Hướng dẫn thực hiện thông tư 03/2022

Bộ GĐ&ĐT vừa ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT , Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT , Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức là giáo viên các cấp. Theo đó, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.

Tình trạng pháp lý của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Số hiệu:03/2021/TT-BGDĐTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoNgười ký:Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành:02/02/2021Ngày hiệu lực:20/03/2021
Ngày công báo:18/02/2021Số công báo:Từ số 307 đến số 308
Tình trạng:Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Xem trước và tải xuống Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Tải xuống Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Nội dung chính của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Điều khoản thi hành

Giáo viên THCS hạng I [V.07.04.10] chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I [V.07.04.30] được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng II [V.07.04.31] sau khi đạt các tiêu chuẩ của hạng I thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng I mà không thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.

Giáo viên THCS hạng II [V.07.04.11] chưa đạt các tiêu chuẩn hạng II [V.07.04.31] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III [V.07.04.32] sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II thì được bổ nhiệm vào chức danh hạng II [V.07.04.31] mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.

Giáo viên hạng III [V.07.04.12] chưa đáp ứng trình độ theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức A0 [hệ số lương 2,1 – 4.89] cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III [V.07.04.32].

Hạng I [V.07.04.30] viên chức loại A2 nhóm A2.1 hệ số lương từ 4,4 – 6,78

  1. Có bằng thạc sĩ trở lên.
  2. Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
  3. Được công nhận CSTĐ cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phòng HCM giỏi từ cấp huyện trở lên.
  4. Có thời gian giữ chứng danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên tính đến thời hạn nộp hồ sơ thi hoặc xét thăng hạng.

Hạng II [V.07.04.31] viên chức loại A2 nhóm A2.2 hệ số lương từ 4,4 – 6,38

  1. Có bằng cử nhân trở lên.
  2. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
  3. Được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; hoặc giấy khen cấp huyện trở lên.
  4. Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương đủ 9 năm tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Hạng III [V.07.04.32] viên chức A1 hệ số lương từ 2,34 – 4,98

  1. Có bằng cử nhân trở lên.
  2. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III [áp dụng đối với giáo viên được tuyển dụng sau ngày TT này có hiệu lực và phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng].

Có thể bạn quan tâm:

  • Những thay đổi từ thông tư 20/3/2021, giáo viên ảnh hưởng gì?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở. Bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trong các trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trường chuyên biệt công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT. Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32.– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31.

– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30.

Khi thực hiện Thông tư 03, giáo viên THCS đang ở hạng 3 [trước đây] để được chuyển sang hạng 3 mới có phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 3 không?

Bạn không phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III chỉ áp dụng đối với giáo viên THCS được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Tôi đã trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng mà Bộ tổ chức năm 2018 và trở thành giáo viên hạng 1 từ năm 2019, giờ tôi chưa có bằng thạc sĩ thì có được giữ nguyên hạng 1 hay không. Nếu không thì tôi thành giáo viên hạng mấy?

Nếu hiện tại bạn đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I thì khi chuyển vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại các Thông tư mới, bạn tạm thời được xếp vào chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

 Để sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV; ngày 29/6/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BNV. Theo đó, cần chú ý những điểm mới về nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thứ nhất, những điểm mới về nâng bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động gồm:

- Bổ sung thêm thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

- Bổ sung 04 khoảng thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: thời gian tập sự; thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ; thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo và thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Đối với thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên, đã bổ sung 01 nội dung “Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật [cùng một hành vi vi phạm] thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.” và điều chỉnh 01 nội dung “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật hành chính quy định tại khoản này”. Ngoài ra, điều chỉnh đối tượng bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 06 tháng gồm: Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm...

- Sửa đổi số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ “Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh” tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV, nay bỏ cụm từ “trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh”. Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định “Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ”.

Quy định mới đã không còn phân biệt trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh như quy định cũ mà chỉ quy định chung trong thực hiện nhiệm vụ.

- Sửa đổi trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Bổ sung cụm từ “[bao gồm cả ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp]” đối với trách nhiệm “Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý” tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

+ Thay bằng văn bản gửi Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi ký Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, Thông tư số 03/2021/TT-BNV đã sửa đổi thành “Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý thực hiện theo phân cấp hiện hành.”.

- Ngoài ra, điều chỉnh mức độ đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” sửa đổi thành mức đánh giá, xếp loại chất lượng “hoàn thành nhiệm vụ”.

Thứ hai, những điểm mới về nâng phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động gồm:

- Thêm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung;

- Bổ sung cụm từ “và người lao động” sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” trong các quy định của Thông tư 04/2005/TT-BNV.

- Sửa đổi quy định về việc kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi cán bộ, công chức, viên chức không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Với trường hợp này thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên trong một trong hai trường hợp:

- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm;

- Bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.

Ngô Thị Hoài Ly     

Video liên quan

Chủ Đề