Hướng dẫn đánh giá tiêu chí c1.1.2

Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Vĩnh Hòa - huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa

Truy cập

Hôm nay:

1

Hôm qua:

0

Tuần này:

1

Tháng này:

0

Tất cả:

120554

XD Nông thôn mới

Ngày 24/04/2018 10:15:51

BCĐ CHƯƠNG TRÌNH MTQG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THANH HÓA

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NTM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 6 năm 2017

HỆ THỐNG

Hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí

và hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020

Thực hiện Quyết định 1415/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới [NTM] tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020; trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh được giao phụ trách tiêu chí xã NTM và các đơn vị có liên quan, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh biên tập, hệ thống hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn các tiêu chí NTM và hồ sơ thẩm định công nhận xã đạt chuẩn NTM như sau:

  1. Hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định
  1. Ngành Nông nghiệp và PTNT

1. Nội dung 3.1 thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi

[Theo Công văn số 57/CCTL-QLCT ngày 09/5/2017 của Chi cục Thủy lợi].

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên.

1.2. Hướng dẫn thực hiện:

1.2.1. Giải thích từ ngữ:

- Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

- Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một [01] năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm [trừ đất trồng lúa], gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một [01] năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,....

- Diện tích gieo trồng là diện tích canh tác trên đó thực tế có gieo trồng các loại cây nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người.

- Diện tích gieo trồng cả năm là tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các vụ và diện tích gieo trồng cây lâu năm.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động được hiểu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Đất phi nông nghiệp là các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm: đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;đất phi NN khác.

1.2.2. Nội dung đánh giá

[1] Tỷ lệ diện tích đất sản xuất NN được tưới chủ động xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động[%].

- S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới [ha].

- S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch [ha].

S1, S: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Nếu năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới chưa có số liệu thì sử dụng số liệu của năm liền kề trước năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới để đánh giá.

Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttưới³ 80%.

[thực hiện đánh giá theo biểu số 1]

[2] Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi NN được tiêu chủ động [%].

- F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu [ha].

- F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã [ha].

F1, F: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Nếu năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới chưa có số liệu thì sử dụng số liệu của năm liền kề trước năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới để đánh giá.

Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttiêu³ 80%.

[thực hiện đánh giá theo biểu số 2]

[3] Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi có diện tích nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên. Cách xác định như sau:

Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động xác định theo công thức:

Trong đó:

- Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động.

- K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo [ha].

- K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối cần cấp, thoát nước theo kế hoạch [ha].

K1, K: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Nếu năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới chưa có số liệu thì sử dụng số liệu của năm liền kề trước năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới để đánh giá.

Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Tk ³ 80%.

[thực hiện đánh giá theo biểu số 3]

1.2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá [theo biểu số 4]

2. Nội dung 3.2 thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi

[Theo Công văn số 253/ĐĐ-QLCT ngày 26/5/2017 của Chi cục Đê điều và PCLB]

2.1. Yêu cầu tiêu chí: Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

Xã được đánh giá đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ khi đáp ứng 03 yêu cầu sau:

[1] Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.

[2] Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh.

[3] Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

Thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 22, Luật Phòng, chống TT số 33/2013/QH13, UBND cấp xã tổ chức xây dựng, phê duyệt Kế hoạch phòng, chống TT và Phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương với các nội dung chính:

  1. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã theo Khoản 2, Điều 15 - Luật Phòng, chống thiên tai:

Kế hoạch phòng, chống TT được xây dựng theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với với kế hoạch phát triển KT - XH và được điều chỉnh hàng năm, gồm các nội dung chính sau đây:

- Đánh giá và cập nhật hàng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;

- Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;

- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động PCTT;

- Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hàng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;

- Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

  1. Xây dựng Phương án ứng phó thiên tai theo Điều 22 - Luật Phòng, chống thiên tai:

- Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Các loại TT và cấp độ rủi ro TT có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;

+ Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;

+ Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.

- Phương án ứng phó thiên tai bao gồm bao gồm các nội dung chính sau đây:

+ Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

+ Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

+ Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

+ Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

+ Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

+ Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

  1. Phương án ứng phó thiên tai: Phải được rà soát, điều chỉnh, bồ sung hàng năm.

3. Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất

[Theo Công văn số 83/CCPTNT-KTHT ngày 10/5/2017 của Chi cục Phát triển nông thôn]

3.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu sau:

[1] Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

[2] Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

3.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 khi có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:

- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;

- Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất hoặc 01 năm tài chính đối với hợp tác xã mới thành lập dưới 02 năm;

- Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực.

  1. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững khi: Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một [01] chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai [02] chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn… để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất [đối với trồng trọt, lâm nghiệp], quy mô đàn, sản lượng [đối với chăn nuôi, thủy sản] lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao [gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã] và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc đề án tái cơ cấu của xã.

4. Nội dung 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm

[Theo Công văn số 213/TTN ngày 09/5/2017 của Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn]

4.1. Yêu cầu tiêu chí: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt mức quy định của Vùng, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 50% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 1; Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 60% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2.

4.2. Hướng dẫn thực hiện:

+ Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc thỏa mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;

+ Nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia [QCVN: 02:2009/BYT] về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.

+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] giữa số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định trển tổng số hộ dân của xã tại cùng thời điểm.

[Mẫu biểu của ngành Nông nghiệp & PTNT theo phụ lục số 01]

II. Ngành Giao thông vận tải

[Theo Công văn số 1503/SGTVT-QLGTNT ngày 12/5/2017 của Sở Giao thông vận tải]

Tiêu chí số 2 về Giao thông

1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

[1] Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện chiều rộng nền đường tối thiểu 6,5m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5m được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: Đạt 100%.

[2] Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm [có rãnh tiêu thoát nước mặt đường]: Đạt 100%, trong đó, cứng hóa từ 50% trở lên đối với Vùng 1, từ 70% trở lên đối với Vùng 2.

[3] Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m [trường hợp bất khả kháng nền đường tối thiểu 3,0m, mặt đường tối thiểu 2,0m và có rãnh tiêu thoát nước mặt đường]; Với đường dân sinh chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư và các hộ gia đình không có ô-tô chạy nền đường tối thiểu 2,0m, mặt đường tối thiểu 1,5m: Đạt 100%, trong đó, cứng hóa từ 50% trở lên đối với Vùng 1, từ 70% trở lên đối với Vùng 2.

[4] Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m: Đạt 100%, trong đó, cứng hóa từ 50% trở lên đối với Vùng 1, từ 60% trở lên đối với Vùng 2.

2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Đối với xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM:

- Tăng cường công tác quản lý, duy trì công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên; tránh tình trạng đường bị hư hỏng, xuống cấp.. Ban chỉ đạo XD NTM huyện, các xã đề xuất, phối hợp với Chủ quản lý đường qua địa bàn xã có biện pháp cấm xe quá tải lưu thông, sửa chữa kịp thời các vị trí hư hỏng để đảm bảo người và phương tiện đi lại thuận lợi, an toàn, giảm ô nhiễm môi trường.

- Với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM đường GTNT đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 4296/2013/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Đề nghị Ban chỉ đạo XD NTM các xã rà soát đường giao thông chưa đảm bảo quy mô kỹ thuật theo Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh và Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 Bộ GTVT đã ban hành tiêu chuẩn mới về hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp nâng cao theo Bộ tiêu chí mới.

  1. Đối với xã đang xây dựng NTM và đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM.

- Trong thực hiện tiêu chí Giao thông với xã xây dựng NTM, các xã thường chú trọng cứng hóa mặt đường theo mức tối thiểu phân kỳ đầu tư, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề nghị BCĐ các huyện, xã cần nghiên cứu kỹ chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ xây dựng NTM theo Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh và Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”, trong đó, cần lưu ý thông số bề rộng nền, mặt đường, bán kính cong tối thiểu, chiều cao tĩnh không.

- Công tác thẩm định công nhận xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí giao thông trong thời gian tới, các địa phương cần rà soát để thực hiện về kết cấu, kích thước nền, mặt đường bán kính cong đường, chiều cao tĩnh không với các đường dây điện qua đường, các công trình đảm bảo an toàn giao thông. Cụ thể:

+ Chỉ tiêu 2.1: Bán kính cong R= 350m [Vùng 1=300m]; tĩnh không = 4,5 m.

+ Chỉ tiêu 2.2:bán kính cong R = 30m [Vùng 1=15m]; tĩnh không = 4,5 m.

- Trước khi đề nghị thẩm định, BCĐ huyện, xã rà soát, kiểm tra trước các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên, đặc biệt với công tác an toàn giao thông nông thôn, đề nghị BCĐ huyện yêu cầu các xã phá dỡ các trụ khống chế xe có nguy cơ gây tai nạn giao thông và lắp khung khống chế tải trọng theo mẫu định hình của Sở GTVT đã ban hành.

- Các xã cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông vào quy hoạch chung, nếu chưa kịp thiết kế quy hoạch có thể lập bảng, biểu quy hoạch của từng tuyến trên địa bàn xã phục vụ quản lý quy hoạch đáp ứng lâu dài nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất.

- Đối với đường đã đủ kích thước theo yêu cầu phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau. Khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không nhỏ hơn 500 m đối với đường trục thôn, xóm, 300 m đối với đường trục chính nội đồng. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2 ÷ 3m, chiều dài đoạn tránh xe 10 ÷ 15 m kể cả đoạn vuốt nối.

- Với các huyện, các xã có các tuyến đường trùng với Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện quản lý, trước khi đề nghị thẩm định, nếu thấy có hư hỏng, xuống cấp, đề nghị Ban chỉ đạo huyện, xã kiến nghị với chủ quản lý đường sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

[Mẫu biểu của ngành Giao Thông - Vận tải theo phụ lục số 02]

III. Ngành Công thương

[Theo Công văn số 1002/SCT-QLTM ngày 12/5/2017 của Sở Công thương]

1. Tiêu chí số 4 về Điện

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Điện khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

[1] Có hệ thống đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện theo tiêu chí số 4 về Điện nông thôn trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoan 2016-2020.

[2] Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện theo tiêu chí số 4 về Điện nông thôn trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2016-2020: Đạt từ 95% trở lên đối với Vùng 1, từ 98% trở lên đối với Vùng 2.

1.2. Hướng dẫn thực hiện:

Tổ chức thực hiện việc đánh giá tiêu chí số 4 về Điện nông thôn cho các xã đang xây dựng NTM trên địa bàn theo đúng quy định tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

2. Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

2.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại khi đáp ứng yêu cầu:

Có chợ trong quy hoạch của tỉnh phải xây dựng đạt chuẩn theo quy định; xã không quy hoạch chợ thì phải có cửa hàng kinh doanh tổng hợp hoặc có siêu thị mini đạt chuẩn theo quy định tại Chương II, Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

2.2.1. Giải thích từ ngữ:

- “Cơ sở hạ tầng thương mại xã nông thôn mới” là hạ tầng thương mại được thiết lập tại địa bàn xã, bao gồm chợ nông thôn hoặc cơ sở bán lẻ khác [siêu thị mini hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp] theo tiêu chí quy định tại Mục Yêu cầu tiêu chí.

- Siêu thị mini là loại hình siêu thị có diện tích nhỏ hơn và danh mục hàng hóa kinh doanh với số lượng tên hàng ít hơn siêu thị hạng III được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được phê duyệt theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại [nay là Bộ Công Thương].

- Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở nông thôn là loại hình cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.

- Điểm kinh doanh tại chợ là quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ.

2.2.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn như sau:

- Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:

+ Có mặt bằng chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ; bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ tối thiểu tại chợ [trông giữ xe, vệ sinh công cộng].

+ Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong chợ là 3m2.

- Về kết cấu nhà chợ chính: Nhà chợ chính phải bảo đảm kiến cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

- Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình:

+ Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ.

+ Nền chợ phải được bê tông hóa.

+ Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng.

+ Có bố trí điểm hoặc phương án trông giữ xe [ngoài trời hoặc có mái che] phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách.

+ Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Có phương án và hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ [nếu tiểu thương có nhu cầu].

+ Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ [nếu tiểu thương có nhu cầu].

+ Có hệ thống rãnh thoát nước.

+ Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương.

+ Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy cho chợ theo quy định.

- Về điều hành quản lý chợ:

+ Có tổ chức quản lý; việc tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

+ Có Nội quy chợ được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại chợ;

+ Có cân đối chứng để người tiêu dùng tự kiểm tra;

+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.

  1. Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tổng hợp đạt chuẩn như sau:

- Siêu thị mini

+ Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý.

+ Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân.

+ Có diện tích kinh doanh từ 200 m2 trở lên đến 500 m2 và có bãi để xe với quy mô phù hợp.

+ Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.

+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang bị ký thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của đối với siêu thị.

+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo quản hàng hóa [tủ đông, tủ mát]; cho đóng gói, bán hàng [kệ, giá, giỏ, móc treo, bàn]; cho thanh toán và quản lý kinh doanh [thiết bị và phần mềm quản lý].

+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân.

+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.

- Cửa hàng tổng hợp

+ Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với tổ chức, cá nhân quản lý.

+ Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân.

+ Có diện tích kinh doanh tối thiểu từ 50m2 trở lên và có nơi để xe với quy mô phù hợp.

+ Chủng loại hàng hóa đa dạng bao gồm các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân [hàng hóa kinh doanh từ 200 mặt hàng trở lên].

+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng.

+ Có trang thiết bị cần thiết [tủ đông, tủ mát, kệ, giá…] để bảo quản hàng hóa và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.

+ Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán.

+ Các hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.

2.2.3. Xét công nhận:

  1. Đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện miền núi:

Trường hợp xã có chợ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đạt chuẩn theo quy định, trừ các quy định về: Nền chợ; khu vệ sinh; hệ thống rãnh thoát nước; thu gom, xử lý rác thải; thiết bị, phương án đảm bảo phòng cháy, chữa cháy.

Trường hợp xã không có chợ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chợ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì sẽ không xem xét tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

  1. Đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện đồng bằng, thị xã Bỉm Sơn và các xã bãi ngang:

Trường hợp có chợ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đạt chuẩn theo quy định, trừ các quy định về: Khu vệ sinh; thu gom và xử lý rác thải.

Trường hợp xã không có chợ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải có cửa hảng tổng hợp đạt chuẩn theo quy định, trừ quy định về: Diện tích kinh doanh; tổ chức, bố trí hàng hóa.

  1. Đối với các xã còn lại:

Xã được công nhận đạt chuẩn tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong hai nội dung sau:

- Có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn theo quy định.

- Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tổng hợp đạt chuẩn theo quy định.

[Mẫu biểu của ngành Công Thương theo phụ lục số 03]

IV. Ngành Giáo dục và Đào tạo

[Theo Công văn số 853/SGDĐT-GDTX ngày 26/4/2017 của Sở Giáo dục và đào tạo]

1. Tiêu chí số 5 về Trường học

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Trường học khi đáp ứng yêu cầu:

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường tiểu học và trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia đạt từ 70% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 1, đạt từ 80% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2.

1.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Căn cứ thực hiện:

Thông tư số 02/2014/ TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Thông tư số 47/2012/ TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

  1. Giải pháp thực hiện:

- Rà soát các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với từng cấp học.

- Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện, xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2017- 2020 cụ thể cho từng cấp học.

- Xây dựng các trường học thuộc xã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học [trường học thuộc xã bao gồm: các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở].

+ Xây dựng Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xây dựng Trường trung học cơ sở [THCS] đạt chuẩn quốc gia theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Phương pháp đánh giá:

- Xã đạt tiêu chí số 5 về trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của từng Vùng.

- Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] giữa số trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường học của xã.

2. Nội dung 14.1 và 14.2 thuộc tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo

2.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

[1] Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 trở lên.

[2] Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông và học nghề đạt ≥ 85%.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Căn cứ thực hiện:

Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm và nội quy, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

  1. Giải pháp thực hiện:

- Củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp.

- Tiếp tục điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của người dân ở cộng đồng; huy động số học sinh trong độ tuổi các cấp học ra lớp đi học đạt tỷ lệ cao nhất; thực hiện tốt chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ; thực hiện xóa mù chữ và chống tái mù chữ.

  1. Phương pháp đánh giá:

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS của từng năm học trong 3 năm gần nhất. [Mẫu biểu của ngành Giáo dục và Đào tạo theo phụ lục số 04]

  1. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

[Theo Công văn số 1166/SVHTTDL-NSVH ngày 12/5/2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch]

1. Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu sau:

[1] Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã đạt theo quy định: Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng đảm bảo tối thiểu 100 chỗ ngồi đối với nhóm xã thuộc Vùng 1, 200 chỗ ngồi đối với nhóm xã thuộc Vùng 2; diện tích Khu thể thao [chưa kể sân vận động] tối thiểu đạt 500m2 đối với nhóm xã thuộc Vùng 1, 2.000 m2 đối với nhóm xã thuộc Vùng 2; Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao xã có trang thiết bị đạt tối thiểu 80% đối với nhóm xã thuộc Vùng 1, 100% đối với nhóm xã thuộc Vùng 2 theo quy định.

[2] Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi và đảm bảo điều kiện, nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em đạt theo quy định.

[3] Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%.

1.2. Hướng dẫn thực hiện

1.2.1. Căn cứ thực hiện:

- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã;

- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn;

- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT - BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn;

- Văn bản số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 06 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Văn bản số 3897/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới;

- Kế hoạch 119/KH-UBND ngày 11/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa.

1.2.2. Hướng dẫn xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất văn hóa

  1. Xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa

- Các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu áp dụng các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xác định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng tại Quyết định số 1415/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Diện tích đất quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn được tính là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn. Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.

  1. Sử dụng cơ sở vật chất hiện có

- Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

- Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như Đình làng, nhưng chưa có Nhà Văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thể địa phương có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa thể thao phù hợp.

- Một số thôn, bản có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại Nhà Văn hóa liên thôn.

Các địa phương sử dụng Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, Nhà Văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa [tiêu chí số 06] trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về lâu dài các địa phương này cần có lộ trình cụ thể để quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành.

  1. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi

- Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi phải đảm bảo các điều kiện về diện tích [Vùng 1 từ 700 m2 trở lên, Vùng 2 từ 2.500 m2 trở lên, tuân thủ quy hoạch, đảm bảo mặt bằng, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và thể thao, điều kiện, nội dung hoạt động phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

- Những địa phương không có khu vui chơi, giải trí và thể thao riêng biệt cho trẻ em có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã, có một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo môi trường lành mạnh, an toàn phát triển toàn diện cho trẻ em. Mục tiêu đến năm 2020 dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.

2. Tiêu chí số 16 về Văn hóa

2.1 Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Văn hóa khi đáp ứng yêu cầu: Có từ 70% trở lên số thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

2.2.1. Căn cứ thực hiện:

- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương”;

- Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 01/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa NTM”;

- Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

2.2.2. Hướng dẫn thực hiện:

- Thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và DL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương”.

- Đối với làng có từ 02 thôn trở lên xét công nhận mới, công nhận lại theo từng thôn [không xét chung với làng].

[Mẫu biểu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo phụ lục số 05]

VI. Ngành Thông tin và Truyền thông

[Theo Công văn số 586/STTTT-QLVT ngày 15/5/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông]

Tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông

1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu sau:

[1] Xã có điểm phục vụ bưu chính theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

[2] Xã có dịch vụ viễn thông, internet theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

[3] Xã có đài truyền thanh hoạt động theo Quyết định số 1895/2013/QĐ-UBND ngày 06/6/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; có tối thiểu có 2/3 số thôn, bản có hệ thống loa kết nối với Đài truyền thanh xã đang sử dụng tốt.

[4] Xã có Trang thông tin điện tử riêng hoặc có trang thông tin điện tử thành phần trên trang Cổng thông tin điện tử huyện/thị/ thành phố; 80% cán bộ, công chức xã có máy vi tính phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; UBND xã được triển khai, ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc trong xử lý, điều hành các công việc; ứng dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND huyện; Có ứng dụng CNTT để hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả [một cửa điện tử] theo Kế hoạch hành động số 01/KH-UBND ngày 04/01/2016 và Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 15/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

2. Hướng dẫn thực hiện:

2.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính:

  1. Xã có điểm phục vụ bưu chính theo QCVN 01:2015/BTTTT là: Nơi chấp nhận thư cơ bản, gồm bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, kiốt, đại lý, thùng thư công cộng độc lập và các hình thức khác dùng để chấp nhận thư cơ bản.

Xã đạt tiêu chí số 8 về điểm phục vụ bưu chính là:

- Số điểm phục vụ trong một xã: tối thiểu 01 [một] điểm phục vụ.

- Bán kính phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ: tối đa 3 km.

- Thời gian phục vụ các tại bưu cục giao dịch trung tâm tối thiểu 8 giờ/ngày làm việc. Thời gian phục vụ tại các điểm phục vụ khác: tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc.

  1. Phải cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của Nhà nước, bao gồm:

- Dịch vụ bưu chính phổ cập: Là dịch vụ thư cơ bản, có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg, bao gồm:

+ Dịch vụ thư cơ bản trong nước;

+ Dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước;

+ Dịch vụ thư cơ bản từ các nước đến Việt Nam.

- Dịch vụ gói, kiện hàng hóa: Tối thiểu phải cung ứng dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg.

- Dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Các nhiệm vụ đặc thù khác trong lĩnh vực bưu chính.

  1. Đối với bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, kiốt, đại lý:

- Có mặt bằng giao dịch khang trang, xanh, sạch, đẹp, trang thiết bị phù hợp đảm bảo cung ứng các dịch vụ bưu chính tại địa phương.

- Có treo biển tên điểm phục vụ.

- Niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.

- Bố trí Tủ sách, bàn ghế thuận lợi để phục vụ việc đọc sách báo miễn phí cho người dân [đối với điểm Bưu điện văn hóa xã].

  1. Đối với thùng thư công cộng độc lập phải có tần suất thu gom theo đúng quy định tại thông tư 28/2015/TT-BTTTT ngày 02/10/2015.

2.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet:

  1. Tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng: Một trong hai loại dịch vụ điện thoại: Điện thoại cố định mặt đất hoặc trên Điện thoại di động mặt đất.

- Một trong hai loại dịch vụ truy nhập Internet: băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất.

  1. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại Mục a thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập Internet.
  1. Dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành; các tuyến cáp viễn thông, Internet, truyền hình treo trên cột phải được lắp đặt gọn gàng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo mỹ quan.

2.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến thôn:

  1. Có Đài truyền thanh xã đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; có ít nhất 2/3 số thôn, bản trong xã có hệ thống cụm loa truyền thanh hoạt động và đều được phủ sóng Đài truyền thanh huyện; có Giấy phép sử dụng thiết bị và tần số VTĐ [đối với hệ thống đài truyền thanh vô tuyến].
  1. Có Trưởng Đài và 1 cán bộ không chuyên trách. Trưởng Đài Truyền thanh cấp xã do công chức văn hóa – xã hội kiêm nhiệm.
  1. Xây dựng được Quy chế hoạt động của Đài Truyền thanh, trong đó quy định cụ thể Chương trình, thời lượng, thời gian phát thanh theo tình hình cụ thể của địa phương;
  1. Có thành lập Ban biên tập Đài Truyền thanh xã.

- Sản xuất được các chương trình phát thanh để phát trên hệ thống truyền dẫn phát sóng của Đài Truyền thanh xã, tối thiểu 01 chương trình truyền thanh xã/01 tuần; các chương trình phát thanh phải được lưu trữ thông tin trong thời gian 06 tháng.

  1. Thực hiện tiếp, phát sóng lại các Chương trình thời sự và chương trình phát thanh khác của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa và Đài Truyền thanh huyện để phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân dân; Số lần phát sóng 2 lần/ ngày;
  1. Có lập sổ nhật ký về việc phát sóng tin, bài hàng ngày.

2.4. Xã có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành:

  1. Về trang thiết bị CNTT

Tỷ lệ CBCC của xã được trang bị máy tính phục vụ công việc tối thiểu là 80%.

  1. Về ứng dụng CNTT:

- Xã có trang thông tin điện tử:

+ Xã có trang thông tin điện tử đang hoạt động.

+ Xã có quyết định thành lập Ban Biên tập và quy chế hoạt động của Ban Biên tập Trang thông tin điện tử của xã.

+ Trường hợp Trang thông tin điện tử của xã là Trang thông tin điện tử tổng hợp thì phải có giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông cấp.

+ Trang thông tin điện tử của xã cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.

- Xã có ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc:

+ Xã có ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc.

+ 100% CBCC của xã được đào tạo, tập huấn và được cấp tài khoản sử dụng.

+ Tối thiểu 80% văn bản đến và 50% văn bản đi được cập nhật trên phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc của xã.

+ Xã có quy định về việc sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc.

- Xã phải có ứng dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Xã có ứng dụng CNTT để hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính:

+ Xã có ứng dụng phần mềm một cửa điện tử hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính của xã.

[Mẫu biểu của ngành Thông tin và Tuyên truyền theo phụ lục số 06]

VII. Ngành Xây dựng

[Theo Công văn số 2522/SXD-QH ngày 19/5/2017 của Sở Xây dựng]

1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Quy hoạch khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu sau:

[1] Có quy hoạch chung xây dựng xãđược phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn.

[2] Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

1.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Tiếp tục rà soát quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và các quy định về tiêu chí quy hoạch theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 7/10/2016 Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1415/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020. Trường hợp phát hiện có bất cập về quy hoạch, phải lập điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Việc thực hiện lập, lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã và ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo các quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định Chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.

Lưu ý: Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm đảm tiêu chí môi trường nông thôn.

  1. Đảm bảo lưu trữ hồ sơ và niêm yết công khai quy hoạch chung xây dựng xã tại trụ sở UBND xã và các thôn, bản ... cho nhân dân được biết, giám sát, kiểm tra, thực hiện. Việc thực hiện công bố, công khai quy hoạch phải được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể từ khi đồ án quy hoạch được phê duyệt.
  1. Rà soát việc triển khai cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt. Việc thực hiện cắm mốc và quản lý mốc giới thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.

2. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư

2.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu sau:

[1] Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, dột nát.

[2] Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng đạt từ 75% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 1, từ 80% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

Thực hiện theo Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn, bao gồm:

TT

Nội dung các tiêu chí

Hướng dẫn xác định cụ thể

1

Vật liệu tạm thời, dễ cháy, niên hạn sử dụng dưới 5 năm.

Là nhà ở bao gồm các đặc điểm sau:

- Nền: bằng đất hoặc lát bằng gạch nhưng không có chít mạch gắn kết bằng vữa xi măng;

- Sàn: bằng tre, nứa [đối với nhà sàn];

- Cột, kèo, xà gồ, đòn tay: bằng cây gỗ tạp hoặc bằng tre, luồng, nứa…;

- Tường bao che: bằng đất, phên tre nứa, tôn..

- Mái: lợp bằng vật liệu tranh, rơm, lá các loại.

2

Nhà ở nông thôn đảm bảo “3 cứng”

Nhà ở đảm bảo “03 cứng” [nền cứng, khung cứng, mái cứng] là nhà có các đặc điểm sau:

* Nền [hoặc sàn] cứng: lát bằng gạch đất sét nung, gạch hoa xi măng, gạch ceramic, lát đá có chít mạch hoặc láng vữa xi măng, lát gỗ trên nền bê tông hoặc vữa XM;

* Khung cứng:

+ Móng đỡ làm bằng BTCT hoặc xây gạch, đá.

+ Cột bê tông cốt thép hoặc bằng sắt, thép, gỗ bền chắc;

+ Dầm bê tông cốt thép hoặc bằng sắt,thép; bằng gỗ bền chắc [gia công kiên cố];

+ Tường bao che: xây bằng gạch đất nung, đá, gạch không nung hoặc tường chịu lực không có cột hoặc bằng gỗ bền chắc;

* Mái cứng gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp:

+ Hệ thống đỡ mái [dầm mái, vì kèo, xà gồ, dui, mè…]: Bằng bê tông cốt thép hoặc bằng sắt, thép, gỗ bền chắc [gia công kiên cố];

+ Mái lợp: Bằng BTCT hoặc lợp bằng tôn, ngói đất sét nung, ngói xi măng, tấm fibrô xi măng; [có hoặc không có trần].

* Đối với nhà ở là nhà sàn:

- Sàn: bằng ván [gỗ] đủ chịu lực, liên kết chắc chắn;

- Khung [cột, kèo], đòn tay: bằng gỗ; liên kết chắc chắn bằng bu lông, vít, chốt - mộng gỗ.... đảm bảo không xiêu vẹo, nghiêng ngã;

- Mái: lợp tôn, ngói, tấm fibrô xi măng [có hoặc không có trần];

- Tường bao che: bằng ván [gỗ] có liên kết chắc chắn hoặc xây bằng gạch.

3

Diện tích ở

- Diện tích nhà ở [m2]: Là diện tích đo phủ bì phần móng nhà [đối với nhà một tầng]; đối với nhà có gác lửng, nhà 2 tầng trở lên là tổng diện tích sàn [đo tổng diện tích sàn gác lửng, các tầng 1, 2 ...];

- Diện tích ở [m2/người]: Là diện tích nhà ở chia cho tổng số nhân khẩu của các hộ sống trong nhà ở đó.

4

Niên hạn sử dụng công trình từ 20 năm trở lên

- Nhà ở được xây dựng đảm bảo [nền cứng, khung cứng, mái cứng] như trên.

- Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.

5

Các công trình phụ trợ [bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ...]

- Phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt. Vị trí bếp, công trình phụ trợ bố trí phù hợp yêu cầu sử dụng, đảm bảo vệ sinh;

- Chuồng trại, nhà sản xuất thủ công, dịch vụ tại hộ được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh môi trường.

6

Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp

Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương.

3. Nội dung 17.4 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm

3.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt nội dung 17.4 khi đáp ứng yêu cầu: Mai táng phù hợp với quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của Bộ Y tế; Việc mai táng được thực hiện tại vị trí xác định theo quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt.

3.2. Hướng dẫn thực hiện:

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã rà soát và thực hiện việc mai táng trên địa bàn xã theo quy định, trong đó yêu cầu:

- Mai táng phải phù hợp với quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

- Việc mai táng phải được thực hiện tại vị trí xác định theo Quy hoạch hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh hoặc quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt.

[Mẫu biểu của ngành Xây dựng theo phụ lục số 07]

VIII. Cục Thống kê

[Theo Công văn số 179/CV-CTK ngày 10/5/2017 của Cục Thống kê]

Tiêu chí số 10 về Thu nhập

1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Thu nhập khi đáp ứng yêu cầu: Có thu nhập bình quân đầu người [triệu đồng/người] đạt:

Năm 2017: Từ 26 triệu đồng trở lên đối với Vùng 1, từ 29 triệu đồng trở lên đối với Vùng 2;

Năm 2018: Từ 30 triệu đồng trở lên đối với Vùng 1, từ 34 triệu đồng trở lên đối với Vùng 2;

Năm 2019: Từ 33 triệu đồng trở lên đối với Vùng 1, từ 40 triệu đồng trở lên đối với Vùng 2;

Năm 2020: Từ 36 triệu đồng trở lên đối với Vùng 1, từ 46 triệu đồng trở lên đối với Vùng 2.

2. Hướng dẫn thực hiện:

2.1. Khái niệm, phương pháp tính:

Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú [NKTTTT] của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.

Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

\=

Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm

NKTTTT của xã trong năm

  1. Thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú của xã

Thu nhập của NKTTTT của xã là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà NKTTTT của xã nhận được trong 1 năm, bao gồm:

+ Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;

+ Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;

+ Thu từ tiền công, tiền lương;

+ Thu khác được tính vào thu nhập [được cho, biếu, mừng, giúp từ người không phải là NKTTTT của xã; lãi tiết kiệm; các khoản cứu trợ, hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật, …].

Thu nhập của NKTTTT của xã không bao gồm các khoản thu khác không được tính vào thu nhập, như tiền rút tiết kiệm, thu nợ cho vay, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…

  1. Nhân khẩu thực tế thường trú

NKTTTT của xã trong năm [tính đến 31/12]: Lànhững người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa; cụ thể NKTTTT tại hộ bao gồm:

- Người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên.

