Hướng dẫn cách xử lý seal của container năm 2024

Mỗi seal này có một dãy số serial được gọi là số Seal gồm có 6 chữ số, tùy vào số lượng sử dụng, các con số 0 sẽ được thêm vào trước để đủ 6 chữ số. Mỗi container sẽ được niêm phong một số chì duy nhất, không giống với bất kỳ số chì nào khác, nhằm đảm bảo container không được thay thế bằng seal khác. Nếu có sự thay đổi, tức hàng hóa đã có sự thay đổi, người nhập khẩu có quyền không nhận hàng, và truy cứu trách nhiệm với bên vận chuyển.

Sau khi người gửi hàng đóng hàng vào container và kẹp chì thì số seal này sẽ được khai báo lên các chứng từ để các bên có thể nắm được như: P/L, B/L, C/O.

2. PHÍ SEAL

Phí seal hay còn gọi với tên tiếng anh là ” Fee Seal” là một khoảng chi phí bạn phải trả khi sử dụng kẹp chì [seal] cho việc niêm phong thùng container trước khi xuất hàng đi nước ngoài

  • Đối với những đơn vị đã trang bị được seal, thì không cần phải chi trả thêm khoảng tiền này
  • Phí seal phụ thuộc vào nơi bạn lấy seal, nếu mua trực tiếp từ Hải Quan, cước phí cho mỗi chiếc seal sẽ giao động từ 10.000 – 15.000 [đây cũng là mức giá áp dụng cho những sạp bán lẻ tại cảng hải quan].
  • Nếu dùng seal hãng tàu, thông thường đã bao gồm luôn trong chi phí vận chuyển, có trường hợp tính riêng, thì bạn phải trả mức giá 150.000 – 200.000 cho một cái seal là chuyện bình thường.

3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỐ SEAL CẦN BIẾT

  • Mỗi công ty sẽ có những dãy số khác nhau.
  • Khi đã sử dụng seal hãng tàu, đơn vị vận chuyển phải lấy số seal theo đúng như bên hãng tàu cung cấp.
  • Số Seal được sử dụng nhiều nhất là: số seri theo dạng tiến [00001 – 00002 – 00003], hoặc thể hiện ngày tháng. Ngoài ra một hình thức khác cũng được nhiều đơn vị sử dụng đó chính là kết hợp giữa năm và số seri theo dạng tăng dần.

Ví dụ: 17 00001 – 17 00002 – 17 00003 – 17 00004 [ số 17 thể hiện cho năm 2017 và 5 số sau sẽ tăng dần cho đến vô cùng]

  • Có thể sử dụng thêm tiếp đầu ngữ để tăng độ bảo mật và thuận tiện cho việc quản lý nhiều Container hàng

Ví dụ: TV 00001 – TC 00001 – TP 00001 [ Những chữ cái TV, TC, TP được gọi là tiếp đầu ngữ và là từ viết tắc của tên công ty Triệu Vũ, Tân Cảng, Thiên Phước. Hoặc quý khách có thể sử dụng để đánh dấu cho tên hàng hóa cũng được nhé.

  • Số seal phải là duy nhất và không được phép có sự trùng lập
  • Trước khi vận chuyển hàng hóa đã được kẹp seal, quý khách cần ghi lại thông số trên seal để bảo lưu và đối chiếu khi cần thiết

Tư vấn thủ tục XNK, Thông quan, vận chuyển hàng hóa Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Ms Nhung – 0352.812.752 [Mob/Zalo] để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể ạ.

“Tôi đang muốn tìm hiểu về khái niệm của số seal và số container trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi có quy định cụ thể nào về số container và số seal hay không? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

Nguyễn Ngọc Hân – Đà Lạt

Cảm ơn chị Nguyễn Ngọc Hân đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về Số Container, Số Seal được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Lý Trường An – Phó Giám Đốc – Đồng Sáng Lập Công Ty TNHH SEAAIR GLOBAL Logistics

  • 13 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Lý Trường An vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

Số Container là phương tiện chứa hàng trong vận tải hàng hóa đường biển. Trên mỗi vỏ đều in số hiệu container hay ký mã hiệu container thể hiện những thông tin khác nhau về lô hàng được vận chuyển. Bạn có thể tìm thấy trên vách dọc, cửa sau hoặc trên nóc. Hiện nay, các ký mã hiệu container đều tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346:1995.

Theo đó, các loại mã này được phân ra 3 loại thông tin chính gồm:

  • Hệ thống nhận biết [identification system]
  • Mã kích thước và mã loại [Size and Type codes]
  • Các ký hiệu khai thác [Operational Markings]

Số Container được thể hiện trên vỏ của container

1. Quy định về số container [identification system]

Hệ thống nhận biết là bộ mã kí hiệu nhằm nhận biết các thông tin về:

  • Chủ sở hữu [Owner Code]
  • Ký hiệu loại thiết bị [equipment category identifier / product group code]
  • Số sê ri [serial number/registration number]
  • Chữ số kiểm tra [check digit]

a] Mã chủ sở hữu [Owner code]

Mã chủ sở hữu hay còn gọi là số hiệu Container bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng ký trực tiếp với Cục Container quốc tế – BIC [Bureau International Des Containers Et Du Transport Intermodal].

Sau khi đăng ký, ký mã hiệu Container sẽ được công nhận trên toàn thế giới. Tính đến năm 2006, tại Việt Nam có 6 công ty đã đăng ký mã chủ sở hữu với BIC gồm:

Mã BIC Tên công ty

GMBU

Gemadept

GMTU

Gematrans

NSHU

Nam Trieu Shipping

VCLU Vinashin – TGC VNLU Vinalines Container VNTU Vinashin – TGC

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có một số công ty đang sử dụng số hiệu container chưa đăng ký với BIC, như Biển Đông dùng đầu ngữ BISU, Vinafco dùng VFCU…Việc sử dụng mã chủ sở hữu chưa đăng ký sẽ có một số bất lợi như:

  • Thứ nhất: Số Container không được đăng ký với BIC vẫn đưa vào sử dụng là trái quy định trong Phụ lục G của tiêu chuẩn ISO 6343 – Quy định về việc đăng ký mã xác định chủ sở hữu với BIC để được bảo vệ quyền sở hữu đối với mã này trên phạm vị quốc tế.
  • Thứ 2: Container gắn mã không đăng ký, trong quá trình lưu thông có thể bị hải quan tạm giữ, kiểm tra và có thể không được phếp lưu thông tự do quy định trong Công ước hải quan về Container [Custom Convention on Containers]. Điều này có thể làm gián đoạn hoặc tạm ngừng quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Thứ 3: Việc không đăng ký đồng nghĩa sẽ không được thừa nhận quyền sở hữu đối với số hiệu container khi xảy ra nhầm lẫn, khiếu nại và có thể dẫn đến mất container.

b] Ký hiệu loại thiết bị [equipment category identifier/product group code]

Dựa vào ký hiệu về loại thiết bị này bạn sẽ biết được loại container sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường biển:

Hiện nay thì ký hiệu gồm có 3 loại chữ cái sau đây:

  • U: container chở hàng [freight container]
  • J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng [detachable freight container-related equipment]
  • Z: đầu kéo [trailer] hoặc mooc [chassis]

Việc sử dụng bất kỳ chữ cái nào không thuộc ba chữ cái trên [U; J; Z] làm ký hiệu loại thiết bị được coi là không tuân theo tiêu chuẩn ISO 6346.

c] Số sê ri [serial number/registration number]

Đây là số hiệu container, gồm 6 chữ số. Số sê ri do chủ sở hữu tự đặt và đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container

d] Chữ số kiểm tra [check digit]

Là một chữ số [đứng sau số sê-ri], dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: mã container, số sê-ri. Với mỗi chuỗi ký tự gồm mã container và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container, sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết.

Việc sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container. Thực tế là số container được nhiều đối tượng sử dụng [chủ hàng, forwarder, hãng tàu, hải quan…], nhiều lần, trên nhiều chứng từ [B/L, Manifest, D/O…].

