Hướng dẫn vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

mọi người ơi cho em hỏi! như thế nào được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, được quy định cụ thể ở văn bản nào?

Nếu trong quá trình điều tra phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ bổ sung hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi có phải trong mọi trường hợp, nếu phát hiện việc điều tra có vi phạm thủ tục tố tụng, Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung  hay không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Căn cứ  Điểm c Khoản 1 Điều 179  BLTTHS [Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003]

Căn cứ Tiểu mục 4.4 Mục 4 phần I Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số   Nghị quyết số 04/ 2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thì hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của  BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Từ những căn cứ trên có thể thấy, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt đầu kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển sang. Để có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định tố tụng khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật phải có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị, tức là nghiên cứu h câu hỏi:ồ sơ và giải quyết yêu cầu của những người tham gia tố tụng đồng thời tiến hành những việc cần thiết cho việc mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi nhận hồ sơ vụ án đã được thụ lí, chánh án tòa án phải phân công ngay thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa để kịp thời nghiên cứu hồ sơ và giải quyết những vấn đề cần thiết theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 176  BLTTHS thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau:

  • Đưa vụ án ra xét xử;
  • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 179 BLTTHS. Theo điểm c, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Xem thêm: Chứng cứ trong tố tụng hình sự

“Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”

 Như thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng? Điều này đã được hướng dẫn tại Tiểu mục 4.4 Mục 4 phần  I Nghị quyết số 04/ 2004/NQ-HĐTP và cụ thể hơn ở Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC  “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án”

Và những trường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư. Ví dụ: Trong thành phần Hội đồng xét xử phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội thẩm nhân dân được Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện phân công làm nhiệm vụ xét xử, là chú ruột của bị cáo mà không từ chối tiến hành tố tụng, vi phạm điều 42 BLTTHS.

Tuy nhiên, vi phạm thủ tục tố tụng chưa đến mức nghiêm trọng thì Thẩm phán không ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung bởi không làm ảnh hưởng tới nội dung cơ bản của bản án, hay không có khả năng khắc phục sự vi phạm đó, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không mang lại kết quả như mong muốn, làm kéo dài thời gian của vụ án, thậm chí là vô nghĩa.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Ví dụ: Trong hồ sơ vụ án, quyết định trưng cầu giám định ghi không rõ quyền và nghĩa vụ của người được giám định theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS nên vi phạm thủ tục tố tụng nhưng không thuộc các trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì Thẩm phán không ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Như vậy, nếu chỉ phát hiện việc điều tra có vi phạm thủ tục tố tụng, chưa đến mức vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Thẩm phán không phải ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Xem thêm: Các quy định về cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.

Chuyên viên tư vấn: Vũ Hồng Ngọc

Khái niệm kháng nghị là gì? Đặc điểm của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm? Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm [quy định của Bộ luật tố tụng hình sự].

Tố tụng là gì? Quy định về các thủ tục tố tụng tại Việt Nam? Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành chính.

Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn của tố tụng hình sự tại Việt Nam? Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đến giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Giám đốc thẩm là gì? Quy định về thủ tục giám đốc thẩm mới nhất. Trình tự, thủ tục thực hiện quy trình giám đốc thẩm theo quy định của luật.

Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự.

So sánh phạt tù có thời hạn và tạm giam trong tố tụng hình sự? Đều là những biện pháp được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, thể hiện quyền lực nhà nước, mang tính răn đe.

Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Các trường hợp áp dụng biện pháp bắt bị can, bắt bị cáo để tạm giam theo luật tố tụng hình sự.

Người thân của người có dấu hiệu tội phạm được quyền bảo lĩnh cho người đó trong một số trường hợp do cơ quan tố tụng hình sự quyết định

Thời hạn tạm giam theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quy định pháp luật về tạm giam.

Cách xác định tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm trong tố tụng hình sự? Bị người khác đánh thì xác định tỷ lệ thương tật thế nào? Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % mới nhất?

Video liên quan

Chủ Đề