Hướng dẫn chi tiết cách chào trong võ cổ truyền

Bình Định [BĐ] là địa danh của một phần đất thuộc miền Trung Việt Nam, là cái nôi võ thuật cổ truyền dân tộc và được nổi tiếng trên đất nước Việt Nam là do cuộc khởi binh phạt quân Thanh cứu nước của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Sau khi đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, ông được người đời sau xem là hậu Tổ của nền võ học cổ truyền Bình Định.

Tuy nói là võ cổ truyền Bình Định mà chính nó cũng có sự khác biệt, sự khác biệt tuy tế nhị nhưng nếu có sự quan sát hoặc gần gũi lâu dần sẽ nhận ra không khó.

Nguyên là trong quá khứ có nhiều vị võ sư từ Trung Quốc lánh nạn chiến tranh sang Việt Nam lập cư ở BĐ, đem võ thuật truyền bá cho người dân địa phương. Sau nhiều thế hệ, những bài võ đó vẫn được truyền dạy rộng rãi trong một số môn phái tại BĐ nhưng gốc vẫn là võ Tàu, khác biệt với võ ta.

Thuở thiếu thời tôi nghe những câu chuyện võ nghệ nói về những danh sư ở Bình Định thật phi thường, thầm nghĩ môn võ gì mà ghê gớm thế, ước gì có cơ duyên theo học.

Đến khi may mắn được học võ với Sư Trưởng SA LONG CƯƠNG mới thấy quả thật lời đồn võ Bình Định không ngoa. Nhưng vì không đi xa, thấy rộng nên nghĩ rằng võ mình học [trong Saigon] cũng giống võ ngoài BĐ. Nhưng đến khi có dịp xem trên Internet mới thấy sự khác biệt.

Võ Bình Định nguyên thủy về sau này còn gọi là võ cử Bình Định, là môn võ để thi ra làm quan võ trong triều đình và dùng trên chiến trường nên còn gọi là võ Trận hay võ Kinh.

Những khác biệt trong cách diễn quyền của võ cổ truyền Bình Định VN và quyền BĐ Tàu

Những khác biệt có thể thấy như:

Võ BĐ Tàu: diễn bài quyền với những động tác xoay đầu chuyển mông, vươn dài, rộng, có ngừng nghỉ, quyền lực phát gằn mạnh dứt khoát, tấn thấp vững, dùng sức đánh, đỡ trực diện với mục đích gây chấn thương bằng dư lực.

Võ Cổ Truyền VN BĐ [võ Trận]: diễn quyền đầu không xoay chuyển mà chỉ liếc nhìn, tập trung, thân vững, di chuyển linh động nhẹ nhàng, quyền cước khớp mà liền lạc lực phát không biểu lộ [chỉ khi giao đấu], lúc đỡ thường với một góc độ để hóa giải hoặc đẩy lực địch đi lệch hướng nên không cần dùng nhiều công sức, khi ra đòn lực phát có đặc tính xuyên thấu vì thế cho nên dù đối thủ da thịt có cứng chắc cũng không gây trở ngại.

Động tác Bái Tổ võ Tàu mà ta thường thấy:

Một bàn tay mở các ngón tay thẳng và một bàn tay nắm lại thành quyền. Hai cánh tay vòng vào từ hai bên đến trước ngực. Nắm tay này đặt vào lòng bàn tay kia.

Động tác Bái Tổ võ Cổ Truyền Bình Định Việt Nam:

Lập tấn, bàn tay trái mở, các ngón khép chặt, ngón cái co nằm dưới ngón chỉ, khoác một vòng trước mặt, đâm đầu các ngón tay xiên thẳng về phía trước [cao bằng cằm]. Nếu tay trái có cầm binh khí thì thực hành bằng tay phải.

Tìm hiểu về ý nghĩa phép chào thỉnh thủ trong môn phái Võ cổ truyền

Chào thỉnh thủ là một cách chào đặc thù của người học võ đối với đồng đạo võ lâm và là cách thể hiện tấm lòng tri ân, sùng kính đối với các vị Tiền nhân võ liệt đã khuất. Về hình thức, khi chào thỉnh thủ người ta thực hiện một số động tác

Chủ Đề