Hướng dẫn đánh giá chuẩn phó hiệu trưởng mầm non

Xin hỏi hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường mầm non hiện nay được pháp luật quy định ra sao? - Thúy Ái [Trà Vinh]

Quy định về hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường mầm non [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Quy định về hiệu trưởng trường mầm non

Theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo quy định về hiệu trưởng trường mầm non như sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường;

- Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;

- Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định;

Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường; quyết định khen thưởng.

+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Bản quyền thuộc Trường mầm non Yên Lạc

Địa chỉ: Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tel : [+84.2113]-857244. Hotline: 0967248080

Giấy phép số: 599/GP-INTER do Bộ VH-TT cấp ngày 09/04/2007.

Email: mnyenlac.yenlac@vinhphuc.edu.vn

Website: //mnyenlac.vinhphuc.edu.vn

Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non bao gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tự đánh giá [TĐG] trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Trường mầm non có bao nhiêu hiệu phó?

Cụ thể: Nhà trẻ hạng I có từ 100 trẻ trở lên có một phó hiệu trưởng; Trường mẫu giáo, trường mầm non hạng I có hai phó hiệu trưởng; Trường mẫu giáo, trường mầm non hạng II có một phó hiệu trưởng.

Hiệu phó trường mầm non cần bằng cấp gì?

- Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non?

[Chinhphu.vn] – Theo Thông tư 7/2011/TT-BGDĐT do Bộ GDĐT mới ban hành, kể từ ngày 3/4/2011, chất lượng giáo dục mầm non được đánh giá qua 5 tiêu chuẩn.

Chủ Đề