doanh thu tính thuế GTGT;

+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài [không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ], khoản tiền x USD Công ty C nhận được thuộc doanh thu tính thuế GTGT; Công ty B có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế GTGT trên số tiền x thanh toán cho Công ty C.

Cột 7: “Tỷ lệ % thuế để tính thuế GTGT trên Doanh thu”

  1. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế GTGT 1 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 5 2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3 3 Hoạt động kinh doanh khác 2

  1. Xác định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với một số trường hợp cụ thể:

b.1] Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì Nhà thầu nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc thuộc diện không chịu thuế GTGT; đối với từng phần giá trị công việc còn lại theo hợp đồng thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 3% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng [bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị nhập khẩu]. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ [5%].

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD [giá đã bao gồm thuế GTGT].

Trường hợp 1: Hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh như sau:

+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.

Trong đó: Giá trị máy móc, thiết bị thuộc diện chịu thuế GTGT: 30 triệu USD.

Giá trị máy móc, thiết bị không thuộc diện chịu thuế GTGT: 15 triệu USD.

Giá trị dịch vụ bảo hành đi kèm máy móc, thiết bị: 5 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.

+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD.

+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.

+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.

Khi nhập khẩu, giá trị máy móc thiết bị đã được nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu 30 triệu USD; Giá trị máy móc, thiết bị không thuộc diện chịu thuế GTGT 15 triệu USD.

Nghĩa vụ thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A đối với giá trị hợp đồng ký với Bên Việt Nam chỉ tính trên giá trị dịch vụ và giá trị xây dựng lắp đặt. Trong đó: giá trị dịch vụ [dịch vụ bảo hành, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử] là 15 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành dịch vụ là 5%; giá trị xây dựng, lắp đặt là 15 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là 3% [không tính thuế GTGT trên giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu].

Trường hợp 2: Hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh, chỉ quy định giá trị Hợp đồng bao gồm máy móc, thiết bị, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử; nếu không có đủ chứng từ để chứng minh giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì nghĩa vụ thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A đối với giá trị hợp đồng ký với Bên Việt Nam được tính trên toàn bộ giá trị Hợp đồng nhà thầu là 75 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 3%.

Trường hợp 3: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ [ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt] thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 5%.

b.2] Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khi xác định số thuế GTGT phải nộp thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tính thuế là 3%.

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài H của Hàn Quốc không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thực hiện hợp đồng ký với doanh nghiệp B ở Việt Nam về việc cung cấp dây chuyền máy móc, thiết bị kèm theo dịch vụ lắp đặt, vận hành, chạy thử với giá trị là 10.000.000 USD. Tại hợp đồng không tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ lắp đặt, vận hành chạy thử thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT áp dụng là 3%.

Cột 8: “Thuế GTGT phải nộp”

Chỉ tiêu này phản ánh tiền thuế GTGT phải nộp của nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế.

Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức:

Thuế GTGT phải nộp \= Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT trên DT Chỉ tiêu [8] \= Chỉ tiêu [6] x Chỉ tiêu [7]

Cột 9: “Doanh thu tính thuế”

Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài [nếu có].

  1. b] Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:

b.1] Trường hợp, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:

Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN [Thường bằng cột 4 và chính là giá NET của hợp đồng] / [1- tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế]

Lưu ý doanh thu không bao gồm thuế TNDN thường là doanh thu theo hợp đồng NET tức là giá trị trên hợp đồng chưa bao gồm các khoản thuế GTGT, thuế TNDN

Ví dụ : Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD [chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN]. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:

Xác định doanh thu tính thuế:

Doanh thu tính thuế TNDN = [285.000 + 38.000]/[1-5%] = 340.000

Số tiền 340.000 USD này được xác định là doanh thu tính thuế TNDN của hợp đồng Nhà thầu nước ngoài. Khi thanh toán tiền cho Nhà thầu, Bên Việt nam quy đổi số tiền này ra đồng Việt Nam khai vào chỉ tiêu [9] của Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài.

b.2] Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài.

