Hướng dẫn gửi hồ sơ bảo hiểm qua bưu điện

Hiện nay thực hiện Công văn 464/BHXH-KHTC do BHXH TP. Hà Nội ban hành, các đơn vị đã triển khai nộp hồ sơ giải quyết BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN qua dịch vụ bưu chính. Khác với hồ sơ nộp điện tử và hồ sơ nộp trực tiếp lên cơ quan BHXH có phiếu hẹn còn hồ sơ nộp qua bưu chính sẽ không có phiếu hẹn nên nhiều đơn vị đang gặp vướng mắc hồ sơ của đơn vị nộp đã lên đến cơ quan BHXH chưa? Được xử lý chưa?

EFY Việt Nam hướng dẫn đơn vị cách tra cứu hồ sơ nộp qua bưu chính mà không cần lên trực tiếp cơ quan BHXH xác nhận.

Hướng dẫn tra cứu trực tuyến hồ sơ BHXH nộp qua bưu chính

Bước 1: Truy cập vào trang: bhxhhn.com.vn

Tích chọn “ Tra cứu giải quyết hồ sơ”

Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin hồ sơ theo các chỉ tiêu thông tin:

- Nhập mã bưu phẩm

- Chọn nơi nộp hồ sơ [ theo cơ quan BHXH đang quản lý đơn vị]

- Chọn năm gửi hồ sơ

- Tìm kiểm

Trường hợp 1: Trường hợp không kiểm tra được thông tin hồ sơ hoặc cán bộ chưa nhận được hồ sơ thì đơn vị liên hệ với bưu điện nhờ check theo mã bưu gửi hồ sơ.

Trường hợp 2: Tra cứu được thông tin hồ sơ

- Sau khi thực hiện tìm kiểm, thông tin bộ hồ sơ hiện đầy đủ thành phần hồ sơ gửi lên cơ quan BHXH và đang ở bộ phận nào.

- Tích chọn “Xem” để biết thêm về tiến trình giải quyết bộ hồ

Như vậy, thông qua việc tra cứu hồ sơ nộp qua bưu chính online, đơn vị hoặc NLĐ có thể biết được hồ sơ có được gửi đến cơ quan BHXH hay không? Hồ sơ đang được chuyển đến các bộ phận nào và cán bộ nào tiếp nhận xử lý hồ sơ đảm bảo dữ liệu thông tin chính xác và quyền lợi cho NLĐ.

Gửi hồ sơ qua bưu điện là cách thức thông qua công ty chuyển phát để gửi những tài liệu cần thiết đến tay người nhận. Đây vẫn luôn là cách thức tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho những cá nhân ở xa, không có điều kiện nộp trực tiếp. Vậy, nộp hồ sơ qua bưu điện cần những gì và gởi ở đâu đáng tin cậy? Hãy cùng 247Express tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về các loại hồ sơ có thể gửi qua bưu điện

Tất cả các loại thư từ, hàng hóa, tài liệu,.. không thuộc mặt hàng cấm gửi theo quy định của Nhà nước đều có thể gửi qua bưu điện. Trong đó, có những loại tài liệu thường được gửi qua hình thức này như sau:

  • Gửi hồ sơ xét tuyển qua bưu điện: Đây là giấy tờ bắt buộc mà các trường Đại học, Cao đẳng yêu cầu thí sinh nộp lại để làm căn cứ đối chiếu khi xét tuyển đầu vào. Cách gửi hồ sơ xét tuyển qua bưu điện đã được các trường triển khai áp dụng từ nhiều năm nay. Nhờ đó, giúp học sinh, sinh viên không tốn chi phí đi lại cho việc đến tận trường nộp trực tiếp.
  • Hồ sơ xin việc: Trước khi thịnh hành hình thức nộp hồ sơ xin việc online thì việc nộp hồ sơ này hầu như đều nộp trước bản cứng qua bưu điện hoặc trực tiếp tại văn phòng công ty. Nhờ hình thức gửi qua đường bưu điện đã tạo điều kiện cho người lao động ở xa rút ngắn thời gian và kinh phí để tìm việc làm phù hợp. Tuy vậy, một số doanh nghiệp hiện nay vẫn bắt buộc nộp hồ sơ xin việc bản cứng để xem xét lý lịch ứng viên nên kênh bưu điện vẫn còn thông dụng.
  • Hồ sơ giao dịch: Hiện nay, các giấy tờ giao dịch hành chính được tiếp nhận qua đường bưu điện. Chẳng hạn như: giấy tờ đất đai, hồ sơ BHXH, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ khởi kiện,…
  • Hồ sơ tài liệu: Các giao dịch bằng thư tín, tài liệu giữa cá nhân với cá nhân cũng được gửi hồ sơ qua đường bưu điện để tiết kiệm chi phí đi lại.

Cách gửi hồ sơ qua bưu điện

Nộp hồ sơ qua bưu điện cần những gì và cách thức nộp ra sau? Hãy tham khảo hướng dẫn gửi hồ sơ qua bưu điện chi tiết sau đây:

  • Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ:

Kiểm tra lại lần nữa để chắc chắn rằng những giấy tờ cần gửi đã đúng và đủ. Tốt nhất, nên lưu lại một bản sao để làm cơ sở đối chiếu hoặc đề phòng những phát sinh tương lai.

  • Bước 2 - Điền địa chỉ và thông tin người gửi và người nhận đầy đủ:

Thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ chỗ ở và số điện thoại liên lạc. Địa chỉ nên ghi càng cụ thể càng tốt, ghi chú thêm đó là nhà riêng hay cơ quan. Ngoài ra, thông tin người gửi cũng cần cụ thể và chính xác, nếu phát sinh sai sót không gửi được thì bưu điện sẽ chuyển hoàn hồ sơ.

  • Bước 3 - Đóng gói hồ sơ cẩn thận để tránh hỏng hoặc mất mát

Cách đóng gói hồ sơ gửi bưu điện như sau: Đặt bộ hồ sơ vào túi hoặc bìa nilon đựng hồ sơ để tránh sự cố thấm nước, đặc biệt với loại giấy tờ chưa được ép cứng. Sau đó, đặt chúng vào bìa thư của bưu điện rồi điền địa chỉ.

  • Bước 4 - Xác định phí gửi hồ sơ qua bưu điện:

Mức phí gửi sẽ được căn cứ vào trọng lượng của bộ hồ sơ và khoảng cách gửi đi. Trong đó, bưu điện sẽ chia ra theo từng khoảng như: trong tỉnh, liên tỉnh, nội miền, liên miền,… Đồng thời, các dịch vụ chuyển phát nhanh cũng thường triển khai thêm các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, đây là một tùy chọn cho khách hàng để đảm bảo an toàn cho thư gửi của mình.

Để ước lượng được chi phí gửi hồ sơ, người gửi có thể tra cứu trước cước phí trên trang web chính thức của bưu điện.

  • Bước 5 - Lựa chọn dịch vụ và phương thức gửi hồ sơ

Thời gian gửi hồ sơ qua bưu điện mất bao lâu tùy thuộc vào dịch vụ mà người gửi lựa chọn. Người gửi có quyền chọn dịch vụ chuyển phát thường, chuyển phát nhanh, chuyển phát hỏa tốc. Mỗi mức độ sẽ có cước phí khác nhau đi kèm với đó là thời gian vận chuyển được rút ngắn nhiều hơn.

  • Bước 6 - Đặt lịch và lựa chọn điểm bưu điện gần nhất để gửi hồ sơ:

Bưu điện có mặt ở hầu hết các xã, phường, tỉnh thành ở Việt Nam nên người gửi có thể đến bưu cục gần nhất để thực hiện thủ tục gửi hồ sơ.

  • Bước 7 - Lưu giữ biên nhận sau khi gửi hồ sơ:

Người gửi cần lưu giữ lại biên nhận để thuận tiện theo dõi lịch trình bằng cách tra cứu hồ sơ gửi bưu điện theo mã vận đơn và đối chiếu thông tin trong trường hợp cần thiết.

Quy trình gửi hồ sơ qua bưu điện

Giới thiệu dịch vụ gửi hồ sơ qua bưu điện của 247Express

Để gửi hồ sơ qua bưu điện như thế nào cho tiết kiệm thời gian, khách hàng có thể lựa chọn gửi hồ sơ qua dịch vụ chuyển phát của 247Express. Đặc biệt, các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển phát hồ sơ hằng ngày, 247Express có hỗ trợ bưu tá đến tận nơi lấy bưu phẩm. Điều này sẽ giúp người phụ trách bớt đi rất nhiều thời gian thay vì tự đến bưu cục và ngồi chờ đến lượt.

247Express là đơn vị giao hàng đáng tin cậy cho các cá nhân, đơn vị ủy thác tài liệu, hồ sơ gửi bưu điện. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi mang đến dịch vụ chuyển phát nhanh chóng và an toàn với cước phí hợp lý dành cho khách hành.

Hãy truy cập 247Express để cùng tìm hiểu và trải nghiệm dịch vụ chuyển phát hồ sơ với tốc độ nhanh chóng cùng nhiều tiện ích hỗ trợ tối đa cho người gửi khi hợp tác lâu dài.

Gửi hồ sơ đi nhanh và an toàn thông qua 247Express

Nộp hồ sơ qua đường bưu điện vẫn luôn là một phương thức chuyển phát tiện lợi, giúp người gửi tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Bài viết là giúp khách hàng biết được cách nộp hồ sơ qua bưu điện cần những gì và gửi như thế nào. Để tận hưởng dịch vụ chuyển phát hồ sơ nhanh chóng, an toàn, cước phí hợp lý cùng nhiều tiện ích hỗ trợ đi kèm, hãy liên hệ

Gửi hồ sơ qua bưu điện mất bao lâu?

Thông thường thời gian gửi các loại hàng hóa qua bưu điện sẽ mất từ 5 đến 7 ngày tùy vào địa chỉ giao nhận hàng hóa xa hay gần. Đối với trường hợp địa chỉ nhận hàng thuộc những nơi có địa hình phức tạp, đường đi khó di chuyển thì thời gian giao hàng có thể sẽ lâu hơn từ 2-3 ngày.

Trả kết quả BHXH qua bưu điện bao lâu?

Câu trả lời: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Gửi hồ sơ qua bưu điện cần những gì?

Thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ chỗ ở và số điện thoại liên lạc. Địa chỉ nên ghi càng cụ thể càng tốt, ghi chú thêm đó là nhà riêng hay cơ quan. Ngoài ra, thông tin người gửi cũng cần cụ thể và chính xác, nếu phát sinh sai sót không gửi được thì bưu điện sẽ chuyển hoàn hồ sơ.

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả BHXH là gì?

Giấy hẹn trả kết quả BHXH 1 lần là giấy sau khi nộp hồ sơ yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội đúng theo quy định, sẽ nhận được. Trên giấy hẹn này, có các thông tin về thời gian và địa điểm nhận tiền.

Chủ Đề