Do đó khả năng nhập sai số là rất lớn. Mỗi số container [gồm số hiệu container và số sê-ri] sẽ tương ứng với một chữ số kiểm tra. Do đó, việc nhập sai số phần lớn sẽ bị phát hiện do chữ số kiểm tra khác với thực tế. Tuy vậy, cũng cần lưu ý điều này không phải tuyệt đối, bởi nếu sai 2 ký tự trở lên thì có thể số kiểm tra vẫn đúng, và sai sót không bị phát hiện ra.

Số container được in trên vỏ container bao gồm 4 chữ và 7 số. Tổng hợp như bài viết trên đã phân tích các chỉ tiêu: Mã chủ sở hữu, số seri và chữ số kiểm tra check digit của container

Với thông tin container đã cho bạn sẽ khai thác được số cont của vỏ cont này là” TCLU9929747

Trong đó:

  • TLC: Ký hiệu mã chủ sở hữu container
  • U: Ký hiệu loại container – đây là container chở hàng
  • 992976: Số seri đánh ngẫu nhiên để quản lý tránh trùng lặp
  • 7: Số check digit của container

Cách đọc số container

2. Cách đọc thông số trên vỏ container

Ngoài việc đọc số container bạn cần khai thác được hết những chỉ tiêu thể hiện trên vỏ cont, đây là căn cứ để chủ hàng xác định đúng loại container, có phương án đóng hàng tối ưu chi phí. Trên vỏ container sẽ có những thông tin bắt buộc cần khai thác và những thông tin không bắt buộc khai thác như sau: Các ký hiệu khai thác [Operational Markings]

a] Dấu hiệu bắt buộc

Dấu hiệu bắt buộc là các dầu hiệu về: tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện, container cao.

  • Trọng lượng tối đa [Maximum gross mass] được ghi trên cửa container, số liệu tương tự như trong Biển chứng nhận an toàn CSC. Một số container cũng thể hiện trọng lượng vỏ [Tare weight], trọng tải hữu ích [Net weight] hay lượng hàng xếp cho phép [Payload].
  • Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm điện từ đường dây điện phía trên, dùng cho tất cả các container có lắp thang leo.
  • Dấu hiệu container cao trên 2,6 mét: bắt buộc đối với những container cao trên 8ft 6in [2,6m].

Số container, tải trọng, quy định kích thể tích chứa hàng, khối lượng vỏ container là những thông tin bắt buộc phải biết

Khai thác thông tin thể hiện trên container trên như sau:

  • Số container: WHLU4254220
  • Tải trọng tối đa theo thiết kế:32.5 tấn nhưng thực tế tải trọng container load trên tàu sẽ theo quy định của hãng mà bạn booking cước
  • Thể tích đóng hàng tối đa:67.74 m3
  • Loại container: Container chở hàng, loại cont thường. Dựa vào thể tích chứa hàng bạn sẽ biết được đây là container 40.

b] Dấu hiệu không bắt buộc

Đây là các đầu hiệu quy đình về khối lượng hữu ích lớn nhất [Max net mass], mã quốc gia [Country code].

  • Khối lượng hữu ích lớn nhất [max net mass] dán trên cửa container, phía dưới dấu hiệu trọng lượng container tối đa.
  • Mã quốc gia [country code] gồm 2 chữ cái viết tắt thể hiện tên quốc gia sở hữu container.

Ngoài ba loại ký mã hiệu chính, trên vỏ container còn các dấu hiệu mô tả các thông tin cần thiết khác như sau:

  • Biển chứng nhận an toàn CSC
  • Biển Chấp nhận của hải quan
  • Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
  • Logo hãng đăng kiểm
  • Test plate [của đăng kiểm], dấu hiệu xếp chồng [stacking height]
  • Tên hãng [Maersk, MSC…], logo, slogan [nếu có]
  • Mác hãng chế tạo [CIMC, VTC…]
  • Ghi chú vật liệu chế tạo vách container [corren steel] hướng dẫn sửa chữa […repaired only with corten steel]
  • Bảng vật liệu chế tạo các bộ phận container; các lưu ý…
  • Thông tin về xử lý gỗ [ván sàn]
  • Nhãn hàng nguy hiểm [nếu có]

II. Tìm Hiểu Về Số Seal

1. Khái niệm về Số Seal và phụ phí Seal là gì?

a] Số Seal

Seal còn được gọi là kẹp chì container hay khóa niêm phong container… được sử dụng để đảm bảo rằng hàng hóa trong container đã được đóng và niêm phong đúng cách ở cảng đi, bởi vì seal chỉ có thể mở một lần duy nhất nên trong suốt quá trình vận chuyển container sẽ không bị mở trước khi đến tay người nhận hàng.

Mỗi Seal có một số seri gọi là Số Seal [Seal No.] là một dãy gồm 6 chữ số, tùy thuộc vào số lượng sử dụng, mà các con số 0 sẽ được thêm vào phía trước cho đủ 6 chữ số. Số seal được khắc laze trên các sản phẩm chì cối, chì cáp…. khi đóng hàng vào container chủ hàng cần khai số chì trên tờ khai và trên vận đơn vận tải. Ngoài ra, số seal còn được thể hiện trên các chứng từ khác như: Phiếu đóng gói [Packing List], Giấy chứng nhận xuất xứ [C/O],…

b] Phụ phí Seal

Người vận chuyển [hãng tàu] đảm bảo rằng khi hàng tới cảng đích Seal còn nguyên và hãng tàu thu phí gọi là Seal Fee, phí này tầm dưới 10USD được tính trong Local charges đầu bốc hàng.

2. Quy định về Số Seal

  • Mỗi công ty sẽ có những dãy số khác nhau.
  • Khi đã sử dụng Seal hãng tàu, đơn vị vận chuyển phải lấy Số Seal theo đúng như bên hãng tàu cung cấp.
  • Số Seal được sử dụng nhiều nhất là: số seri theo dạng tiến [00001 – 00002 – 00003], hoặc thể hiện ngày tháng. Ngoài ra một hình thức khác cũng được nhiều đơn vị sử dụng đó chính là kết hợp giữa năm và số seri theo dạng tăng dần.

Ví dụ: 23 00001 – 23 00002 – 23 00003 – 23 00004 [Số 23 thể hiện cho năm 2023 và 5 số sau sẽ tăng dần cho đến vô cùng].

  • Có thể sử dụng thêm tiếp đầu ngữ để tăng độ bảo mật và thuận tiện cho việc quản lý nhiều container hàng.

Ví dụ: TV 00001 – TC 00001 [Những chữ cái TV, TC được gọi là tiếp đầu ngữ và là từ viết tắt của tên công ty Triệu Vũ, Tân Cảng. Hoặc bạn có thể sử dụng để đánh dấu cho tên hàng hóa].

  • Số Seal phải là duy nhất và không được phép có sự trùng lặp. Nếu có sự thay đổi, tức hàng hóa đã có sự thay đổi, người nhập khẩu có quyền không nhận hàng, và truy cứu trách nhiệm với bên vận chuyển.
  • Trước khi vận chuyển hàng hóa đã được kẹp Seal, bạn cần ghi lại thông số trên Seal để bảo lưu và đối chiếu khi cần thiết.

3. Sản phẩm nào mới được có Số Seal

Mẫu Seal nào bạn đều cũng có thể in được Số Seal cả nhưng nếu xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì bắt buộc phải sử dụng Seal Cối container TVS 13. Còn khi vận chuyển trong nước, tùy thuộc theo giá trị đơn hàng, bạn có thể cân đối lựa chọn nhiều mẫu Seal phù hợp với tình hình tài chính công ty. Mức giá Seal dao động từ 1.000 VNĐ đến 32.000 VNĐ/cái.

Sau đây là hình ảnh một số mẫu có in Số Seal:

Hình ảnh Seal mặc định chỉ có số seri theo dạng tiến
Số Seal có sử dụng thêm tiếp đầu ngữ

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Hân và độc giả có thêm thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan đến Số container và số seal trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chủ Đề