Internal Stakeholders là gì

Stakeholder là gì ? Tầm quan trọng của Stakeholder trong các dự án doanh nghiệp

Stakeholder nghĩa là các bên liên quan, đó có thể là một cá nhân, một nhóm người, hoặc một tổ chức….

Stakeholder là một trong những thuật ngữ hiện được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tường tận ý nghĩa của khái niệm này. Vậy Stakeholder là gì? Vì sao Stakeholder lại quyết định đến sự thành công của một dự án? Theo dõi những nội dung bài viết dưới đây của VOH online để trang bị thêm những thông tin hữu ích.

Stakeholder là gì ?

Hiểu một cách đơn giản Stakeholder nghĩa là các bên liên quan, đó có thể là một cá nhân, một nhóm người, hoặc một tổ chức có quan tâm đến hoạt động và sự thành công của một dự án.

 Stakeholder nghĩa là các bên liên quan

Stakeholder có thể bao gồm những nhóm người sau: các nhà cung cấp, các thành viên, nhân viên trong nội bộ, khách hàng, nhà đầu tư bên ngoài hoặc các cơ quan quản lý... 

Việc xác định đúng Stakeholder là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án. Nếu Stakeholder không đảm bảo thì dự án của bạn khó có thể thành công. Vì vậy, ngay khi bắt đầu hãy sáng suốt khi lựa chọn những Stakeholder tham gia dự án của bạn.

Vai trò của Stakeholder trong từng dự án là khác nhau bởi nó phụ thuộc vào chức danh, trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào dự án. Sự tham gia tích cực của Stakeholder là rất quan trọng đối với sự thành công của mỗi dự án. Nếu không có sự hợp tác của Stakeholder thì dự án rất khó có thể hoạt động bền vững và phát triển.

Trong một dự án, sẽ có những người giữ vai trò quyết định, có người đứng ra quản lý trực tiếp, người đầu tư tài chính.... Trong bất cứ giai đoạn nào của dự án, nếu có sự hợp tác, đầu tư của Stakeholder sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian cũng như tiền bạc, trong khi đó kết quả thu lại cũng khả thi hơn.

Vai trò của Stakeholder trong từng dự án là khác nhau

Có bao nhiêu loại Stakeholder ?

Tùy và tính chất, đặc điểm của mỗi dự án sẽ có những Stakeholder khác nhau. Có rất nhiều loại Stakeholder khác nhau, tuy nhiên để phân loại Stakeholder thì sẽ bao gồm 2 loại chính là:

  • Stakeholder chính: Đây là những người ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một dự án. Đó có thể là những cổ đông, chủ đầu tư cho dự án, khách hàng, nhà cung cấp, những người lao động làm việc cho dự án...
  • Stakeholder thứ yếu: Đây là những cá nhân, tổ chức bên ngoài dự án và có ảnh hưởng gián tiếp bởi hoạt động của một dự án. Đó có thể là Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng [Pressure Group]...

Để đảm bảo thành công của một dự án cần phải xác định rõ Stakeholder ở ngay từ giai khởi tạo dự án, càng xác định sớm hiệu quả làm việc sẽ càng cao. Hơn nữa những góp ý của Stakeholder trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động của dự án sẽ giúp dự án của bạn hiệu quả hơn. Đặc biệt khi làm việc càng sớm thì khả năng support của Stakeholder sẽ cao hơn.

Tại sao một dự án thành công phải dựa vào Stakeholder ?

Như đã chia sẻ ở trên, Stakeholder có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của một dự án. Stakeholder của dự án chính là những người không thể thiếu suốt quá trình hoạt động của dự án. Nhu cầu về thông tin, những yếu tố đầu vào, đầu ra và những quyết định của Stakeholder sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.

Có một đối ngũ Stakeholder hùng mạnh đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một nguồn lực mạnh, thậm chí đó có thể là những người có đủ vị thế để duy trì cam kết với dự án, đấu tranh để dự án của bạn hoạt động ổn định và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Stakeholder có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của một dự án

Đặc biệt nguồn vốn để duy trì dự án cũng nằm ở Stakeholder, đây chính là nguồn lực nuôi dưỡng cho dự án và là đòn bẩy cho sự thành công của bạn. Các bạn lưu ý rằng, dự án của bạn sẽ rất khó có thể thành công nếu bạn tự thực hiện nó một mình. Sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án mà một mình bạn sẽ chẳng thể xử lý hết được. Do vậy hãy cân nhắc trước khi triển khai một dự án nào đó, nếu có thể hãy kêu gọi sự hợp tác từ Stakeholder để hiện thực hóa dự án của mình.

