Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách

Lau dọn ban thờ đúng cách là một trong những điều cần quan tâm hàng đầu nếu muốn giữ tài lộc và không phạm vào những điều kiêng kỵ. Vậy lau dọn như thế nào được xem là đúng cách. Cùng Gốm sứ Long Loan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh: Ban thờ.

Lau dọn ban thờ đúng cách

Bên cạnh những quy tắc khi thờ cúng, việc lau dọn ban cũng được đặt ra những quy tắc nhất định. Khi thực hiện lau dọn ban, bạn hãy chú ý thực hiện theo những quy tắc này để tránh thất thoát tiền của và tài lộc của gia đình.

Người lau dọn ban

Người lau dọn bàn thờ gia tiên phải là người trong nhà, thường là chủ gia đình. Trước khi thực hiện lau dọn, cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên ban thờ. Thắp hương xin phép ông bà, thần linh rồi mới tiến hành vệ sinh, lau dọn.

Thời điểm lau dọn ban thờ

Người Việt có thói quen chờ tới ngày ông Công ông Táo hay dịp giỗ, lễ tết mới dọn dẹp. Thậm chí có những gia đình tin rằng chân hương càng nhiều càng nhiều lộc và để bát hương, ban thờ trong suốt một thời gian dài không vệ sinh, dọn dẹp. Điều này là hoàn toàn không đúng.

Hình ảnh: Lau dọn ban và các vật phẩm trên ban thờ.

Trên thực tế, không có một mốc thời gian nào quy định cho việc dọn dẹp ban thờ. Chỉ cần gia chủ thấy ban thờ bụi bẩn hay thiếu sự trang nghiêm hoàn toàn có thể lau dọn. Đảm bảo ban thờ luôn được trang trọng và sạch sẽ, tôn kính.

Cách thức lau dọn ban

Khi tiến hành lau dọn ban, nên lau từ cao xuống thấp. Đối với tượng thờ, nên dùng khăn mềm để lau sẽ tránh trầy xước.

Khi lau dọn các sản phẩm thờ cúng, nên chuẩn bị một tấm vải đỏ xếp ngay ngắn đồ thờ hoặc để lên bàn. Sau khi đã vệ sinh xong đồ thờ, lần lượt đặt về đúng vị trí ban đầu trên ban. Tránh việc xê dịch bát hương hay đảo lộn vị trí các vật phẩm thờ.

Khi tiến hành lau dọn bài vị nếu có thờ thần phật thì lau trước rồi mới đến bài vị của ông bà, tổ tiên. Phải dùng khăn sạch và lau bằng nước ấm.

Hình ảnh: Rượu gừng – hỗn hợp dùng cho lau dọn ban thờ.

Tiếp đến là lau bát hương và tỉa chân hương. Hãy từ từ rút từng chút một cho tới khi còn số hương lẻ trong bát hương. Có thể là 3, 5, 7 hoặc 9 chân. Sau đó mang đi hóa tro số còn lại. Lưu ý nên chôn tro ở gốc cây hoặc thả xuống sông, suối có sự luân chuyển. Sau cùng, dùng rượu gừng hoặc nước thảo dược lau sạch bằng khăn mềm từ miệng bát hương trở xuống.

Khi lau dọn các vật phẩm thờ cúng, nên chuẩn bị một tấm vải đỏ xếp ngay ngắn đồ thờ hoặc để lên bàn. Sau khi đã vệ sinh xong đồ thờ, lần lượt đặt về đúng vị trí ban đầu trên ban. Tránh việc xê dịch bát hương hay đảo lộn vị trí các vật phẩm thờ.

Lưu ý khi lau dọn ban thờ

Bên cạnh việc lau dọn ban thờ đúng cách, gia chủ cũng cần cần lưu ý những điều dưới đây để tránh phạm vào những điều kiêng kỵ, không may:

  • Không dùng nước lạnh để lau rửa bài vị.
  • Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện
  • Tuyệt đối không đổ tro đốt hương, nhang vào những nơi ô uế như thùng rác, nhà vệ sinh, cống rãnh,…
  • Lau dọn các vật phẩm thờ từ từ, nhẹ nhàng và cẩn thận.
  • Hãy nhớ vị trí các món đồ thờ thật kỹ trước khi mang xuống cọ rửa. Sau khi lau dọn hãy đặt lại theo đúng vị trí ban đầu.
  • Vị trí bàn thờ cần được đặt ở những nơi sang trọng, trang nghiêm và thanh tịnh nhất.

Hình ảnh: Vị trí đặt các vật phẩm thờ cần lưu ý khi lau dọn.

Trên đây là những chia sẻ của gốm sứ Long Loan về cách lau dọn ban thờ đúng cách. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ hữu ích với bạn và gia đình!

Giữ cho bàn thờ trong nhà luôn được sạch sẽ, trang nghiêm là trách nhiệm của thế hệ con cháu. Tuy nhiên, để lau dọn, vệ sinh hay bao sái bàn thờ đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nếu làm tùy tiện có thể gây bất kính với các bậc bề trên và ảnh hưởng đến vận may, tài lộc của gia chủ. Trong nội dung sau đây, Đá Đức Tâm sẽ hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn và một số lưu ý khi thực hiện.

Ý nghĩa của việc vệ sinh bàn thờ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là không gian thờ cúng linh thiêng được đặt tại các vị trí trang trọng nhất trong nhà. Đây cũng là nơi ngự vị của thần linh, ông bà, tổ tiên, đức Phật hay linh hồn của những người đã mất mà gia đình thờ tự.

Nhiều người có quan niệm rằng chỉ nên vệ sinh bàn thờ, tỉa chân nhang vào ngày Ông Công Ông Táo hằng năm. Thậm chí có người để chân nhang quá đầy với quan niệm chân hương càng nhiều thì càng hút tài lộc. Đây là một quan niệm sai lầm và có phần mê tín dị đoan.

Theo sư Thầy Thích Trúc Thái Minh cho biết việc lau dọn, vệ sinh hay còn gọi là bao sái bàn thờ là như để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn đối với các đối tượng mà gia đình thờ cúng. Chính vì vậy, việc lau dọn bàn thờ có thể được tiến hành thường xuyên vào ngày thường hoặc vệ sinh định kỳ theo tháng.

Con cháu lau dọn bàn thờ để bày tỏ thành kính, biết ơn với tổ tiên

\>>> Xem thêm: Một số công trình lăng mộ đá nguyên khối đẹp, cao cấp tại Việt Nam.

Có nên nhờ người ngoài vệ sinh bàn thờ nhà minh?

Tuyệt đối không nhờ người ngoài lau dọn bàn thờ gia tiên. Tốt nhất người thực hiện nên là người trong gia đình, thường là chính gia chủ.

Các công việc chuẩn bị trước khi lau dọn bàn thờ

Người lau dọn cần phải tắm rửa sạch sẽ

Đầu tiên, hãy giữ cho không gian trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, mở cửa chính và cửa sổ để lưu thông không khí. Người thực hiện lau dọn cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo lịch sự, chỉn chu trước khi bắt đầu.

Chuẩn bị nước lau, dụng cụ vệ sinh

Sau đó cần chuẩn bị dung dịch dùng để lau dọn, không nên dùng nước lã. Nước dùng để lau dọn tốt nhất là nước ngũ vị hương, nước mùi già, rượu pha gừng, rượu pha tỏi hoặc đơn giản nhất là nước ngâm hoa tươi. Cùng với đó là chuẩn bị chậu rửa, chổi quét, khăn lau sạch riêng chỉ để sử dụng cho việc vệ sinh bàn thờ.

Rượu gừng ấm có tác dụng tẩy uế và cân bằng âm dương

Làm lễ xin phép thần linh, ông bà

Trước khi tiến hành lau dọn, cần thực hiện nghi thức cúng xin phép. Đồ cúng cần chuẩn bị gồm: nến, hương, hoa, trái cây, và thức ăn dùng để cúng. Khi bắt đầu thực hiện nghi thức, hãy thắp một nén hương để bày tỏ lòng tôn kính và xin phép từ tổ tiên, các vị thần quan và thần tài. Trong lúc khấn, hãy thông báo rằng xin được dọn dẹp bàn thờ và xin phép để các vị thần lánh sang một bên. Sau khi nén hương đã cháy hết, bạn có thể tiến hành dọn dẹp. Bạn có thể tham khảo văn khấn xin phép vệ sinh bàn thờ sau đây:

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ tên là:………………………..

Cư ngụ tại địa chỉ:…………………….

Hôm nay ngày .. tháng 12 năm 2019 xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị [tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…], chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh giám hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Trình tự các bước lau dọn bàn thờ đúng chuẩn

Bước 1: Hạ đồ thờ xuống và tiến hành lau sạch bề mặt ban thờ và các món đồ thờ khác như chén, đĩa, khay ngũ quả, … Đối với các bức tượng thần linh, nên sử dụng khăn mềm để lau, tránh làm trầy xước hoặc bay màu sơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy thổi hơi nhẹ để làm sạch bụi bẩn trong những kẽ ngóc ngách.

Bước 2: Tiến hành lau bài vị. Nếu trong gia đình có thờ thần phật, hãy lau trước. Tiếp theo là bài vị của ông bà và tổ tiên. Lưu ý rằng, khi lau cần sử dụng khăn sạch và nước ấm, tránh sử dụng nước lạnh.

Bước 3: Tiếp tục vệ sinh phần bát hương. Khi làm điều này, hãy từ từ bỏ từng nén nhang cũ cho tới khi chỉ còn lại số lẻ [3, 5, 7, 9…]. Sau đó đem đi hóa tro số còn lại. Có thể chôn tro ở gốc cây hoặc thả xuống sông suối. Không nên đổ tro vào những nơi ô uế như thùng rác hay nhà vệ sinh. Khi bát hương đã khô ráo, bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước thảo dược để lau sạch bát hương từ miệng xuống.

Bước 4: Sau khi bát hương đã khô, bạn có thể thực hiện việc đốt hơ tiền vàng. Nếu đó là bát hương thờ thần phật, hãy dùng bảy tờ tiền vàng; còn nếu là bát hương thờ tổ tiên cần ba tờ tiền vàng. Đốt hơ quanh bát hương. Khi tờ tiền vàng cháy đến một nửa, hãy bỏ chúng vào bát hương và chờ cho đến khi tiền vàng cháy hết. Sau đó, đổ tro một lần. Việc này mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn” tức là mong cầu tiền vào như thác, tiền ra nhỏ giọt.

Bước 5: Cuối cùng, sau khi hoàn tất mọi công việc hãy xin phép thần linh quay lại bàn thờ để con cháu tiếp tục việc thờ cúng theo mẫu câu khấn sau

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch Thổ Thần, Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan Thần Tài Thổ Địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ, rút chân nhang. Kính mời các quan về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Khi tiến hành vệ sinh bàn thờ, tránh sử dụng ngôn từ tục tĩu hoặc to tiếng, đây là thể hiện sự bất kính với tổ tiên.
  • Trong trường hợp bạn cần phải làm sạch nhiều bài vị thờ cúng, hãy sử dụng nhiều chậu nước khác nhau thay vì dùng chung một chậu nước. Điều này được thực hiện để tránh việc bất kính đối với “bề trên”.
  • Lưu ý rằng, bạn không nên xê dịch hoặc làm đổ vỡ các món đồ trên bàn thờ. Những hành động này có thể mang đến tác động xấu về tâm linh, phong thủy, gây ảnh hưởng đến tài lộc, vận may của gia đình.
  • Đối với ảnh thờ và bài vị thờ cúng được làm bằng giấy, tránh sử dụng nước để lau chùi. Nước có thể gây hỏng hóc cho giấy, nên chỉ nên lau khô hoặc quét bỏ bụi bẩn.

Việc lau dọn bàn thờ không chỉ cần chuẩn bị một cách kĩ lưỡng mà trong quá trình vệ sinh cũng cần đảm bảo không động phạm đến thần linh. Hi vọng nội dung trên đây đã thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Hãy theo dõi website của Đá Đức Tâm để cập nhật thêm các thông tin có ích khác.

\>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: Giải thích hiện tượng bát hương bốc cháy chân nhang

Tôi là Lộc Văn Thông 33 tuổi tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành thẩm định, chế tác đá thủ công mỹ nghệ, tôi đã cùng Đá Đức Tâm thực hiện hơn 1000 công trình lăng mộ đá trên khắp cả nước.

Chủ Đề