Hưởng lương từ ngân sách nhà nước là gì

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Cán bộ và công chức luôn là một trong những vị trí mà rất nhiều người cố gắng phấn đấu để có thể đạt được. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều người nhầm lẫn hoặc không phân biệt được hai khái niệm này với nhau.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Phân biệt cán bộ và công chức.

Sự giống nhau giữa cán bộ và công chức

Trước khi đi vào phân biệt cán bộ và công chức chúng tôi chia sẻ về sự giống nhau giữa cán bộ và công chức, dẫn tới hai khái niệm này hay bị nhầm lẫn với nhau. Cụ thể:

– Cán bộ, công chức đều là công dân Việt Nam.

– Hai vị trí này đều trong biên chế.

– Hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước [riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật].

– Giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên.

– Làm việc trong công sở.

– Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định.

– Có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ, quyền về tiền lương và các chế độ về tiền lương, quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác.

>>>>>> Tham khảo: Phân biệt công chức và viên chức?

Phân biệt cán bộ và công chức

Thứ nhất: Khái niệm cán bộ và công chức

– Cán bộ là gì?

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 4 – Luật cán bộ, công chức, cụ thể:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

– Công chức là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 1 – Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, cụ thể:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Thứ hai: Chế độ làm việc cán bộ và công chức

– Chế độ làm việc của Cán bộ:

Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

– Chế độ làm việc của Công chức:

Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

Thứ ba: Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

– Kỷ luật Cán bộ:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

+ Bãi nhiệm.

Theo quy định tại Điều 15 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.

– Kỷ luật Công chức:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

+ Buộc thôi việc.

Quy định tại Điều 7 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.

Thứ tư: Nơi công tác cán bộ, công chức

– Nơi công tác của Cán bộ:

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cẩp tỉnh, huyện.

– Nơi công tác của Công chức:

+ Trong Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội [không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng].

+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân [không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an].

Thứ năm: Tập sự đối với cán bộ, công chức

– Tập sự Cán bộ:

Không phải tập sự.

– Tập sự Công chức:

+ 12 tháng với công chức loại C.

+ 06 tháng với công chức loại D.

Như vậy, Phân biệt cán bộ và công chức đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cũng đã trình bày một số nội dung liên quan tới vấn đề công chứ và viên chức.

Mục lục bài viết

  • 1. Nguyên tắc trảtiền lương công chức, viên chức ?
  • 2. Chế độtiền lương của công chức cấp xã ?
  • 3. Tư vấn về việc đòi tiền lương?
  • 4. Đòi tiền lương khi không ký hợp đồng lao động?
  • 5. Làm thế nào để đòi được tiền lương khi nghỉ việc ?

1. Nguyên tắc trảtiền lương công chức, viên chức ?

Luật Minh Khuê giải đáp các câu hỏi của khách hàng về vấn đề tiền lương, phụ cấp lương và các chế độ quyền lợi khác của công chức, viên chức:

Trả lời:

Chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang:

1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a] Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào [sau đây viết tắt là ngạch] hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát [sau đây viết tắt là chức danh] thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

b] Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.

c] Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

d] Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

đ] Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ [nếu có] theo đúng quy định...

2. Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương [từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương] của cơ quan, đơn vị.

3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

a] Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ [nếu có] cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo [trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại] để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ [nếu có] theo công việc mới đảm nhiệm.

b] Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ [kể cả phụ cấp chức vụ nếu có] và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

4. Các bảng lương

a] Quy định 7 bảng lương sau:

Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước [bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn].

Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

5. Chế độ phụ cấp lương

- Phụ cấp thâm niên vượt khung

- Phụ cấp kiêm chức danh lãnh đạo

- Phụ cấp khu vực

- Phụ cấp đặc biệt

- Phụ cấp thu hút

- Phụ cấp lưu động

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc

2. Chế độtiền lương của công chức cấp xã ?

Kinh chào công ty Luật Minh Khuê, hiện tôi đang có thắc mắc muốn luật sư tư vấn như sau: Tôi muốn được giải đáp về tiền lương của công chức cấp xã là gì? Phân tích khái lược quá trình thay đổi các quy định về tiền lương đối với công chức cấp xã ?

Cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Tiền lương của công chức cấp xã là khoản tiền mà nhà nước trả cho công chức cấp xã để thực hiện công việc mà công chức cấp xã được giao.

Về mức lương:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định mức lương của công chức cấp xã như sau:

"...a] Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 [Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước], bảng lương số 4 [Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước] ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

b] Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu;

c] Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn..."

Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 5, Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì đối với cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương bình, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài chế độ thương binh, bênh binh đang hưởng, được xếp lương theo quy định của nghị định này.

Khái lược thay đổi các quy định về tiền lương đối với công chức cấp xã:

1. Giai đoạn 1986 - 1993

Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh đợt tổng thể cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn [tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%]. Đại hội VI đã thảo luận và thông qua các nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, trên cơ sở “sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng của cơ chế mới về quản lý”, đòi hỏi “sản xuất phải gắn với thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả, các tổ chức và đơn vị kinh tế phải tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, 1986

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 tiếp tục khẳng định đường lối “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nưóc bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các cơ chế lao động, sản xuất có nhiều thay đổi nhanh chóng, các chính sách về tiền lương cũng được cải cách, thực hiện trên nguyên tắc chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ trước đây cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang [gọi chung cho người lao động được ngân sách nhà nước trả lương] sẽ được quy đổi tất cả thành tiền là đồng lương. Các sản phẩm tiêu dùng và giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Đây là bước chuyển đổi lớn về tiền lương. Nếu như trước năm 1985, chế độ đãi ngộ bao gồm lương, các khoản hiện vật không mất tiền hoặc chỉ phải chi trả một mức tiền nhỏ như nhà ở, lương thực, tem phiếu thực phẩm,... thì với những thay đổi trên, các khoản hiện vật trên dần được thay thế bằng tiền và các hàng hóa được trả lại cho thị trường điều tiết, hình thành thị trường lao động và tiền lương của nền kinh tế thị trường. Mức lương cơ sở tối thiếu được ấn định là 220 đồng. Chênh lệch mức lương giữa nhân viên tạp vụ với bậc 1 đại học và bậc cao nhất của bộ trưởng là 1 – 1.32 - 3.5. Một hệ thống thang bảng lương được hình thành cùng với 12 loại phụ cấp như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng, phụ cấp thâm niên. Đặc biệt, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi với một số ngành nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Mức lương của công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được xác định bằng tiền lương tối thiểu nhân với hệ số lương bậc lương tương ứng cộng với các khoản phụ cấp [nếu thuộc đối tượng được hưởng]. Cách tính lương của đối công chức, viên chức của giai đoạn này vẫn được duy trì cho đến hiện nay.

Từ 1985 đến 1993, do ảnh hưởng của lạm phát, để đảm đời sống của lao động trong khu vực nhà nước, tiền lương tối thiếu đã liên tục được điều chỉnh 21 lần.

2. Giai đoạn 1993 đến 2004

Năm 1993, Việt Nam đã triệt để thay đổi cấu trúc tiền lương từ việc phân phối gián tiếp sang trực tiếp, xóa bỏ bao cấp; thực hiện tiền tệ hóa lương với quan điểm: tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, kích thích người lao động làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả và thực hiện phân phối công bằng trong xã hội; việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thực hiện tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ công, chính sách tiền lương với chính sách ưu đãi người có công. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương phù hợp. Hai trụ cột chính của an sinh xã hội là bảo hiếm xã hội và bảo hiếm y tế đã được hình thành. Quỹ bảo hiếm xã hội và bảo hiếm y tế đã có sự độc lập với ngân sách nhà nước. Đó là bước tiến mới trong chính sách tiền lương ở khu vực công.

Quan hệ tiền lương giữa nhân viên tạp vụ, bậc 1 trình độ đại học và bậc tối đa bộ trưởng đã được nới rộng hơn giai đoạn 1986 -1993 thành 1-1,78 - 8,5. Lương tối thiếu của thời điểm đầu giai đoạn này là 120.000 đồng [tương đương 60 kg gạo]. Trong giai đoạn này, tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh 03 lần và đến năm 2004 là 210.000đồng.

3. Giai đoạn 2004 đến nay

Ngày 14/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, thực hiện trả lương cho công chức, viên chức trên nguyên tắc phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả. Mục tiêu tiền lương phải là nguồn sống chính của công chức, viên chức. Có thể nói trong giai đoạn này, cơ chế chính sách tiền lương trong khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước so với giai đoạn trước không có những thay đổi nổi bật và bắt đầu tạo ra những sự tương phản với khu vực sản xuất kinh doanh khi khu vực này từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo nguyên tắc thị trường, chống bình quân, cào bằng.

Từ 2004 đến nay trước ngày 1/7/2020, nhà nước đã điều chỉnh lương tối thiểu đến 13 lần. Hiện nay, từ ngày 1/7/2020 mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng.

3. Tư vấn về việc đòi tiền lương?

Kính gửi: Luật sư Minh Khuê. Hiện giờ tôi có 1 thắc mắc, mong luật sư giải đáp. Trước đây tôi làm Nhân viên hợp đồng cho công ty cổ phần quảng lý đường thủy số 2, công việc là làm nhân viên điều tiết đường thủy nội địa cho công trình xây cầu tại thành phố Cần Thơ.

Hiện giờ tôi đã kết thúc hợp đồng được 2 tháng nhưng bên công ty vẫn nợ lương tháng 8,9,10 nhưng khi tôi yêu cầu công ty trả lương thì bên trạm trưởng nơi tôi làm báo là chưa có lương. Mong luật sư giải đáp giùm tôi trong trường hợp này tôi phải làm những gì và khiếu nại đến ai?

Cảm ơn!

>> ​Luật sư tư vấn pháp luật lao động: 1900.6162

Trả lời:

Bạn đã kết thúc hợp đồng lao động với công ty mà công ty vẫn chưa trả bạn tiền lương tháng 8,9,10

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a] Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b] Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c] Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d] Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm...

Như vậy theo quy định thì trong thời hạn 14 ngày kêt từ ngày chấm dứt hợp đồng thì công ty bạn phải trả đầy đủ lương cho bạn hoặc chậm hơn trong trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 ngày. Vì hiện tai bạn đã kết thúc hợp đồng lao động với công ty nên trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng cho bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a] Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b] Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c] Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d] Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ] Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Như vậy thì bạn hãy làm đơn để yêu cầu Tòa án giải quyết cho bạn, bạn hãy gửi đơn đến Tòa án quận huyện nơi công ty cũ của bạn có trụ sở theo quy định tại Điều 39 Khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a] Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b] Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c] Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết...

Như vậy, nếu người lao động khởi kiện đòi tiền lương thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định nêu trên.

4. Đòi tiền lương khi không ký hợp đồng lao động?

Kính chào luật sư. Xin luật sư tư vấn và giải đáp cho tôi về sự việc sau đây. Vào ngày 22/12/2019 tôi có xin vào làm nhân viên cho một công ty bảo vệ. Theo như quy định của công ty thì 30 hàng tháng cho nhân viên ứng lương và 15 tây thì lãnh lương.Tôi làm đến ngày 15/1/2020 thì công ty phát 10 ngày lương cho tôi từ 22/12/2019 đến 31/12/2019. Nhưng 10 ngày lương đó công ty không phát hết mà giữ lại chỉ phát một nửa .

Cho tôi cho đến nay, tôi đòi lương 3 lần thì công ty viện lý do kỷ luật tôi để trừ tiền và cho tôi nghỉ việc mà không thanh toán tiền lương cho tôi. Công ty không cho tôi hợp đồng lao động gi cả và tính tiền công thì 12 ngàn/1 giờ lao động. Một ca trực của tôi là 12 giờ. Nhưng khi không có người công ty bắt tôi phải làm liên tục 36 giờ. Hiện tôi đã làm ở công ty đến ngày 22/1/2020. Kính mong luật sư giải đáp công ty làm vậy có đúng không và nếu công ty làm sai thì tôi phải làm gi để bảo vệ quyền lợi cho mình?

Chân thành cảm ơn luật sư.

>> ​Luật sư tư vấn pháp luật lao động​ trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo như bạn nói thì như vậy rõ ràng là công ty bạn thực hiện không đúng quy định của pháp luật.

Thứ nhất về việc ký kết hợp đồng lao động

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì hình thức của hợp đồng lao động có thể được gao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói theo quy định tại Điều 14.

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Về việc ký kết hợp đồng lao động thì bạn có thể ký kết hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng lời nói [chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động dưới 03 tháng]

Thứ hai về việc trả lương

Theo quy định tại Điều 94,97 Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Điều 97. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy thì người sử dụng lao động phải trả lương đúng thời hạn theo đúng thỏa thuận nếu trả lương chậm thì cũng không được trả chậm quá 01 tháng và còn phải được trả thêm một khoản tiền lãi ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Việc bạn bị công ty làm liên tục 36h như vậy là đã vi phạm vào thời giờ làm việc theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019.

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp này của bạn để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn phải xác định lại hợp đồng với công ty nếu hợp đồng lao động trên 03 tháng thì bạn và công ty phải ký kết hợp đồng lao động còn đối với công việc có tính chất tạm thời dưới 03 tháng thì không cần phải ký hợp đồng cũng được

Công ty ban đã vi phạm quy định về thời hạn trả lương và thời giờ làm việc.Trong trường hợp này ban có thể giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giả viên và Tòa án theo quy định tại Điều 187, 188 Bộ luật Lao động năm 2019.

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a] Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b] Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c] Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d] Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ] Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Vì bạn có tranh chấp về tiền lương và thời giờ làm việc nên theo quy định của pháp luật là bắt buộc phải được giải quyết thông qua hòa giải cơ sở nếu hòa giải không thành thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Hoặc bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm a Khoản 1 Điều 35

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:a] Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;...

Như vậy, vì bạn làm hợp đồng không xác định thời hạn với công ty nên bạn bắt buộc phải thông báo với công ty trước 45 ngày trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp công ty chậm trả lương và bắt bạn làm việc quá 12 tiếng một ngày thì bạn hãy nhờ hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân cho bạn nếu hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì bạn hãy yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Người lao động tự ý bỏ việc thì có được thanh toán tiền lương ?

5. Làm thế nào để đòi được tiền lương khi nghỉ việc ?

Kính gửi công ty luật Minh Khuê. Xin giúp em. Em làm tại một công ty tư nhân ở gần ngay nhà em. Do em mới vào được hơn 2 tháng lên vẫn chưa ký hợp đồng. Giờ do lý do riêng nên em lên công ty viết đơn xin nghỉ việc công ty đồng ý cho nghi, nhưng lại không thanh toán tiền lương tháng cuối cùng. Cho em hỏi em phải làm thế nào để đòi được riền lương tháng cuối của em?

Xin cám ơn anh chị rất nhiều!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Do giữa bạn và công ty không giao kết hợp đồng lao động nên trường hợp của bạn không thể căn cứ vào hợp đồng lao động để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương cho bạn. Bởi vậy để có căn cứ đòi lại tiền lương công ty chưa thanh toán, bạn cần chứng minh được mình đã có khoảng thời làm việc thực tế tại công ty.

Về việc chứng minh: bạn có thể nhờ đến sự làm chứng của những người làm cùng ca với bạn [lập thành văn bản] để chứng minh cho việc bạn đã làm việc tại công ty trong thời gian hai tháng đó, và do không giao kết hợp đồng lao động nên trường hợp của bạn sẽ được xác định là HĐLĐ không xác định thời hạn. Sau khi cả hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì phía công ty có nghĩa vụ thanh toán nốt tiền lương cho bạn theo Điều 45 Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Khi có các giấy tờ chứng minh bạn nộp cho Giám đốc công ty để yêu cầu công ty thanh toán lương cho bạn. Trong trường hợp Giám đốc công ty vẫn cố tình không giải quyết, thì bạn có thể làm đơn khiếu nại đến hòa giải viên lao động của phòng lao động thương binh và xã hội của huyện, để nhờ cơ quan này can thiệp và hòa giải. Nếu sự hòa giải này vẫn không mang lại kết quả cho bạn, thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện [nơi đặt trụ sở của công ty] để Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề