Hướng dẫn thủ tục lập quy hoạch tổng mặt bằng

Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại dịch vụ Trường Thịnh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp các vướng mắc sau:

- Thủ tục chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc chấp thuận bản vẽ điều chỉnh tổng mặt bằng của dự án [nằm trong các khu công nghiệp] thì theo quy định của Luật Xây dựng có phải là thủ tục hành chính không?

- Nếu thủ tục chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc chấp thuận bản vẽ điều chỉnh tổng mặt bằng của dự án [nằm trong các khu công nghiệp] không phải là thủ tục hành chính và không phải yêu cầu, điều kiện khi cấp Giấy phép xây dựng thì nó có phải là giấy phép con do cơ quan Nhà nước về xây dựng tại địa phương yêu cầu trái với quy định của Nhà nước? Bởi khi thực hiện thủ tục này sẽ gây tốn kém rất nhiều liên quan đến chi phí lập hồ sơ, cung cấp hồ sơ năng lực đơn vị thiết kế, đặc biệt là thời gian phát sinh tăng thêm khi giải quyết thêm thủ tục này cho đến khi được cấp Giấy phép xây dựng.

- Nếu thủ tục chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc chấp thuận bản vẽ điều chỉnh tổng mặt bằng của dự án [nằm trong các khu công nghiệp] là thủ tục hành chính thì phải căn cứ quy định của Luật Xây dựng ở Điều bao nhiêu? Thành phần hồ sơ gồm giấy tờ nào? Trình tự giải quyết và cách thức thực hiện như thế nào? Thời gian giải quyết và nhận kết quả bao lâu?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Quy định về các thủ tục hành chính đối với lĩnh vực quy hoạch xây dựng tại Quyết định số 835/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch – Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng không có quy định đối với việc chấp thuận tổng mặt bằng dự án.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, việc kiểm tra sự phù hợp của nội dung bản vẽ tổng mặt bằng được thực hiện trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

Lô đất có quy mô nhỏ tại dự án xây dựng khu chức năng đặc thù được lập quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn đúng không?

Căn cứ Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng.

Tại Điều 2 Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
...
4. Các khu vực trong khu chức năng thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, khi thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng [đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch phân khu xây dựng], làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và triển khai các công việc khác theo quy định của pháp luật liên quan. Đối với các lô đất có quy mô nhỏ quy định tại khoản 5 Điều này thì được lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy trình rút gọn [gọi là quy trình lập quy hoạch tổng mặt bằng] theo quy định từ khoản 5a đến khoản 5đ Điều này.

Theo đó, tại dự án xây dựng khu chức năng đặc thù, các lô đất có quy mô nhỏ được lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy trình rút gọn [gọi là quy trình lập quy hoạch tổng mặt bằng] khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

Điều kiện đối với lô đất có quy mô nhỏ để được lập Quy hoạch tổng mặt bằng tại dự án xây dựng khu chức năng đặc thù? [Hình từ Internet]

Điều kiện đối với lô đất có quy mô nhỏ để được lập Quy hoạch tổng mặt bằng tại dự án xây dựng khu chức năng đặc thù ra sao?

Điều kiện đối với lô đất có quy mô nhỏ được thực hiện theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
...
5. Các lô đất có quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a] Lô đất do một chủ đầu tư thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập;
b] Có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, khu chung cư hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 10 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật [trừ công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến] được xác định theo quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 5 ha đối với các trường hợp còn lại;
c] Trong khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt.

Như vậy, điều kiện đối với lô đất có quy mô nhỏ để được lập Quy hoạch tổng mặt bằng tại các dự án xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm:

- Do 01 chủ đầu tư thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập;

- Đối với quy mô sử dụng đất:

+ Nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, khu chung cư

+ Nhỏ hơn 10 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật [trừ công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến] được xác định theo quy hoạch

+ Nhỏ hơn 5 ha đối với các trường hợp còn lại

- Trong khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ được thực hiện ra sao?

Việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy trình rút gọn được thực hiện theo tại khoản 5a Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP được bổ sung vào sau khoản 5 Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP bởi Điều 2 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
...
5a. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5b Điều này, được quy định như sau:
a] Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất và các yêu cầu về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan của khu vực được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt, các yêu cầu chuyên ngành tại quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật [nếu có] được sử dụng thay thế cho nhiệm vụ quy hoạch tổng mặt bằng và là cơ sở để lập quy hoạch tổng mặt bằng;
b] Quy hoạch tổng mặt bằng, bao gồm bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình phải thể hiện được vị trí quy mô công trình, hạng mục công trình trong lô đất; xác định cụ thể cao độ nền xây dựng, chỉ giới xây dựng [chỉ giới xây dựng phần nổi, phần ngầm của công trình], màu sắc công trình và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; bảo đảm sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh;
c] Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng;
d] Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng.

Như vậy, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ tại các dự án xây dựng khu chức năng đặc thù được thực hiện theo nội dung nêu trên [trừ dự án đầu tư xây dựng có công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước].

Quy hoạch chi tiết 1 2000 và 1 500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể. Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị.

Ai lập quy hoạch chi tiết 1 500?

Trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500 – Giai đoạn 1: Quốc hội quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho các vùng. – Giai đoạn 2: Thủ tướng trình quốc hội phê duyệt. – Giai đoạn 3: Sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt thì UBND tỉnh có nhiệm vụ lập bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 rồi trình Chính phủ duyệt.

Quy hoạch 1 2000 có thời hạn bao lâu?

Việc này sẽ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Nhìn chung, với câu hỏi quy hoạch 1/2000 có thời hạn bao lâu, câu trả lời là khoảng từ 4-6 tháng kể từ thời điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tại sao phải có quy hoạch 1 500?

Ý nghĩa của quy hoạch 1/500 là gì? Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 nhằm giúp các nhà đầu tư xác định được định hướng giao thông, hạ tầng khu đô thị. Bản đồ có thể xác định được các mốc lộ giới trong việc phân chia từng khu vực, để phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Chủ Đề