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD [giá chưa bao gồm thuế GTGT]. Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp [được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam] cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD [giá chưa bao gồm thuế GTGT]; ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu [gạch, xi măng, cát…] thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm… phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.

Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD – 1 triệu USD = 8 triệu USD

Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm…

– Đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ tiền cho thuê.

– Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.

– Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau:

+ Đối với chuyển nhượng chứng khoán [trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế] là tổng doanh thu bán chứng khoán tại thời điểm chuyển nhượng;

+ Đối với lãi trái phiếu [trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế] là tổng doanh thu bán trái phiếu [bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi trái phiếu nhận được] tại thời điểm nhận lãi.

Cột 10: “Tỷ lệ thuế TNDN”

Người nộp thuế xác định tỷ lệ [%] thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Tỷ lệ [%] thuế TNDN tính trên doanh thu được quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính và được xác định cho từng ngành nghề, cụ thể như sau:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ [%] thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế 1 Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ [trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài]; cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms} 1 2 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan. Riêng: 5 Riêng:

– Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

10 – Dịch vụ tài chính phái sinh 2 3 Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển 2 4 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2 5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển [bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không] 2 6 Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 0,1 7 Lãi tiền vay 5 8 Thu nhập bản quyền 10

  1. Tỷ lệ [%] thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

b.1] Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì từng phần giá trị công việc theo hợp đồng được áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ [5%].

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD [giá chưa bao gồm thuế GTGT, nhưng đã bao gồm thuế TNDN].

Trường hợp 1: Hợp đồng nhà thầu tách riêng từng hoạt động kinh doanh như sau:

+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.

Trong đó:

Giá trị máy móc, thiết bị: 45 triệu USD

Giá trị dịch vụ bảo hành đi kèm máy móc, thiết bị: 5 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.

+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, hoạt động xây dựng lắp đặt: 15 triệu USD.

+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.

+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.

Tỷ lệ % thuế TNDN được áp dụng như sau: đối với giá trị máy móc thiết bị 45 triệu USD: 1%; đối với giá trị hoạt động xây dựng, lắp đặt 15 triệu USD: 2%; đối với giá trị các dịch vụ còn lại [dịch vụ bảo hành, thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử] 15 triệu USD: 5%.

Trường hợp 2: Hợp đồng nhà thầu không tách riêng từng hoạt động kinh doanh thì tỷ lệ % thuế TNDN đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 2%.

Trường hợp 3: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ [ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt] thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN là 5%.

b.2] Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%.

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để cung cấp 1 dây chuyền máy móc, thiết bị với giá trị là 70 triệu USD. Giá trị hợp đồng bao gồm:

+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 60 triệu USD

+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.

Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại; đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ.

Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng [70 triệu USD].

Thuế TNDN đối với khoản tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng đối với trường hợp khoản thu bồi thường lớn hơn giá trị thiệt hại, có thu nhập chịu thuế:

Đối với khoản thu nhập từ tiền bồi thường thiệt hại thu được, nhà thầu nước ngoài được lựa chọn khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế hoặc trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí với thuế suất là thuế suất phổ thông.

Cột 11: “Số thuế được miễn giảm theo Hiệp định”

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết giữa Việt Nam và Quốc gia/vùng lãnh thổ mà Nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng cư trú.

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không thuộc diện miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì không kê khai vào chỉ tiêu này.

Cột 12: “Thuế TNDN phải nộp”

Chỉ tiêu này xác định thuế TNDN phải nộp của Nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế.

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ được xác định theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp \= Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN – Số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định Chỉ tiêu [12] \= Chỉ tiêu [09] x Chỉ tiêu [10] – Chỉ tiêu [11]

Nếu bạn muốn tham gia khóa học kế toán thực tế, thực hành thì kết bạn số zalo 03865.99999. Khi kết bạn nhắn tin “Em muốn học kế toán nhé”

Chủ Đề