Tóm lại Stakeholder tức là những bên liên quan và có ảnh hưởng và tầm quan trọng rất lớn. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ có thể giúp các bạn định nghĩa được Stakeholder là gì. Nếu các bạn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với VOH online hoặc các bạn có thể truy câp website voh.com.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp các vấn đề liên quan đến việc chuyển tiền qua ATM Chuyển tiền qua ATM là một trong những giao dịch ngân hàng rất phổ biến và cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.

Dịch vụ sao kê ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi  Sao kê ngân hàng trực tiếp chính là khi khách hàng hay chính chủ tài khoản đến trực tiếp ngân hàng và yêu cầu cấp cho bản sao kê có chứng thực của ngân hàng.

Stakeholders [các bên liên quan] là khái niệm dùng để chỉ những cá nhân hay một tập thể chịu tác động tiêu cực hay tích cực từ một tổ chức hay một dự án, kế hoạch. Họ có thể thuộc nhóm nội bộ là chủ đầu tư, quản lý dự án, nhân viên,.. Các chủ thể này được coi là các bên liên quan chính, vì họ có liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Ngoài ra, các Stakeholders còn là những thành viên bên ngoài doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, người tiêu dùng,… Các Stakeholders có thể không phải người được hưởng lợi trực tiếp về tài chính từ dự án. Nhưng nếu không có họ, chắc chắn rằng mục tiêu cuối cùng sẽ không được hoàn thành.

Stakeholders trong Procurement

Stakeholders là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào, với chức năng thu mua [Procurement]  trong chuỗi cung ứng cũng không ngoại lệ. Việc xác định Stakeholders trong quá trình thu mua và cung ứng được xem là rất quan trọng. Đặc biệt, các bên liên quan bên ngoài rất dễ bị bỏ sót, vì họ thường không dễ để xác định. Các bên liên quan bên ngoài tuy không thuộc doanh nghiệp của bạn, nhưng họ có thể có lợi ích hoặc ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp.

VD: Các hoạt động của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một nhóm các bên liên quan về mặt môi trường. Hoặc một số quy định của chính phủ quốc gia có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.  

Tương tự, các bên liên quan trong Procurement cũng được chia thành 2 nhóm, nội bộ [Internal]  và bên ngoài [External] doanh nghiệp, bao gồm những nhóm sau:

Internal Stakeholders:

  • Marketing
  • Sales
  • Operation
  • Human Resource
  • Demand Planning
  • Production
  • Bộ phận quản lý tài chính
  • Quản lý cấp cao
  • Cổ đông

External Stakeholders:

  • Nhà cung ứng [Supplier]
  • Khách hàng [Customer]
  • Người tiêu dùng [Consumer]
  • Chính phủ [Government]
  • Các nhóm khác

Các nhóm khác bao gồm các bên liên quan chuyên ngành hoặc thương mại nào mà doanh nghiệp trực thuộc. VD: các cơ quan quản lý các ngành hàng thực phẩm như ban quản lý an toàn thực phẩm,…

XEM THÊM: Phân biệt Purchasing, Sourcing và Procurement

Tầm quan trọng của Stakeholders trong Procurement

Quan điểm mới về quản trị, R. Edward Freeman và David L. Reed đề xuất rằng để một doanh nghiệp thành công, nó phải tạo ra giá trị cho chủ sở hữu, cũng như đối với những người không có lợi ích tài chính trực tiếp đối với sự thành công của công ty, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của họ, doanh nghiệp không thể tồn tại.

Tương tác với các bên liên quan phù hợp có thể đảm bảo bộ phận Procurement thu thập đủ thông tin để hiểu được các vấn đề liên quan đến chiến lược, mục tiêu chung của chuỗi cung ứng. Hơn hết, việc hiểu được các bên liên quan sẽ giúp nắm bắt được vai trò tình trạng công việc mà các bộ phận phải đảm nhiệm. Từ đó, đưa ra những giải pháp hỗ trợ và đề xuất nhằm hoàn thiện các chức năng trong chuỗi cung ứng.

Tạm kết:

Để quá trình thu mua diễn ra một cách hiệu quả, nhiệm vụ của một nhân viên thu mua không chỉ dừng lại ở việc lập chiến lược. Hơn hết, là một chuyên viên mua hàng, bạn cần xác định các bên liên quan, hiểu được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm chức năng. Để có thể xây dựng và hoàn thiện quy trình, đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Cùng VILAS hiểu tiết về vai trò của các Stakeholders trong Procurement qua bài viết tiếp theo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề