Tại sao nấu cơm trên núi không chín

Điều này là vấn đề mà các nhà thăm dò địa chất hoặc các vận động viên leo núi hoạt động trên các khu vực núi cao rất hay gặp phải. Và đương nhiên là nếu gặp phải thì người ta cũng sẽ lý giải và tìm cách giải quyết được rồi.

Dù nước trong nồi sôi sùng sục và hơi nước cũng bắt đầu bốc lên, thế nhưng tại sao khi cho cơm vào để nấu thì lại không thể chín được nhỉ? Rốt cuộc là tại sao nhỉ?

Nguyên nhân được lý giải cho hiện tượng trên là do nước cũng giống như các chất khác, điểm sôi của nó có quan hệ với áp suất, áp suất càng lớn thì điểm sôi càng cao và ngược lại. 

Ảnh minh họa. [Ảnh: 1 vạn câu hỏi vì sao]

Khi độ cao ở gần mực nước biển thì áp suất khí quyển rơi vào khoảng 101,3 kilopascan [kPa], khi đó điểm sôi của nước sẽ là 100 độ C. Cơ mà nếu càng lên núi cao thì áp suất lại càng giảm dần khiến cho điểm sôi của nước cũng bắt đầu giảm theo. Dễ hiểu hơn có nghĩa là khi ở trên núi cao không phải tới 100 độ C nước mới bắt đầu sôi.

Theo đo đạc, khi độ cao tăng 1.000m thì điểm sôi của nước sẽ bị hạ thấp khoảng 3 độ C. Như vậy nếu bạn đun nước ở độ cao 5.000m thì dù lửa có cháy to cỡ nào và nước có sôi như thế nào đi chăng nữa thì nước khi đó vẫn chỉ ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 85 độ C.

Còn nếu nấu cơm ở nóc nhà thế giới là đỉnh núi E-vơ-rét với độ cao khoảng 8.848m thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ khoảng 73,5 độ C. Với nhiệt độ như vậy thì đúng là cơm không thể chín được rồi. Thế thì chẳng lẽ các nhà thám hiểm hay nhà địa chất phải nhịn hay sao?

Câu trả lời là không. Thay vì phải "cố đấm ăn xôi" mà ăn cơm sống thì chúng ta có thể đun nấu bằng nồi áp suất cho trường hợp trên núi cao. Khi nấu bằng nồi áp suất thì hơi nước sẽ không thể bay từ nồi ra và sẽ tích tụ được nhiều khiến áp suất trong nồi tăng lên.

Và khi áp suất đạt tới 101,3 kPa thì điểm sôi sẽ đạt tới 100 độ C và cơm có thể được nấu chín. Hiện tại các gia đình cũng hay dùng nồi áp suất để rút gọn thời gian đun nấu vì nồi áp suất có thể đạt tới 223 kPa và nhiệt độ trong nồi có thể lên tới 123 độ C. 

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ở các vị trí cao nước sôi khi chưa cần đạt tới mức nhiệt 100 độ C làm việc nấu cơm, luộc trứng chín trở lên bất khả thi nếu chỉ sử dụng các cách thức thông thường.

Nhiều người từng đi núi từng bắt gặp hiện tượng kì lạ. Đó là tình huống họ luộc trứng cả tiếng đồng hồ, hơi nước bốc ra mù mịt nhưng khi bóc trứng ra vẫn ở trạng thái lòng đào và cơm vẫn sống – một điều không thể xảy ra khi làm dưới mặt đất. Vì sao có hiện tượng này?

Câu trả lời là do điểm sôi của nước khi đun ở trên núi đã có sự thay đổi so với khi đun dưới mặt đất.

Càng lên cao áp suất càng giảm, càng xuống dưới áp suất càng tăng [Ảnh: Quora]

Chúng ta đều biết nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Nhưng đó là khi đun ở dưới mặt đất. Khi lên cao, áp suất không khí giảm khiến cho các phân tử nước dễ tách khỏi liên kết chung để phát tán vào khí quyển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nước sẽ sôi khi chưa đạt mức nhiệt 100 độ C.

