Hướng dẫn đóng địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó.

Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp [đối với địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc chi nhánh [trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh] phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh [theo Mẫu Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT];

- Văn bản ủy quyền [nếu có] trong trường hợp người nộp hồ sơ, nhận kết quả không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân; kèm theo là bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.

Thời hạn Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt: trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và không có ý kiến từ chối từ Cơ quan thuế.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư [đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh] hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 97 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau dẫn đến việc các doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của mình. Vậy pháp luật quy định về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh như thế nào? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.

I. Thực trạng chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh hiện nay

Thời điểm đỉnh cao của dịch Covid đã đi qua, nhưng hậu quả nó để lại cho nền kinh tế đến thời điểm hiện tại vẫn còn đó. Đại dịch đi qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp kiệt quệ tài chính nên phải đóng cửa bớt chi nhánh để tiếp tục hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải tiếp tục đóng cửa các chi nhánh, thậm chí là đóng cửa toàn bộ doanh nghiệp.

1. Thế nào là chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

.jpeg]

Như vậy, việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh là khi doanh nghiệp quyết định đóng địa điểm kinh doanh do doanh nghiệp đó không còn hoạt động hiệu quả nữa hoặc do cơ quan nhà nước quyết định đóng địa điểm kinh doanh.

2. Trong trường hợp nào thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được xem là chấm dứt hoạt động?

Theo khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trong trường hợp sau đây thì địa điểm kinh doanh được xem là chấm dứt hoạt động, cụ thể:

- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của doanh nghiệp.

- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Quy định liên quan đến chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau: “Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.”

Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

III. Hồ sơ, thủ tục xin chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Hồ sơ xin chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh như sau:

Theo khoản 2 Điều 72 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ chấm dứt hoạt động phải bao gồm các văn bản sau:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh theo mẫu tại Phụ lục II-20 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Bản chính nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

- Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh [Không bắt buộc phải công chứng, chứng thực] [Bản chính];

- Giấy tờ pháp lý của bên nhận ủy quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh [Bản sao].

.jpeg]

Thủ tục xin chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh như sau:

Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh như sau:

Bước 1: Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục xin chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục xin chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

IV. Các thắc mắc liên quan đến chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

1. Thời hạn để thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?

Theo khoản 2 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có được tự chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?

Theo điểm c khoản 3 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thay đổi tự chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm khi muốn chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh phải có văn bản thông báo cho Bộ Tài Chính.

3. Tự ý chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh mà không thực hiện đúng thủ tục thì phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Chấm dứt hoạt động nhưng không thông báo có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 54 Nghị định 122/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

4. Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm những thông tin cơ bản như sau:

- Tên doanh nghiệp

- Mã số doanh nghiệp

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Địa chỉ trụ sở kinh doanh

- Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày nào

Trên đây là những thông tin xoay quanh chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Chủ Đề