Hướng dẫn cài đặt rslogix 5000 serial number

Rockwell Automation được biết đến là một trong những thương hiệu PLC phổ biến ở các nước châu âu, Việt Nam thì cũng sử dụng ở các dự án cấp nhà nước hoặc các dự án từ nước ngoài đưa sang, Studio 5000 hỗ trợ bởi nhiều thiết bị tương thích.

Các phiên bản mới nhất của môi trường phát triển PLC của Rockwell, Studio 5000, cung cấp các khả năng tiên tiến để thiết kế các hệ thống tự động hóa từ các máy đơn giản đến các mạng phức tạp và rộng lớn.

Các dòng PLC mà Studio 5000 hỗ trợ bao gồm:

Tải phần mềm

Studio 5000Link 1 | Link 2Pass giải nénngocautomation.comBáo lỗi link tải qua zalo mình nhé0904701605 [Link cập nhật ngày 16/12/2023]

Phần mềm hỗ trợ: Factory talk view SE 6.1

Phần mềm FTV SE 6.1 download

Cài đặt và thuốc

Theo hướng dẫn này nhé: //plcrockwell.blogspot.com/2015/07/crack-phan-mem-studio-5000-plc-rockwell.html

Bài 1: Giới thiệu về Rslogix 5000, các công cụ phần mềm cơ bản cần sử dụng Thứ Hai, ngày 01 tháng 12 năm 2014

Rockwell Automation đã giới thiệu và phát triển Kiến trúc tích hợp hệ thống [Integrated Architecture -IA] mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Theo đó, toàn bộ hệ thống tự động hóa trong mô hình nhà máy sản xuất được tổ chức thành một kiến trúc tổng thể từ lớp thiết bị trường, thiết bị điều khiển đến các lớp thông tin quản lý kinh doanh. Trước khi đi vào tìm hiểu các phần mềm của Rockwell, ta cần hiểu cơ bản về kiến trúc này. 3 điểm quan trọng của kiến trúc tích hợp này là: 

Logix Platform: Toàn bộ lớp điều khiển được tích hợp thành một nền tảng

chung mà Rockwell gọi là Logix Factorytalk Platform: Toàn bộ lớp thông tin trong hệ thống tự động hóa được

tích hợp thành một nền tảng chung gọi là Factorytalk Ethernet/IP: Không cần nhiều loại mạng công nghiệp nữa. Một mạng Ethernet/IP cho toàn bộ kiến trúc điều khiển, từ I/O đến các máy tính.

Theo kiến trúc tích hợp, toàn bộ lớp điều khiển [Logix] gồm các bộ PAC chủ yếu là Controllogix và Compactlogix. Và phần mềm duy nhất để lập trình, cấu hình cho toàn bộ lớp Logix này chính là Rslogix 5000. Nghĩa là ta chỉ cần một phần mềm duy nhất để cấu hình cho toàn bộ lớp Logix [Compactlogix, Controllogix]. Rslogix 5000 Một số thông tin cơ bản về phần mềm này:    

Dùng để lập trình cho toàn bộ các PAC thuộc họ Compactlogix và Controllogix [mục đích chủ yếu!] Hỗ trợ 4 ngôn ngữ lập trình là Ladder, FBD, SFC và ST Online, truy cập thông tin thời gian thực các thiết bị trên Hỗ trợ cấu hình các thiết bị khác như biến tần PowerFlex…

Một số thông tin khác  

Phiên bản hiện tại [10/2012] của phần mềm Rslogix 5000 là Version 20. Phiên bản nào thì dùng cho phần cứng có Firmware đấy. Cài đặt trên Windows 7 tốt hơn [32 bit hay 64 đều được]

Phần mềm khác liên quan 

Rslinx Classic: Phần mềm cài kèm theo đĩa Rslogix 5000, sử dụng để kết nối

giữa máy tính và logix controller. Bắt buộc phải cài. Phần mềm này có nhiều phiên bản, mặc định là phiên bản Lite [miễn phí] RsEmulate 5000: Phần mềm mô phỏng chương trình.

Với các công cụ phần mềm trên đây là đủ để làm việc với Controllogix, Compactlogix, … Controllogix [1756-L6x, 1756-L7x]: Thông tin cơ bản

Là dòng PAC cỡ lớn của Rockwell Automation, sử dụng cho các ứng dụng điều khiển phức tạp, DCS, nhiều loại mạng truyền thông và có số lượng I/O lớn [hơn

1000]. Có 2 dòng sản phẩm: 1765-L6x và 1756-L7x. L7x mới được giới thiệu được vài

     

năm vớinhiều tính năng mới cũng như hiệu suất cao gấp đôi so với 1756-L6x, dùng thay thế cho các 1756-L6x cũ. Hiện tại tại các nhà máy vẫn phổ biến là 1756-L6x. Bộ nhớ CPU lớn nhất là 32MB [1756-L75] Số lượng I/O tối đa có thể quản lý là 128.000 I/O Thẻ nhớ SD [L7x] để Backup chương trình Cổng USB 2.0 để lập trình [L7x]. Tích hợp Motion Không sử dụng pin.

Chassis, Slot và Module 

Chassis là khung gồm có bộ nguồn, các khe cắm [slot] để gắn các Module.

Chassis có nhiều kích cỡ từ 4, 7, 10, 13 và 17 Slot. Bộ nguồn cấp nguồn cho các Module trên Chassis. Bộ nguồn có nhiều loại AC, DC, Redundant cũng như nhiều công suất khác nhau và phải mua riêng [không kèm theo chassis].

Slot là khe cắm các module, tất cả các module 1756-xxx đề có thể gắn trên

Chasiss vào các Slot Module bao gồm cả CPU, Module I/O và module truyền thông mạng . Các module có thể gắn ở Slot bất kì trên Chassis.  Có thể có nhiều CPU trên một Chassis  Các module trên chassis có thể tháo lắp mà không cần tắt nguồn.  Có thể có hoặc không có CPU trên Chassis. [khi đó Chassis đóng vai trò

như một trạm Remote IO] Ứng dụng Controllogix phù hợp cho các ứng dụng:    

Điều khiển phức tạp, tích hợp hệ thống như DCS, Batch Yêu cầu Redundant [cấu hình dự phòng sự cố] Số lượng IO lớn, phân tán [tối đa 128.000 I/O] Ứng dụng gồm nhiều loại truyền thông công nghiệp khác nhau như Controlnet, Ethernet, DeviceNet, DH+….

Bài 3: Giới thiệu PAC Compactlogix Thứ Tư, ngày 07 tháng 1 năm 2015

Compactlogix là dòng PAC thuộc họ Logix cho các ứng dụng vừa và nhỏ [mid-range applications]. Được thừa hưởng các ưu điểm của Controllogix, Compactlogix cho phép người dùng có thêm nhiều lựa chọn linh động cho các ứng dụng của mình từ các máy độc lập đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất hoặc các hệ thống SCADA vừa.Hệ thống vừa và nhỏ ở đây có thể được hiểu là dưới 1000 I/O.

Các dòng sản phẩm Có thể phân ra làm 2 dòng sản phẩm: Compactlogix L2x, L3x và L4x cũ, hiện tại [2012] đang được dùng phổ biến tại

 

các nhà máy như 1769-L32E, L35E…. Compactlogix 5370 L1x, L2x và L3x mới ra đời sau này với nhiều cải tiến rất đáng kể so với dòng sản phẩm cũ [và dần thay thế các dòng sản phẩm cũ]. Trong các bài viết ở đây sử dụng dòng sản phẩm mới này để hướng dẫn lập trình.

Compactlogix 5370 Thông số cơ bản như bảng so sánh sau. Controller Series 5370

L3

Bộ nhớ

3 MB

Max. I/O Points

Mô đun I/O

960

1769 Compact I/O™

Số trục Motion

Ghi chú

16 Có sẵn

L2

1 MB

160

1769 Compact I/O

4

16DI, 16DO trên CPU Có sẵn

L1

512 KB

96

1734 POINT I/O™

2

16DI, 16DO trên CPU

Một số đặc tính nổi bật:       

Tích hợp Motion trên Ethernet/IP tối đa 16 trục [L3] Trên mỗi CPU có sẵn 2 cổng Ethernet [Dual-port] hỗ trợ Devive Level Ring. Cổng USB 2.0 để lập trình Thẻ nhớ SD 1G dùng để Backup chương trình Hỗ trợ Remote I/O trên Ethernet/IP Không cần pin. Lập trình bằng phần mềm Rslogix 5000 Version 20 trở lên.

Các thành phần: CPU, Bộ nguồn và Module I/O

Khác với Controllogix, Compactlogix không cần Chassis mà có thể gắn luôn lên

Din-rail. Các Module được nối với nhau qua khớp nối bên hông mỗi Module và kết thúc bằng nắp chặn cuối. CPU: Có thể là L1x, L2x hay L3x. Nhưng lưu ý. L1x sử dụng các module IO là

PointIO còn L2x và L3x sử dụng CompactIO. Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp nguồn cho các module. Đối với L1x và L2x bộ nguồn

 

tích hợp luôn với CPU. Cần mua thêm bộ nguồn 24VDC. Module I/O: Các module gắn như hình minh họa trên. KHAC BIỆT: Khác biệt và cũng là hạn chế của Compactlogix so với Controllogix

là Module truyền thông mở rộng. Compactlogix gần như không lắp thêm được module truyên thông mạng nào mà chủ yếu sử dụng mạng Ethernet/Ip qua các cổng có sãn trên CPU. Các module mạng có thể mở rộng thường chỉ là DeviceNet hoặc Modbus. Lựa chọn và ứng dụng Compactlogix rất linh động cho các ứng dụng vừa và nhỏ. Tận dụng được tối đa các lợi ích của Kiến trúc tích hợp của Rockwell Automation trong khi tiết kiệm được chi phí. Về các ứng dụng của Compactlogix rất đa dạng. Ở đây chỉ minh họa một số kiến trúc cơ bản [các bạn tham khảo các Link phía bên dưới để có thêm thông tin chi tiết] Ví dụ: Ứng dụng cho máy cỡ nhỏ:

Ứng dụng cho Process Skid

Ứng dụng Tích hợp Motion hay SCADA

Bài 4: Cài đặt phần mềm Rslogix 5000 V20 Chủ Nhật, ngày 04 tháng 1 năm 2015

Yêu cầu về phần cứng [khuyên dùng] để phát huy tối đa hiệu năng:

   

Intel Core i5 2.4GHz processor 8 GB RAM Ổ cứng trống 20GB DirectX 9 graphics device with WDDM 1.0 or higher driver

Hệ điều hành hỗ trợ:        

Microsoft Windows 7 Professional [64-bit] with Service Pack 1 Microsoft Windows 7 Home Premium [64-bit] with Service Pack 1 Microsoft Windows 7 Home Premium [32-bit] with Service Pack 1 Microsoft Windows Vista Business [32-bit] with Service Pack 2 Microsoft Windows XP Professional with Service Pack 3 Microsoft Windows Server 2008 R2 Standard Edition with Service Pack 1 Microsoft Windows Server 2008 Standard Edition with Service Pack 2 Microsoft Windows Server 2003 R2 Standard Edition with Service Pack 2

Kinh nghiệm cá nhân sử dụng trên hệ điều hành Windows 7 Pro 64 bit rất ổn định. Cài đặt từ DVD hoặc Ổ cứng theo các bước sau:

\>> Continue

\>> Phần mềm sẽ tự chọn những phần cần cài [hoặc chọn hết] >> Next

\>> Nhập số Serial của phần mềm [khi mua sẽ có một tờ giấy License trong đó ghi Serial Number và Product Key] >>Next

\>>Next

\>>Chọn thêm các Option >>Next

\>>Chọn Firmware cần cài >> Next

\>> Install >> Chờ đến khi Finish là xong. LƯU Ý: 

Trong quá trình cài đặt Rslogix 5000 sẽ hỏi một số thông tin hoặc yêu cầu cài

thêm .NetFramework nếu máy tính chưa có Thời gian khá lâu [khi cài Rslinx Classic]. Tổng thời gian cài đặt trung bình

khoảng 1 tiếng Sau khi cài đặt xong, dùng chương trình Factorytalk Activation Manager để kích

hoạt bản quyền phần mềm. Khi cài Rslogix 5000, chương trình sẽ tự cài thêm phần mềm Rslinx Classic

Version 2.59. Nếu máy tính đã có phần mềm này, phiên bản cũ hơn thì nó sẽ tự gỡ ra và cài bản mới. Nếu Rslinx Classic 2.59 không tự cài đặt, bạn phải cài đặt nó thủ công [cùng chung DVD với Rslogix 5000 V20] Tất cả các nhu cầu kết nối giữa phần mềm trên máy tính và phần cứng như PLC, biến tần,… của AB đều phải thông qua Rslinx Classic. Rslinx Classic đóng vai trò như cây cầu giữa phần cứng và phần mềm. Do đó khi sử dụng bất kì phần mềm nào liên quan đến việc trao đổi dữ liệu giữa máy tính và PLC, biến tần, màn hình Panelview … thì đều cầu phải có Rslinx Classic.

Trong chương trình lập trình với Rslogix 5000, ta sử dụng Rslinx Classic cho mục đích Download, Upload, Online,… Các bước sử dụng như sau: >> Kết nối máy tính đến các Controller cần kết nối [trong ví dụ này, máy tính và các Controller kết nối đến 1 Ethernet Switch, cùng lớp địa chỉ IP], đặt địa chỉ IP cho Card mạng máy tính [ở đây là 192.168.1.190]. >> Khởi động Rslinx Classic

\>> Chọn Driver kết nối [Communicatio > Driver] >> Chọn Ethernet/IP và Add Net

\>> OK >> Chọn Card mạng đang kết nối đến Controller

\>> Add New và thấy Status là Running như hình sau

\>>Trở lại màn hình chính >> Chọn mở rộng Driver mới tạo, các Controller đang kết nối với máy tính sẽ xuất hiện tương tự như hình bên dưới. Việc kết nối giữa máy tính với các thiết bị Ethernet của AB coi như xong.

GHI CHÚ 

Đối với các dòng PLC cũ của AB như PLC-5, SLC-500,… thì chọn Driver tương

ứng tùy theo chuẩn kết nối [DH+, DF1…]. Các Controller mới đều sử dụng Ethernet nên dễ dàng hơn nhiều. Ngay tại màn hình Rslinx này có thể xem được tận các module IO trên từng

 

Chassis Có thể thay đổi địa chỉ IP của các thiết bị mạng ngay tại Rslinx Classic. Rslinx Classic có thể đóng vai trò là OPC Server cho các ứng dụng khác.

Bài 6: Upgrade Firmware cho Controllogix/Compactlogix Thứ Hai, ngày 03 tháng 8 năm 2015

Đối với Logix Controller [Controllogix, Compactlogix], Revision của phần mềm Rslogix 5000 và Firmware của Controller luôn phải giống nhau thì mới có thể làm việc được với nhau. Ví dụ như phần mềm Rslogix 5000 Version 20 thì Firmware của Controller cũng phải là 20. Khi Firmware và Revision của phần mềm Rslogix 5000 khác nhau thì cần phải nâng cấp Firmware của Controller hoặc cài phiên bản Rslogix 5000 tương ứng. Việc nâng

cấp Firmware của Controller cũng phải được thực hiện đối với Controller mới vì khi mua về chỉ là Firmware xuất xưởng [thường là 1.008]. Thực hiện Upgrade Firmware theo các bước sau: >> Khi cài đặt Rslogix 5000, chương trình tự động cài thêm công cụ FLASH Programming Tool, ngay trong Program Files. Đó chính là công cụ sử dụng để Upgrade/Dowgrade Firmware cho các thiết bị điều khiển của AB. >> Chuẩn bị khi Upgrade/Downgrade:   

Backup chương trình vì khi Upgrade/Downgrade chương trình trong CPU sẽ bị xóa Kết nối máy tính đến Controller cần Upgrade. Chuyển khóa trên CPU sang chế độ PROGRAM

\>> Chạy Flash Programming Tool, NEXT

\>> Chọn Controller hay Module cần Ugrade. Ở đây chọn CPU Controllogix L75 >> NEXT

\>> Trong cửa sổ sau, trỏ đến CPU cần Upgrade

\>> OK

\>> Chọn phiên bản cần Upgrade hoặc Downgrade >> NEXT

\>> Finish

\>> Xác nhận >> YES

\>> Quá trình Upgrade diễn ra

\>> Thông báo đã UPgrade xong xuất hiện báo việc Upgade đã xong. Trường hợp bị lỗi sẽ có thông báo lỗi [màu đỏ]

GHI CHÚ 

Việc Upgrade/Downgrade Firmware là công việc bình thường, nhưng do ít khi

phải thực hiện nên nhiều người cảm thấy lo lắng không cần thiết. Cần thiết phải duy trì nguồn điện cho CPU và kết nối giữa CPU và máy tính liên

tục trong thời gian Upgrade. Trường hợp bị ngắt giữa chừng thì CPU sẽ trở về phiên bản Firmware xuất xưởng và phải thực hiện Upgrade lại. Tuy nhiên trường hợp này cũng có thể gây ra lỗi và hỏng CPU. Nêu thực hiện qua Ethernet hoặc cổng USB [đối với các CPU đời mới], không

nên thực hiện qua cổng RS-232 vì rất chậm và hay mất truyền thông [vì phần lớn máy tính bây giờ không có cổng RS-232, phải sử dụng Adapter của Trung Quốc]. Thời gian Upgrade trung bình từ 3-5 phút [qua Ethernet]

Bài 7: Tạo chương trình mới với Rslogix 5000

Thứ Hai, ngày 03 tháng 8 năm 2015

Bài này sẽ trình bày  

Các bước tạo một dự án đầu tiên với Rslogix 5000 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong chương trình Rslogix 5000

Phần cứng trình bày trong bài này [và các bài sau]:    

Chassis 10 Slot CPU Controllogix L75 gắn ở Slot 0 Module Input 32 ngõ vào DC gắn ở Slot số 5 Module Output 32 ngõ ra DC gắn ở Slot số 6

Ta tạo một dự án mới với Rslogix 5000 với phần cứng trên như sau

Từ màn hình chính chọn New hoặc File> New

Trong cửa sổ này, cần chọn đúng các thông số của CPU:

 

Loại CPU, chọn đúng loại mà bạn có [ở đây 1756-L75] Revision: chọn phiên bản phần mềm Rslogix 5000 đang sử dụng [ở đây là Version 20]. Phải chọn tương thích với Firmware phần cứng bên dưới [Xem bài 6:

Firmware] Name: Đặt tên cho Project. Bắt buộc phải đặt tên và tên này sẽ hiển thị bên

  

cạnh CPU trong RSLinx để biết CPU nào là của chương trình nào. Chassis Type: Chọn đúng loại Chassis sử dụng, ở đây là 10 Slot Slot: CPU dự định cắm vào Slot nào thì chọn ở đây cho đúng. Create In: chọn nơi lưu File chương trình trên máy tính

Sau khi chọn xong thì OK. Project được tạo ra như sau:

Ta tạo thêm 2 Module IO nữa. Để tạo Module mới, từ IO Configuration, Click phải và chọn New Module:

Cửa sổ mới xuất hiện:

Chỉ cần chọn, hoặc gõ IB32 vào khung tìm kiếm, chương trình sẽ liệt kê các module tương ứng, chọn và Create.

Tại cửa sổ mới xuất hiện, đặt tên cho Module và chọn đúng Slot sẽ gắn Module trên Chassis [ở đây là Slot 5], sau đó OK. Một cửa sổ nữa xuất hiện, chọn OK [sau này khi sử dụng quen các bạn sẽ tự biết cấu hình khi cần] Ta thấy Module IB32 vừa tạo đã xuất hiện trong I/O Configuration. Và tương tự ta tạo thêm Module OB32 để được như hình dưới:

Với Compactlogix Việc tạo chương trình mới với Compactlogix tương tự như với Controllogix ở trên. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhỏ cần lưu ý:

Đối với Compactlogix L1, cần xác định số mô đun mở rộng [như hình trên].

Để thêm IO mới, Chọn New Module tại Expansion I/O Module. GHI CHÚ  

Ở trên là các bước cơ bản để tạo cấu hình phần cứng của Project trong Rslogix 5000. Đối với Controllogix [các mô đun 1756-] có thể tạo Onlne bằng chức năng Discovery của Rslogix 5000

[Logix] Bài 8: Sử dụng kiểu dữ liệu User Defined trong Rslogix 5000 Posted on October 21, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Ngoài các kiểu dữ liệu cơ bản như INT, DINT, BOOL, STRING,… Rslogix 5000 cho phép người dùng định nghĩa các kiểu dữ liệu riêng hướng đối tượng gọi là User Defined Data Type. Ví dụ viết một đoạn chương trình điều khiển cho động cơ với các thông tin như START, STOP, FAULT, RUNNING, ta cần tạo ra số lượng TAG riêng biệt tương ứng trong chương trình.

Thay vì phải tạo từng Tag riêng biệt cho Motor như vậy, Rslogix 5000 cho phép ta định nghĩa một kiểu dữ liệu riêng thành một đối tượng. Ví dụ ở đây là đối tượng MOTOR, với các thành phần là START, STOP, RUNNING, FAULT.. Tạo mới User Defined Data Type

Chọn New Data Type như trên. Nhập tên kiểu dữ liệu cho đối tượng mới [ở đây là MOTOR]

Nhập các thành phần của đối tượng và chọn OK để kết thúc

Ta thấy kiểu dữ liệu mới tạo sẽ xuất hiện như sau.

Tạo Tag mới với kiểu dữ liệu mới tạo Trong Controller Tag, tạo Tag mới MOTOR1 với kiểu dữ liệu là MOTOR

Ta thấy các thành phẩn của MOTOR sẽ tự động được tạo ra như sau và sẵn sàng sử dụng trong chương trình.

GHI CHÚ 

Khi chỉnh sửa kiểu dữ liệu, các Tag liên quan sẽ tự động được cập nhật

Có thể Export/Import kiểu dữ liệu giữa các chương trình [kiểu dữ liệu được tạo trong chương trình này có thể Export ra để sử dụng cho chương trình khác].

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO PHẦN NÀY: //literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/1756pm004_-en-p.pdf

[Logix] Bài 9: Viết chương trình Ladder với Rslogix 5000 Posted on October 22, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Sơ lược về các ngôn ngữ lập trình trong Rslogix 5000 Rslogix 5000 hỗ trợ 4 ngôn ngữ lập trình: Ladder, Funtion Block Diagram [FBD], Sequential Function Chart [SFC] và Structured Text [ST]. Trong một chương trình có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng lúc tuy nhiên không thể chuyển chương trình đang viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. GHI CHÚ 

Rslogix 5000 được bán với nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo phiên bản mà có số ngôn ngữ được hỗ trợ. Nhiều nhất [bản Full] hỗ trợ đầy đủ 4 ngôn ngữ trên Ngôn ngữ

Nên sử dụng cho  

Ladder

   

FBD

   

SFC

ST

 

Xử lý Logic như điều khiển ON/OFF Xử lý logic phức tạp, Discrete Control Chương trình dùng cho bảo trì, sửa chữa máy Motion Điều khiển quá trình [Process Control] Loop Control Các tính toán điều khiển theo mạch vòng [như PID] Drive Control Batch Control Máy trạng thái Các dạng điều khiển tuần tự từng bước, bước sau phụ thuộc bước trước Tính toán các phép toán phức tạp Tính toán tra bảng phức tạp

Xử lý truyền thông ASCII,…

Ở đây chỉ giới thiệu ngôn ngữ Ladder thông dụng.

1.

Trong chương trình Rslogix 5000, các Routine là nơi viết chương trình. Khi lập trình, người viết phải tổ chức Các Routine, Program, Task sao cho dễ quản lý. 2. Khu vực viết chương trình, là nơi gõ các lệnh 3. Thanh công cụ, nơi lấy các lệnh để viết chương trình. Đến đây, các bạn thử bắt tay viết cho mình chương trình đầu tiên. Đến đây các bạn sử dụng tài liệu tham khảo sau sau để hiểu thêm về ngôn ngữ Ladder trong Rslogix 5000 //literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/1756pm008_-en-p.pdf Tài liệu diễn giải chi tiết các lệnh sử dụng trong Rslogix 5000 //literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/rm/1756rm003_-en-p.pdf

GHI CHÚ 

 

Chương trình nên chia ra thành nhiều Sub-Routine và gọi chúng trong Main Routine, không nên viết chương trình điều khiển trong Main Routine. Nếu ai đã làm quen với các PLC khác thì các lệnh trong Rslogix 5000 cũng tương tự, thậm chí dễ sử dụng hơn rất nhiều. Chỉ cần đưa cho trỏ chuột vào lệnh và nhấn F1 để xem Help lệnh đó. Mỗi Routine có thể sử dụng một ngôn ngữ khác nhau.

[Logix] Bài 10: Download/Upload và chỉnh sửa Online trong Rslogix 5000 Posted on October 22, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Download/Upload và Online Có nhiều cách Download/Upload chương trình cho Controllogix, Compactlogix: 

Qua cổng USB đối với các Controllogix L7x và Compactlogix 5370 mới Qua cổng Serial [chỉ cần sử dụng sợi cáp RS-232 chéo] đối với các PAC, PLC đời cũ hơn như Controllogix L6x, L5x hoặc Compactlogix [tốc độ chậm] Qua cổng Ethernet có sẵn trên CPU [Compactlogix] hoặc qua Module Ethernet đối với Controllogix… [thuận tiện khi phòng điều khiển nằm xa vị trí CPU hoặc Download, Upload chương trình từ xa]

Dù cách nào thì quy trình thực hiện cũng có các bước tương tự như minh họa dưới đây. Ở đây sử dụng Cách Download trực tiếp qua cổng USB. Mô hình kết nối như sau:

Khi kết nối USB giữa Controllogix và máy tính, trong Rslinx tự động hiện ra driver USB như hình sau, mở rộng ra ta thấy sẽ liệt kê tất các các Module hiện tại đang có trên Chassis gắn CPU

Chọn “Who active”

Ta thấy USB như minh họa sau:

Mở rộng ra, ta thấy các mô đun, chọn CPU muốn download chương trình và “Download” Để Upload thì chọn nút Upload.

Xác nhận [Việc download chương trình mới sẽ xóa đi chương trình hiện tại trong CPU]

Sau khi Download xong chương trình sẽ hỏi chuyển sang “RUN” không ?

Chương trình đã chuyển sang RUN và ONLINE. Quan sát các Mô đun IO trong IO Configuration xem có lỗi không [nếu có dấu tam giác vàng trên icon của Module nào tức là module đó đang có lỗi, cần kiểm tra]

Chỉnh sửa Online RSLogix 5000 cho phép chỉnh sửa chương trình Online mà không làm gián đoạn chương trình đang chạy. Muốn chỉnh sửa dòng nào, chỉ cần Double Click vào dòng lệnh đó và chỉnh sửa.

Sau khi chỉnh sửa Online xong, chỉ cần nhấn nút Submit để cập nhật xuống CPU là xong

Xác nhận

Chương trình chỉnh sửa Online đã được cập nhật.

GHI CHÚ

Nhiều máy tính có thể cùng Online, chỉnh sửa chương trình trên cùng một CPU, tuy nhiên việc này nên hạn chế vì khi cập nhật xuống CPU, CPU chỉ lưu chương trình trên máy nào cập nhật sau cùng nên có thể những chỉnh sửa của các máy khác sẽ bị mất Đối với các Module Controllogix có thể tạo ngay khi chương trình đang Online Có thể tạo Tag khi chương trình đang chạy.

[Logix] Bài 11: Mô phỏng chương trình Rslogix 5000 với RsEmulate 5000 Posted on October 23, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Mô phỏng là công cụ rất hữu ích khi lập trình. Qua đó, ta có thể kiểm tra xem logic chương trình có chạy đúng như mong muốn không, chỉnh sửa các lỗi,… trước khi áp dụng vào phần cứng. Trên thực tế, nếu chương trình được thiết kế trên mô phỏng tốt sẽ giảm được rất nhiều thời gian khi làm việc ở công trường, nhà máy. Phần mềm dùng để mô phỏng cho Rslogix 5000 có tên là RsEmulate 5000 hoặc Softlogix. Bạn chỉ có thể cài 1 trong 2 phần mềm này. Trong mục đích chỉ sử dụng mô phỏng thì RsEmulate 5000 sử dụng tiện hơn [khi thay đổi chỉ cần thay CPU trong chương trình Rslogix 5000 mà không cần cấu hình lại các module IO]. LƯU Ý: 

Giống như phần mềm Rslogix 5000, RsEmulate 5000 cũng có nhiều phiên bản. Bạn phải cài cùng phiên bản với Rslogix 5000 để có thể thực hiện mô phỏng [VD Rslogix 5000 version 20 thì cũng phải sử dụng RsEmulate 5000 version 20]. Phần mềm mô phỏng hoạt động của CPU, đóng vai trò như một CPU thật trên Chassis.

Tạo CPU giả lập Chương trình ban đầu có giao diện như sau: Có các Slot trống trên Chassis.

Tạo CPU trên các Slot: Right Click trên Slot trống [Chỉ nên tạo CPU trên các Slot từ Slot 2 trở đi vì mặc định Slot 1 sẽ dành cho Rslinx Enterprise, nên nếu tạo trên Slot 1 mà sử dụng một số ứng dụng khác có Rslinx Enterprise sẽ có thể gây ra lỗi]

Chọn CPU và OK

Next

Next

Finish

CPU sẽ xuất hiện trên Chassis như sau

Đến đây việc tạo CPU giả lập coi như xong. Bạn cũng có thể tạo nhiều CPU trên Chassis ảo này [tương tự như trên phần cứng thật]. Cấu hình trong Rslinx Cần phải cấu hình trong Rslinx Classic để Rslinx Classic thấy CPU giả lập này [tương tự như việc tạo Driver cho phần cứng thật – Xem thêm bài Rslinx trước]

Tạo Driver mới: Chọn Configure Drivers

Chọn Driver “Virtual Backplane” và Add New

Chọn OK

Khi cấu hình xong, trong Rslinx sẽ thấy CPU giả lập xuất hiện

Download/Upload và chỉnh sửa Online chương trình Rslogix 5000 với RsEmulate Trong Rslogix 5000, ta chỉ cần thay CPU [Controllogix, Compactlogix] bằng CPU giả lập. Click phải vào CPU, chọn Properties

Chọn “Change Controller”

Chọn Emulator và OK [nhớ chọn đúng Revision]

Xác nhận

Chọn đúng Slot CPU đã cấu hình ở trên [Slot 2] và OK

Bây giờ có thể Download chương trình

Và Online chương trình

Các phần khác như Upload, Chỉnh sửa Online tương tự như trên CPU thật [xem thêm bài Download/Upload] GHI CHÚ 

Phần mềm RsEmulat 5000 rất hữu ích, và bạn cũng phải mua License. Khi viết chương trình nên viết những đoạn mô phỏng kiểm cho chính chương trình của mình, như vậy sẽ kiểm tra lỗi tốt hơn

[Logix] Bài 12: Cấu hình Remote I/O trong Rslogix 5000 Posted on October 25, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Mô hình kết nối như sau:  

Controllogix [như cấu hình các bài trước] Kết nối với một trạm Remote IO qua Ethernet

Remote IO ở đây sử dụng FlexIO thông dụng của Rockwell. Ngoài FlexIO còn có PointIO, việc cấu hình cũng tương tự.

Thêm mô đun truyền thông Ethernet trên Chassis chính [ở đây sử dụng mô đun 1756EN2T]

Chọn 1756-EN2T

Trong cửa sổ cấu hình, lưu ý các ô màu đỏ: 

 

Tên: Đặt tên cho mô đun [tên đặt không được trùng với tên các mô đun khác] Địa chỉ IP: nhập địa chỉ IP hiện tại của mô đun Slot: Chọn đúng Slot định gắn mô đun

Sau khi tạo xong mô đun Ethernet, ta thấy xuất hiện biểu tượng “Ethernet” như hình dưới. Đến đây, ta chọn New Module để tạo các mô đun Remote IO.

Mô đun đầu tiên phải tạo trên Chassis Remote IO chính là mô đun truyền thông Ethernet [ở đây là mô đun 1794-AENT].

Cấu hình các thành phần trong mô đun [tên, địa chỉ IP]

Khi cấu hình xong, ta thấy mô đun 1794-AENT xuất hiện như bên dưới, và phía dưới có biểu tượng FlexBus, chính là nơi tạo mới thêm các mô đun IO. Từ Flexbus, chọn New Module để thêm các Mô đun IO [ở đây là thêm 2 mô đun 1794IB32 và 1794-OB16D].

Chọn 1794-IB32

Đặt tên và chọn Slot cho mô đun

OK

Tương tự, ta thêm mô đun 1794-OB16D

Khi hoàn thành, ta thấy các mô đun xuất hiện như hình sau. Đến đây việc cấu hình Remote IO cho cấu hình trên xem như xong.

Mở “Controller Tag” ta sẽ thấy thêm các Tag mới xuất hiện, đó chính là các Tag IO cho các mô đun mô đun vừa cầu hình. Các Tag remote IO này sử dụng bình thường như các Tag khác trong chương trình.

GHI CHÚ  

Tùy theo CPU mà số lượng trạm Remote IO tối đa có thể cấu hình. Chú ý Revision của các mô đun khi cấu hình.

[Logix] Bài 13: Sử dụng Add On Intruction trong Rslogix 5000 Posted on October 26, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Đối với các đối tượng điều khiển tương tự nhau [ví dụ như điều khiển nhiều Motor giống nhau], thay vì viết lại các đoạn lệnh cho từng đối tượng, ta có thể viết thành một hàm điều khiển chung, từ đó khi cần điều khiển cho đối tượng nào, chỉ cần gọi hàm đó với các thông số đầu vào, đầu ra cụ thể. Một hàm điều khiển như vậy trong Rslogix 5000 gọi là Add-On Instruction [AOI]. Trong thực tế, việc tổ chức chương trình trong đó sử dụng các AOI là rất hữu ích. Lợi ích

 

 

 

 

Có thể sử dụng lại Code Nếu thuật toán điều khiển cho một đối tượng nào đó sử dụng nhiều lần trong một chương trình, AOI sẽ giúp việc lập trình nhanh hơn, không phải viết lại nhiều lần Viết một lần, sử dụng cho nhiều dự án: AOI có thể Export ra thành file độc lập và Import vào các dự án khác nhau [trên thực tế người ta thường làm thành các bộ thư viện AOI cho các đối tượng thông dụng trong công nghiệp, khi lập trình chỉ cần Import vào để sử dụng] Chương trình dễ hiểu hơn Đối với chương trình điều khiển phức tạp, việc tổ chức thành các AOI, thành các khối điều khiển giúp chương trình dễ đọc và dễ hiểu hơn Dễ bảo trì chương trình Khi cần chỉnh sửa thuật toán cho các đối tượng, chỉ cần chỉnh sửa trong AOI, chương trình sẽ tự động cập nhật cho các đối tượng trong chương trình. Bảo vệ tài sản trí tuệ Rslogix 5000 cho phép bảo vệ mã nguồn chương trình cho các AOI do đó người viết có thể khóa các AOI của mình, tránh bị Copy chỉnh sửa,…

Các bước tạo AOI Các bước sau đây minh họa một AOI đơn giản. Ban đầu ta có đoạn chương trình như sau:

Ta sẽ thực hiện lại đoạn chương trình trên bằng AOI. Tạo New Add-On Instruction

Nhập các thông tin của AOI sẽ tạo:

 

Tên: Đặt tên cho AOI Type: Chọn ngôn ngữ định viết cho AOI [ở đây chọn Ladder]

Trong cửa sổ hiện ra, bạn khai báo các thông số như sau

Quan trọng! 

Parameter: Phải định nghĩa các thông số đầu vào và đầu ra cho AOI, xác định các thông số nào bắt buộc, thông số nào hiển thị, thông số nào không. Paramenter là các biến sẽ giao tiếp với chương trình bên ngoài [chương trình sẽ truyền giá trị cho các thông số này để thực hiện đoạn lệnh bên trong AOI]. Định nghĩa một parameter cần gồm:  Xác định Parameter đó là Input hay Output  Kiểu dữ liệu  Hiển thị khi gọi AOI hay không… Local Tag: Các Tag nội trong AOI, chỉ sử dụng trong AOI, bên ngoài không truy cập vào được.

Sau khi chọn xong như trên, Click OK. AOI được tạo như sau. Double Click vào Logic để mở cửa sổ viết chương trình cho AOI

Viết đoạn chương trình như sau

Chương trình cho AOI được viết trong cửa sổ trên. Sử dụng AOI Quay lại chương trình chính, ta thấy trên thanh công cụ lệnh, trong Tab Add On sẽ có thểm AOI MY_MOTOR vừa tạo

Để sử dụng, trong Ladder, ta tạo Rung mới và Click vào MY_MOTOR, sau đó gán cá thông số Input/Output cho AOI. Ví dụ ở đây ta tạo một tag mới MY_MOTOR1, và viết lại đoạn chương trình ban đầu, sử dụng AOI thành.

Hoặc viết ở ngôn ngữ Funtion Block Diagram [FBD] như sau

Trên đây là các bước cơ bản để tạo và sử dụng AOI. Tuy nhiên để có thể sử dụng tối đa chức năng và tìm hiểu đầy đủ AOI, các bạn xem tài liệu tham khảo bên dưới. GHI CHÚ

AOI không cho phép chỉnh sửa Online. Cho nên nếu các đoạn chương trình cần chỉnh sửa Online thì không nên sử dụng AOI AOI có thể Export ra thành file độc lập và Import vào các dự án khác nhau. Ngôn ngữ sử dụng trong AOI chỉ có thể là: LD, FBD và ST [không có SFC]

Tham khảo: //literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/175 6-pm010_-en-p.pdf

[Logix] Bài 14: Trao đổi dữ liệu giữa các Controller [Controllogix/Compactlogix] Posted on October 27, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Chia sẻ dữ liệu giữa các Controller với nhau trong cùng một hệ thống là một nhu cầu phổ biến trong điều khiển. Nếu như đối với các PLC đời cũ hoặc của một số hãng, việc chia sẻ thường thông qua các lệnh Message phức tạp giữa các PLC với nhau thì đối với Controllogix, Compactlogix việc trao đổi dữ liệu rất dễ dàng, chỉ cần cấu hình và không cần thêm các lệnh Message nào. Việc trao đổi dữ liệu đó thông qua cơ chế Produce và Consume. Thực hiện trên mô hình sau:

Hệ thống trên gồm:   

CPU A: Controllogix kết nối Ethernet thông qua Module 1756-EN2T CPU B: Compactlogix L1 kết nối Ethernet trên cổng có sẵn trên CPU. 2 CPU này thực hiện trao đổi dữ liệu các Tag với nhau thông qua mạng Ethernet với sơ đồ như trên.  CPU A cần đọc dữ liệu tag B_PIT100 từ CPU B  CPU B cần đọc dữ liệu tag A_LIT100 từ CPU A

Cấu hình chương trình cho CPU A

\>> Tạo Project mới

Thêm Ethernet Module

Từ “Ethernet” ta tạo New Module

Chọn CPU B [ở đây là Compactlogix 1769-L18ERM-BB1B]

Đặt tên, xác định địa chỉ IP của CPU B

Sau khi tạo xong, CPU B sẽ hiển thị trong cây IO như sau

Trong “Controller Tag” ta tạo Tag mới A_LIT100. Tag này sẽ cho CPU khác có thể đọc.

Chọn Properties

Và chọn kiểu là “Produced”. Nghĩa là các CPU khác có thể “Consume”

Xác định số lượng Consume cho phép [mặc định là 1]

Tạo thêm Tag mới B_PIT100, Tag này sẽ đọc giá trị từ CPU B.

Cấu hình nó là Consumed, sau đó chọn Connection

Trong cửa số Connection, ta xác định:

Producer là CPU nào [nghĩa là CPU nào sẽ tạo ra dữ liệu này] ? ở đây là CPU B Và Produced Tag trên CPU đó là gì [ở đây là B_PIT100]

Cấu hình chương trình cho CPU B Tạo New Project như sau

Tại cây IO, tạo New Module từ “Ethernet”

Chọn Module 1756-EN2T [Module này là của CPU A, thông qua nó để đi đến CPU A]

ĐỊa chỉ IP, Slot, và Chassis Size là các thông số cần phải chọn đúng ở đây

Chọn Chassis Size là 10 [tùy theo kích thước Chassis thực tế bạn sẽ chọn cho phù hợp]

Khi tạo xong mô đun Ethernet, Backplane của CPU A sẽ hiện ra tương tự như sau. Tại Backplane, chọn New Module

Chọn CPU [là Partnumer của CPU A – ở đây là 1756-L75]

Chọn đúng Version

Chọn đúng Slot [ở đây là Slot 0]

Tạo tag mới trong Controller Tag của CPU B. Tạo tag B_PIT100. Tag này sẽ cung cấp dữ liệu cho CPU A ở trên, do đó ta cấu hình nó là Produced Tag [cấu hình tương tự như trên CPU A].

Ta tạo thêm tag A_LIT100, là Tag sẽ đọc dữ liệu từ tag “A_LIT100” của CPU A do đó sẽ cấu hình nó là Consumed Tag

Download và kiểm tra Sau khi thực hiện các bước trên, ta có thể download chương trình để kiểm tra. Khi Online cả 2 chương trình, thay đổi dữ liệu các Tag A_LIT100 trên CPU A thì trên CPU sẽ cập nhật ngay dữ liệu và khi thay đổi giá trị B_PIT100 trên CPU B thì giá trị trên CPU A cũng được cập nhật.

GHI CHÚ 

Produced và Consumed có thể thực hiện với các Controller và Network sau

 

Một Producer có thể có nhiều Consumer

Tham khảo: //literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/1756pm011_-en-p.pdf

[Logix] Bài 15: Tích hợp biến tần PowerFlex với Compactlogix/Controllogix qua Ethernet/IP Posted on October 30, 2012by JAP AUTOMATION BLOG

Với sự phát triển của mạng Ethernet công nghiệp, việc tích hợp các thiết bị điều khiển trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với kết nối truyền thống. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước tích hợp biến tần PowerFlex vào chương trình điều khiển của Controllogix hoặc Compactlogix thông qua mạng Ethernet/IP. Mô hình phần cứng minh họa như sau:

Hệ thống gồm một bộ Compactlogix L18 và một bộ PowerFlex 700 [Ở đây xem như biến tần đã được cài đặt xong các thông số cơ bản]. Thực hiện

Trong Rslogix 5000 tạo một Project mới [các bước tương tự như các bài trước]

Từ “Ethernet” tạo New Module

Chọn biến tần PowerFlex [chọn đúng loại mà bạn có]

Đặt tên, địa chỉ IP và click “Change” để cấu hình thông số cho biến tần này

Chọn đúng thông số biến tần. Ở đây nếu bạn đang kết nối Online với biến tần [trong Rslinx Classic thấy biến tần], thì có thể chọn Match Drive bên dưới, chương trình sẽ tự lấy thống số từ biến tần lên.

Khi tạo xong, biến tần sẽ hiển thị trong cây IO như sau:

Và trong Controller Tag, ta thấy xuất hiện thêm các Tag VFD:I và VFD:O [VFD là tên đặt cho biến tần lúc cấu hình]

ở đây, VFI:I Là các thông số đọc về từ biến tần, VFD:O là các thông số Output từ Controller gửi ra biến tần

Mở rổng ra, ta thấy các thống số có thể đọc về từ biến tần:

Các thông số Output từ Controller ra biến tần.

Như vậy, nếu muốn đọc trạng thái của biến tần, ta chỉ cần đọc các giá trị trong VFD:I, còn muốn ghi các lệnh điều khiển, tốc độ tham chiếu,… từ Controller ra biến tần thì ta chỉ việc ghi vào các Tag VFD: O. Tạo thêm một số Tag nữa để viết một đoạn chương trình đơn giản như sau;

Viết đoạn chương trình đơn gian:   

START biến tần STOP biến tần Xóa lỗi biến tần

Cài đặt tần số tham chiếu.

Ở đây, cách tính giá trị tần số tham chiếu ghi ra cho biến tần tùy loại biến tần [cần xem trong tài liệu tham khảo của biến tần đó]. Đối với PowerFlex 700 ở đây thì công thức tính là: Giá trị ghi xuống biến tần = tần số tham chiếu[hz] *32767/tần số lớn nhất cài đặt trong biến tần [ở đây là 130] Download và kiểm tra Kiểm tra Rslinx Classic đã thấy các Controller và biến tần:

Download

Online chương trình

GHI CHÚ: Bước này thường xảy ra lỗi giữa cấu hình biến tần trên Rslogix 5000 khác với trên thực tế cài đặt của biến tần. Nếu khi Online biểu tượng biến tần trong cây IO có dấu tam giác vàng, tức là biến tần đang bị lỗi. Double Click vào biến tần và chọn Connect to Drive

Khi đó nếu phát hiện sự khác biệt, chương trình sẽ hỏi Dowload hoặc Upload cầu hình hay không, nếu muốn chọn cấu hình cài đặt hiện tại dưới biến tần thì UPLOAD, còn chọn cấu hình từ Rslogix 5000 thì DOWNLOAD. Khi kết nối bình thường thì sẽ giống minh họa sau

Kiểm tra

Thử thay đổi các giá trị tần số trong Controller Tag

Và Toggle Bit START, STOP để xem biến tần chạy

Trong VFD:I ta sẽ thấy các thông số đọc về từ biến tần

Tóm tắt 

Tích hợp biến tần PowerFlex với Controller qua Ethernet/IP giúp đơn giản hóa việc cài đặt, đấu nối phần cứng và mang lại nhiều lợi ích rõ ràng về mặt điều khiển. Ngoài các thông số mặc định, có thể lấy thêm nhiều thông số khác từ biến tần. Các thông số đọc về sẽ trong các Tag VFD:I và các giá trị ghi ra biến tần sẽ ở trong VFD:O Khi đang chạy mà bị mất kết nối Ethernet thì biến tần sẽ dừng, và báo lỗi.

Chủ Đề