Cho dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.

Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Everest cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu cơm, luộc trứng được.

Nồi áp suất là thứ bạn cần mang theo nếu có ý định nấu ăn trên núi cao [Ảnh: ET]

Để giải quyết tình huống này, người ta phải dùng nồi áp suất để nấu, hơi nước không có cách nào thoát ra khiến áp suất trong nồi tăng dần lên và khi đạt đến áp suất khí quyển là 1.013 bar thì điểm sôi của nước sẽ bằng với khi ở chân núi, có thể nấu chín cơm được.

Hiện nay, loại nồi áp suất bán trên thị trường thường khống chế áp suất vào khoảng 2,2 atmotphe, nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt được là 123 độ C. Dùng loại nồi áp suất này nấu cơm, nấu thức ăn vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian.

Luộc trứng bằng nước muối giúp trứng chín hơn [Ảnh: foody]

Ngoài ra, trong tình huống luộc trứng, bạn cũng có thể cho thêm muối vào nồi. Dung dịch nước muối có điểm sôi cao hơn nước thông thường, nhờ thế mà trứng luộc được sẽ chín hơn. Hoặc thay vì luộc, nướng trứng cũng là một giải pháp không tệ trong hoàn cảnh hi hữu này.

Hoài Anh

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhóm lửa bằng nước, kỹ năng ‘biết không thừa’ ai cũng nên tìm hiểu
  • Nấu cơm không cần xoong, luộc trứng không cần nồi, bạn có tin?

Từ Khóa:áp suất áp suất khí quyển

“Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống. Điều đó rốt cuộc là gì vậy?

Hóa ra là, nước cũng hệt như các chất khác, điểm sôi của nó có quan hệ với áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi cao; áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Khi độ cao ở gần mực nước biển, áp suất khí quyển vào khoảng 101,3 kilopascan [kPa]. Điểm sôi của nước ở độ cao đó là 100°C. Nhưng lên núi cao, theo đà tăng của độ cao, áp suất khí quyển giảm dần, điểm sôi của nước cũng bắt đầu hạ thấp. Có nghĩa là trên núi cao, không phải tới 100°C nước mới bắt đầu sôi. Theo đo đạc, hễ độ cao tăng 1000 m, điểm sôi của nước hạ thấp khoảng 3°C.

Ở độ cao 5000 m trên mực nước biển, dù rằng lửa cháy thật bốc, nước trong nồi cơm sôi rồi, nhiệt độ nước vẫn không vượt quá 85°C. Còn trên đỉnh nóc nhà thế giới – đỉnh núi Evơret [với độ cao khoảng 8848 m], nước mới ở nhiệt độ xấp xỉ 73,5°C cũng đã đạt tới điểm sôi rồi. Nhiệt độ như thế tất nhiên không thể nấu gạo sống thành cơm chín được.

Nếu vậy, chẳng nhẽ ở trên núi cao đành phải ăn cơm sống hay sao? Cố nhiên không phải vậy. Con người đã nghĩ ra một loại nồi áp suất thích hợp cho việc đun nước nấu cơm cho trường hợp núi cao. Khi nấu bằng nồi áp suất, hơi nước không có cách gì bay từ trong nồi ra, càng tích tụ càng nhiều, nên đã tăng áp suất trong nồi lên. Khi áp suất đạt tới 101,3 kPa, điểm sôi của nước đương nhiên cũng đạt tới 100°C, gạo sống cũng có thể nấu thành cơm chín được.

Hiện nay, các gia đình cũng dùng nồi áp suất. Nói chung áp suất của loại nồi đó được khống chế vào khoảng 223 kPa [cỡ 2,2 atm], nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể tới 123°C. Nấu cơm và thức ăn bằng nồi áp suất vừa tiết kiệm chất đốt, vừa rút bớt thời gian và mang lại nhiều thuận tiện cho cuộc sống.”

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề