Hướng dẫn cấu hình hệ thống cloud server tạo vps

Đầu tiên mình xin phép điểm lại về khái niệm về VPS để những bạn nào còn mập mờ sẽ có được định nghĩa chính xác hơn.

Xem thêm:

-> Sự khác biệt giữa VPS và Cloud Server

->Web Server là gì? Những lưu ý khi sử dụng Web Server

-> Lỗi Server | DNS server isn

VPS là gì

VPS [Virtual private Server] là dạng máy chủ ảo cá nhân được áp dụng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng biệt để bạn sử dụng độc lập, bằng việc chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu.

Người quản trị của VPS có toàn quyền quản lý có thể chỉnh sửa và khởi động lại hệ thống bắt cứ lúc nào. Mỗi VPS khác biệt hoàn toàn về CPU, dung lượng RAM, Dung lượng ổ cứng HĐ, địa chỉ IP và hệ điều hành.

Hướng dẫn tạo VPS Google Cloud Miễn phí đơn giản

Sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách tạo VPS Google Cloud Miễn phí đơn giản qua 5 bước như bên dưới:

Bước 1: Đăng kí tài khoản Google Cloud Miễn phí

Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào Tài khoản google. Sau đó truy cập vào trang đăng kí tài khoản Google Cloud miễn phí tại đây. Màn hình sẽ hiển trị dòng thông báo yêu cầu đăng ký dùng thử như bên dưới.

Bước 2: chọn vị trí địa lý

Bạn ấn truy cập get Free sau đó Google sẽ tự động cập nhật vị trí là Việt Nam dựa vào ID của bạn. Nếu vị trí địa lý bị sai bạn vui lòng sửa lại chọn Việt Nam. Sau đó Đồng ý tich chọn chấp nhận điều khoản google như bên dưới:

Bước 3: Điền thông tin

ở màn hình tiếp theo bạn điền toàn bộ thông tin liên hệ sau đó bấm vào Get trial Free. Trong này có mục yêu cầu nhập thông tin thanh toán thì bạn nhập thông tin thẻ visa của mình vào nhé. [Lưu ý tài khoản phải có ít nhất 1USD]

Bước 4: Tạo máy chủ ảo

Sau khi vào trong giao diện của trình điều khiển tạo VPS miễn phí. Bạn bấm chọn để tạo VM instance. sau đó nhập cấu hình mình mong muốn ở màn hình tiếp theo. Bên dưới mình chọn cấu hình là: Cores: 1vCPU Memory: 3GB Boot disk: Linux 9 Debian HDD: 10GB

Hiện tại Google đã hỗ trợ với hệ điều hành Windows, nhưng tốn phí bản quyền 20USD/ tháng. Vì vậy để giảm thiểu chi phí, mình khuyên các bạn nên xài các hệ điều hành miễn phí như: Linux, Ubuntu...

Bước 5 Sử dụng VPS

Sau khi hoàn thành bước 4, và đây là kết quả sau khi đã tạo VPS.

Giờ thì từ màn hình này bạn có thể cài đặt cấu hình VPS bằng cách gõ lệnh được rồi

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn tạo VPS Google Clound Miễn phí đơn giản mà ngày hôm nay tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Ngoài ra tại Long Vân System chúng tôi có dịch vụ

như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách cài server cho VPS để chạy web dễ dàng nhé.

1. Cấu Hình VPS Để Chạy Website

1.1. Cài VPS để chạy web

Đầu tiên, bạn phải có 1 máy chủ VPS để sử dụng. Bạn có thể xem thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt VPS Vultr Đơn Giản Nhất để cài đặt VPS Vultr. Vultr là nhà cung cấp uy tín được nhiều người ưa chuộng bởi chất lượng hàng đầu và giá cả phải chăng. Hoặc bạn có thể xem Hướng dẫn tạo và quản lý Cloud Server dùng thử để dùng thử miễn phí 3 ngày tại CloudFly nhé.

Sau khi đã tạo VPS Vultr xong, chúng ta có thể cấu hình VPS để chạy website bằng việc cài đặt những thứ cần thiết.

Bước 1: Bạn truy cập vào mục Products và nhấn vào Server Details.

Trang thông tin chi tiết VPS sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần quan tâm tới 3 thông số là: IP Address, Username và Password. Lưu ý Port đăng nhập mặc định sẽ là 22 nhé.

Bước 2: Bạn hãy sao chép 3 thông số này. Và tiến hành đăng nhập VPS thông qua SSH bằng phần mềm ZOC Terminal.

1.2. Cấu hình VPS để chạy website

Để cài đặt VPS chạy web bạn có thể lựa chọn 2 hình thức sau:

  • Cài panel quản trị VPS

Ưu điểm: Giao diện quản trị trực quan, tương tự như Cpanel hay Directadmin nên dễ dùng với người mới. Hoàn toàn miễn phí.

Nhược điểm: Tốn tài nguyên VPS, không tối ưu cho những VPS có cấu hình thấp.

  • Cài script quản trị VPS

Ưu điểm: Chiếm ít tài nguyên VPS, tối ưu được tối đa hiệu suất cho VPS. Miễn phí hoàn toàn.

Nhược điểm: Giao diện sử dụng bằng lệnh nên có thể khó với những bạn mới dùng.

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức quản trị VPS như trên. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chọn cách cài script quản trị VPS vì nó miễn phí và không tốn tài nguyên web.

2. Cấu Hình VPS Để Chạy Website Với HocVPS Script

2.1. Cài đặt HocVPS Script

Ở bước trên, bạn đã đăng nhập VPS qua SSH bằng ZOC Terminal. Tiếp tục thực hiện các bước dưới đây để cài đặt HocVPS Script nhé.

Bước 1: Bạn chạy lệnh sau để tiến hành cài đặt:

curl -sO //hocvps.com/install && bash install

Hệ thống sẽ tải các thành phần cần thiết về. Bạn chờ vài phút, sẽ thấy giao diện chuẩn bị cài đặt như sau:

Bước 2: Chọn phiên bản PHP bằng cách nhập số từ 1 – 3 tương ứng. Bạn nên dùng phiên bản PHP mới nhất là 7.1, vì nó có hiệu suất cao hơn nhiều so với phiên bản cũ.

Bước 3: Bạn nhập tên miền chính sử dụng VPS. Nhập tên miền có www hoặc không có www đều được, script sẽ tự động redirect giúp bạn.

Bước 4: Nhập port admin quản lý server. Đây là port dùng để truy cập:

  • Trang quản trị [HocVPS Script Admin]: //domain.com:port/
  • Trình quản lý file [File Manager]: //domain.com:port/filemanager/
  • Quản lý database [phpMyAdmin]: //domain.com:port/phpmyadmin/
  • Theo dõi tình trạng hệ thống [Server Info]: //domain.com:port/serverinfo/
  • Theo dõi các số liệu OPcache [PHP OPcache Management]: //domain.com:port/op.php

Lưu ý: Nếu bạn chưa trỏ tên miền về VPS thì bạn cần thay đường dẫn //domain.com:port thành //dia-chi-ip-vps:port mới truy cập được.

Sau khi nhập tất cả xong, HocVPS Script sẽ tự động chạy cài đặt. Bạn có thể chờ đợi từ 3 – 5 phút tùy thuộc vào cấu hình và network của VPS Server.

Khi đã hoàn tất cài đặt, bạn sẽ nhận được thông báo cùng thông tin quản lý server mới của bạn. Các thông tin này cũng được lưu ở file text nằm trong thư mục /root/hocvps-script.txt. Bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào.

Bước 5: Server sẽ tự động khởi động lại. Bạn cần kết nối lại bằng các thông tin quản trị mới để bắt đầu sử dụng VPS.

2.2. Sử dụng HocVPS Script cấu hình VPS để chạy website

Để sử dụng HocVPS Script, bạn cần đăng nhập VPS qua SSH với port mới là 2222 chứ không phải 22 nữa. Sau khi đăng nhập xong bạn gõ lệnh hocvps sẽ thấy menu quản trị của HocVPS.

Bước 1: Thêm tên miền mới

Bạn gõ số 2 rồi ấn Enter và nhập vào tên miền.

Sau đó bạn có thể truy cập trình quản lý file ở đường dẫn //domain.com:port/filemanager/ hoặc bạn có thể sử dụng sFTP để upload source code lên thư mục web ở đường dẫn /home/domain.com/public_html/

Lưu ý: Sau khi upload source code lên thư mục web, bạn quay lại menu hocvps và chọn 14] Phân Quyền Webserver. Để Nginx đọc được nội dung website và để không bị lỗi khi cài đặt plugin WordPress nó yêu cầu tài khoản FTP.

Bước 2: Tạo database mới

Bạn gõ số 8 rồi ấn Enter, sau đó nhập tên database, username, password.

Sau khi tạo database xong, bạn truy cập //domain.com:port/phpmyadmin/ để upload database lên. Hoặc sử dụng những thông tin trên để kết nối đến database khi cài đặt WordPress.

Ngoài ra còn 1 số menu lựa chọn khác bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Trong quá trình sử dụng, dù đang ở bất kỳ chức năng nào bạn cũng có thể nhấn Ctrl + C [hoặc chọn số 16 sẽ thoát khỏi Script ngay lập tức.

Vậy là bạn đã có thể cấu hình VPS để chạy website đơn giản rồi. Nếu bạn còn thắc mắc hay gặp vấn đề gì, hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào. CloudFly luôn đảm bảo hỗ trợ bạn giải đáp mọi câu hỏi một cách nhanh chóng và chi tiết nhất. Ngoài ra, CloudFly còn cung cấp dịch vụ Cloud Server - phiên bản cao cấp hơn của VPS. Cloud Server là hệ thống máy chủ ảo sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Giúp doanh nghiệp tận dụng tài nguyên tối đa với giá rẻ nhất.

Chủ Đề