Hướng dẫn đo huyết áp cơ

Vậy máy đo huyết áp cơ là gì? Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ sao cho chính xác. Các bạn hãy cùng chúng tôi này tìm hiểu nhé.

1. Máy đo huyết áp cơ là gì?

Máy đo huyết áp cơ [hay còn gọi là máy đo huyết áp bóp tay] - là một thiết bị đo chỉ số huyết áp chính xác dựa trên những nguyên lý vật lý đơn giản: Máy sẽ tạo ra một áp lực lớn hơn áp suất tâm thu dự kiến, ngăn chặn sự chuyển động của dòng máu, sau đó giảm áp lực từ từ.

Những bộ phận cơ bản cấu tạo nên máy đo huyết áp bóp tay gồm có:

  • Vòng bít: Vòng bít làm bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay người sử dụng.
  • Đồng hồ đo: Trên mặt đồng hồ có hiển thị các chỉ số huyết áp theo đơn vị mmHg.
  • Quả bóp cao su: là công cụ bơm hơi vào vòng bít nhằm làm tạo áp lực tác động lên động mạch. Quả bóp cao su sẽ được nối với vòng bít bằng hệ thống ống dây cao su.
  • Ống nghe: Nhiệm vụ của ống là giúp khuếch đại âm thanh của mạch đập, giúp phát hiện huyết áp động mạch.

Ưu nhược điểm của máy đo huyết áp bóp tay

Ưu nhược điểm của máy đo huyết áp bóp tay

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, chống va đập tốt, chống ăn mòn.
  • Không cần thay pin và không cần sạc điện.
  • Đo các chỉ số huyết áp chính xác có độ tin cậy cao.
  • Giá rẻ hơn máy đo huyết áp điện tử.

Nhược điểm:

  • Người đo cần có kinh nghiệm hoặc có kiến thức và được đào tạo cách sử dụng máy đo huyết áp cơ.
  • Chỉ số đo huyết áp mang tính chất chủ quan của người đo do trình độ nghe của mỗi người có sự khác nhau.
  • Người cần đo thường không thể tự đo như máy đo huyết áp điện tử mà phải có người giúp đỡ.
  • Cần thiết bị đo và cả tai nghe nên mang đi lại khá bất tiện .
  • Chỉ đo được chỉ số huyết áp mà không đo được luôn nhịp tim như máy đo huyết áp điện tử.

Cách dùng máy đo huyết áp cơ tại nhà đơn giản

Để tiến hành đo huyết áp cơ tại nhà, người đo cần phải có những kiến thức cũng như kinh nghiệm đo huyết áp mới có thể tiến hành đo huyết áp bằng máy cơ tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ đo huyết áp.

Để kết quả đo huyết áp được chính xác nhất thì bệnh nhân phải trong trạng thái thoải mái, dễ chịu nhất. Một vài lưu ý cho bệnh nhân trước khi tiến hành đo huyết bằng máy huyết áp cơ:

  • Không tập thể dục, không vận động mạnh, không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, bia, café,…trước khi đo huyết áp.
  • Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi thoải mái tối thiểu 30 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
  • Đối với bệnh nhân bị hội chứng áo choàng trắng [bệnh nhân bị căng thẳng khi đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ] cần làm liệu pháp tâm lý trước cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân không trở lại trạng thái bình thường được thì bác sĩ phải hướng dẫn cho bệnh nhân về tự đo huyết áp tại nhà.

Khi đo huyết áp, tư thế bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến áp lực dòng máu trong động mạch, có thể cho kết quả sai. Tư thế chuẩn của bệnh nhân khi đo huyết áp bằng máy cơ như sau:

  • Bệnh nhân nằm thẳng trên giường, chân để thẳng tránh chéo chân hay chống chân.
  • Tay đo để trên giường ngang ngực. Lưu ý tránh gập cẳng tay, gập cổ tay hoặc gồng tay.
  • Tay còn lại để thằng trên giường.

Khi đã chuẩn bị bệnh nhân xong, thì tiến hàng chuẩn bị máy huyết áp cơ gồm: thiết bị đo, ống nghe và kiểm tra xem các bộ phận có hoạt động bình thường hay không.

Bước 2: Quấn vòng bít.

Nới rộng vòng bít và luồn vào bắp tay của bệnh nhân sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 2 - 3 cm . Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vị trí vạch dấu đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đè lên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị thiếu chính xác.

Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít với một lực vừa phải. Dán đầu vòng bít vào khóa dán để cố định vòng bít.

Cài đồng hồ đo liên phải trên vòng bít so cho dễ quan sát nhất.

Lưu ý: Quấn vòng bít không được quá chật hoặc quá lỏng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.

Bước 3: Tiến hành đo huyết áp.

Đặt mặt nghe của ống nghe lên trên vị trí động mạch và giữa trong suốt quá trình đo huyết áp .

Tay còn lại nắm lấy bóng cao su và tiến hành bơm hơi vào vòng bít. Để tránh trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp chưa được phát hiện, bạn nên bơ hơi cho đến khi trên đồng hồ đo chỉ 200-220mmHg thì dừng lại.

Nới lỏng từ từ bộ khóa truyền động trên bóng cao su và để áp lực khí trong vòng bít giảm nhẹ. Luôn kiểm tra vòng bít trong quá trình xả khí tránh trường hợp vòng bít quá căng bị bung ra.

Trong quá trình xả khí, chú ý nghe tiếng mạch đập xuất hiện. Ghi lại chỉ số của tiếng mạch đập đầu tiên nghe được.

Khi áp suất khí trong vòng bít tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập sẽ nhỏ dần và không còn nghe thấy nữa. Ghi lại chỉ số của tiếng mạch đập cuối cùng.

Bước 4: Tháo đồng hồ đo, tháo vòng bít, cất máy đo huyết áp.

Bước 5: Tiến hành đọc kết quả.

Đo huyết áp bằng máy huyết áp cơ sẽ đọc được hai chỉ số huyết áp.

Chỉ số của tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng với huyết áp tối đa, hay huyết áp tâm thu.

Chỉ số của tiếng mạch đập cuối cùng tương ứng với huyết áp tối thiểu, hay huyết áp tâm trương.

Lưu ý: Để kết quả đo chính xác hơn cần đo huyết áp ở cả 2 tay và so sánh. Nếu chỉ số huyết áp chênh nhau dưới 10mmHg thì được chấp nhận. Nếu chỉ số đo chênh nhau hơn 10mmHg thì để bệnh nhân nghỉ ngơi và tiến hành đo lại sau 10-15 phút.

Bài viết trên đã giới thiệu tới các bạn máy đo huyết áp cơ, ưu nhược điểm cũng như cách đo huyết áp bằng máy cơ đơn giản các bạn có thể thực hiện tại nhà. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể đo huyết áp tại nhà cho người thân dễ dàng và được kết quả chính xác nhất.

Chủ Đề