- Người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm 31/12; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

- Người “tạm vắng” bao gồm:

+ Người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;

+ Người đang bị tạm giữ;

+ Người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm 31/12 chưa đủ 6 tháng [nếu đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở].

2.2. Phạm vi tính toán

- Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.

- Không tính vào thu nhập cho NKTTTT của xã:

+ Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.

+ Các khoản thu vào để chi chung của xã như: Thu để đầu tư xây dựng các công trình, thực hiện các chương trình chung; thu vào ngân sách của xã, . . . mà hộ không trực tiếp được nhận.

2.3. Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu

  1. Thời điểm thu thập số liệu: Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.
  1. Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.

[Mẫu biểu của Cục Thống kê theo phụ lục số 08]

IX. Ngành Lao động, Thương binh và xã hội

[Theo Công văn số 1496/SLĐTBXH-BTXH ngày 15/5/2017 của Sở Lao động, TB&XH]

1. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Hộ nghèo khi đáp ứng yêu cầu: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 của xã đạt từ 10% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 1, từ 5% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 2.

1.2. Hướng dẫn thực hiện:

Xã được công nhận đạt chuẩn NTM về tiêu chí “Hộ nghèo” khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã [tại thời điểm xét duyệt] qua điều tra, rà soát định kỳ hằng năm bằng hoặc dưới mức chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

  1. Phương pháp tính:

Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã [không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội] được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã [không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội] theo công thức sau đây:

Tỷ lệ hộ nghèo của xã =

Tổng số hộ nghèo của xã

[đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội]

Tổng số hộ dân cư của xã

[đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội]

x 100%

Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội được xác định là hộ có tất cả thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật; hoặc có thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không còn khả năng lao động, qua Điều tra, rà soát hàng năm ở cơ sở được xác định là đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo theo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.

Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 [hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có] làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã.

  1. Thời điểm, thời kỳ rà soát và báo cáo số liệu:

- Trước thời điểm 01 tháng 9 hàng năm: lấy kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ của năm liền trước và kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm làm hồ sơ.

- Từ thời điểm 01 tháng 9 đến 31 tháng 12 hàng năm: có thể lấy kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ của năm liền trước và kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm hoặc kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ của năm làm hồ sơ.

2. Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm

2.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí Lao động có việc làm khi đáp ứng yêu cầu: Có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạ từ 93% trở lên.

2.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Khái niệm:

- Lực lượng lao động [hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại], gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời gian tham chiếu [7 ngày trước thời điểm quan sát].

- Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì [không bị pháp luật cấm] từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó [vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng].

Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:

- Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;

- Người học việc, tập sự [kể cả bác sĩ thực tập] làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

- Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, bao gồm:

+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

+ Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.

  1. Phương pháp tính:

- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động, theocoong thức sau:

Số người có việc làm trong

Tỷ lệ người có việc làm độ tuổi lao động

trên dân số trong độ tuổi lao động = x 100%

có khả năng tham gia lao động Số người trong độ tuổi lao động

có khả năng tham gia lao động

  1. Thời điểm thu thập thông tin và báo cáo số liệu: vào tháng 7 hàng năm hoặc trước thời điểm làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM.

3. Nội dung 14.3 thuộc tiêu chí số 14 về Giáo dục và đào tạo

3.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt nội dung 14.3 khi đáp ứng yêu cầu: Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt từ 40% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 1, từ 63% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2.

3.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Khái niệm:

- Lao động có việc làm qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Những loại văn bằng, chứng chỉ mà người học đã đạt được, như sau:

+ Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, gồm: bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng [theo Luật Giáo dục năm 1998], bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề [theo Luật Dạy nghề năm 2006], bằng tốt nghiệp cao đẳng [theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014].

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp, gồm: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp [theo Luật Giáo dục năm 1998], bằng tốt nghiệp trung cấp nghề [theo Luật Dạy nghề năm 2006], bằng tốt nghiệp trung cấp [theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014].

+ Các loại văn bằng khác được cấp cho người học, gồm: bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật dài hạn, bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bằng nghề, bằng trung học nghề.

+ Chứng chỉ, gồm: chứng chỉ, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp.

  1. Đối tượng, phạm vi thống kê

- Thống kê số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã, đang có việc làm [tại xã, tại địa phương khác hoặc đi xuất khẩu lao động].

- Thống kê trong số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã, đang có việc làm [tại xã, tại địa phương khác hoặc đi xuất khẩu lao động], đã được cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với người được cấp nhiều văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ khác nhau thì chỉ thống kê theo một văn bằng, chứng chỉ ở trình độ cao nhất.

  1. Phương pháp tính: Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:

Số người có việc làm trong

Tỷ lệ người có việc làm độ tuổi lao động

trên dân số trong độ tuổi lao động = x 100%

có khả năng tham gia lao động Số người trong độ tuổi lao động

có khả năng tham gia lao động

  1. Thời điểm thu thập thông tin và báo cáo số liệu: vào tháng 7 hàng năm hoặc trước thời điểm làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM.

4. Nội dung 18.6 thuộc tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

4.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt Nội dung 18.6 khi đáp ứng yêu cầu: Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

4.2. Hướng dẫn thực hiện:

  1. Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã [bao gồm các chức danh sau đây: Bí thư đảng ủy xã,phó bí thư đảng ủy xã,chủ tịch xã,phó chủ tịch xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã].

[Tiêu chí này được sửa đổi theo Công văn số 770/UBND-NN ngày 19/01/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện tiêu chí 18.6 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giai đoạn 2016/2020, cụ thể như sau: Đối với chỉ tiêu 18.6 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, nội dung: Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã, được thực hiện như sau: Có tỷ lệ nữ ủy viên cấp xã đạt từ 15% trở lên; hoặc có cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy xã và có quy hoạch nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã, khi khuyết một trong các vị trí chủ chốt, thực hiện bố trí cán bộ nữ vào các vị trí này theo quy định.

  1. 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
  1. Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.

+ Tảo hôn: là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định [nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên];

+ Cưỡng ép kết hôn: là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

  1. Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã.
  1. Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn [*].

[*] Khái niệm:

“Địa chỉ tin cậy”, “nhà tạm lánh” ở cộng đồng là nơi cá nhân, gia đình, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gì đình tại cộng đồng có yêu cầu giúp đỡ, được tạm lánh, nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực.

- Nội dung hỗ trợ từ địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng:

+ Tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh, chỗ ở tạm thời nhằm cách ly và bảo vệ nạn nhân khỏi đối tượng gây bạo lực.

+ Sơ cứu bước đầu trong trường hợp nạn nhân bị thương tích nhẹ, trong trường hợp nặng hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Tư vấn, phục hồi tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; tư vấn, có biện pháp can thiệp, hòa giải đối với đối tượng gây bạo lực, kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương có biện pháp xử lý.

+ Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực tiếp cận với dịch vụ phòng, tránh bạo lực, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí và phúc lợi xã hội khác để hoà nhập cộng đồng.

+ Tổ chức tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới và kỹ năng để phòng tránh bạo lực trên cơ sở giới.

- Điều kiện, tiêu chuẩn của địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng:

+ Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh được cá nhân, tổ chức có uy tín đăng ký phải có địa điểm cố định, có khả năng cung cấp chỗ ở cho ít nhất 02 nạn nhân và phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, môi trường.

+ Đảm bảo cung cấp đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ thiết yếu khác cho nạn nhân trong trường hợp nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới không tự lo được hoặc không có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè trong thời gian tạm lánh.

+ Có trang bị bông, băng, thuốc sát trùng dụng cụ y tế có thể sơ cứu nạn nhân trong trường hợp bị thương nhẹ; có tủ thuốc gồm những loại thuốc thông thường để cung cấp cho nạn nhân trong thời gian ở địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng khi cần thiết.

+ Có người hỗ trợ nạn nhân tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi được yêu cầu. Người hỗ trợ nạn nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; được trang bị về kiến thức cơ bản về sơ cứu, chăm sóc bệnh nhân, kiến thức liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tình nguyện, sẵn sàng giúp đỡ nạn nhân.

+ Được hỗ trợ kinh phí cho các nội dung trên được chi từ nguồn kinh phí địa phương hoặc từ nguồn huy động hợp pháp khác.

Như vậy, địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng có thể là trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn hoặc trụ sở của tổ chức,…

- Để đăng ký hoạt động, người đứng đầu địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng:

+ Phải có đơn về việc tự nguyện đăng ký là địa chỉ tin cây, nhà tạm lánh gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy, “nhà tạm lánh;

+ Có sơ yếu lý lịch, thông tin liên quan về địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh được UBND xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước của người đứng đầu xác nhận.

+ Cam kết việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới khi nạn nhân có nhu cầu và chứng minh là bảo đảm đủ điều kiện, tiêu chuẩn là địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng theo các quy định nêu trên.

+ Cung cấp danh sách, thông tin cá nhân của người hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình tại địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở động đồng gồm: Họ và tên, ngày/ tháng/ năm sinh, giới tính, nghề nghiệp, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

- Để công nhận hoạt động của địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng, UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận đơn đăng ký của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh;

+ Xét duyệt, có văn bản công nhận địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng; công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trên các phương tiện thông tin ở địa phương.

+ Tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới;

+ Bảo vệ địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.

+ Tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng.

+ Giải quyết chế độ theo quy định cho các đổi tượng đến tạm lánh và hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là địa chỉ tin cậy/nhà tạm lánh theo quy định.

4.3. Thời điểm thu thập thông tin và báo cáo số liệu: vào tháng 7 hàng năm hoặc trước thời điểm làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM.

[Mẫu biểu của Lao động, Thương binh và Xã hội theo phụ lục số 09]

  1. Ngành Y tế

[Theo Công văn số 939/SYT-NVY ngày 17/5/2017 của Sở Y tế]

1. Nội dung 15.2 và 15.3 thuộc tiêu chí số 15 về Y tế

1.1. Yêu cầu tiêu chí: Xã được công nhận đạt nội dung 15.2 và 15.3 khi đáp ứng yêu cầu:

[1] Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

[2] Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi [chiều cao theo tuổi] đạt từ 26,7% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 1, từ 24,2% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 2.

1.2. Hướng dẫn thực hiện

1.2.1. Đối với nội dung 15.2 về xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.

1.2.2. Đối với nội dung 15.3 về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi [chiều cao theo tuổi] đạt mức quy định của vùng:

  1. Khái niệm: Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi [chiều cao theo tuổi] là số trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi [=< -2SD] tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra.
  1. Công thức tính:

[Theo “Thông tư số 28/ 2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế ’’].

Tỷ lệ % SDD thể thấp còi [chiều cao theo tuổi] của trẻ em < 5 tuổi

\=

Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình [

Chủ Đề