Jimmy Fallon - Người dẫn chương trình truyền hình Mỹ

Bạn có bao giờ cảm thấy nhàm chán khi học tiếng Anh vì không tìm được niềm vui, sự hào hứng và thú vị khi học chưa? Đừng lo, một số show truyền hình được giới thiệu dưới đây sẽ khiến bạn học tập hiệu quả hơn và hơn thế, "nghiện" tiếng Anh mọi lúc mọi nơi.

1.The Tonight Show Starring Jimmy Fallon

The Tonight Show Starring Jimmy Fallon là một show truyền hình của Mỹ chiếu vào lúc tối muộn [11:34 pm] trên kênh NBC, độ dài là 62 – 63 phút. Đây là phiên bản thứ 7 của thương hiệu lâu đời The tonight show vốn rất nổi tiếng trên đài NBC với Jimmy Fallon là host thứ 6 trong lịch sử show. Tập phát sóng vào ngày 26/6/2015 là tập 289 nằm trong season thứ 2 của show. Show bao gồm các segments khác nhau, mở đầu là phần monologue dựa theo topic nhất định của Jimmy Fallon, sau đó show diễn ra với các phần phỏng vấn và các phần trình diễn, các trò chơi xen kẽ lẫn nhau. Thông thường, mình hay xem các đoạn cut ngắn theo các segments trên YouTube chứ không xem cả tập của show, rất tiếc là hiện giờ vẫn chưa có sub cho show nên toàn phải tự nghe, đây cũng là hạn chế vì có một vài game chơi chữ rất hay mà mình chỉ hiểu được mang máng thôi, hoặc là có những đoạn mà mình không hiểu buồn cười ở đâu vì phải sống ở Mỹ mới hiểu. Về mặt tương tác, trên facebook chính thức của chương trình cũng hay tóm tắt lại nội dung các tập, thỉnh thoảng chính host [hoặc người trong tổ sản xuất] còn reply top comments của fans, đọc comments cũng giải trí kinh khủng. Một số segments của show gồm có [liên tục được bổ sung và sáng tạo mới nên không lo bị nhàm chán chút nào đâu]:

  • Celebrity interviews: trong từng tập chương trình sẽ mời các khách mời khác nhau tới [thông thường là quảng bá cho một sản phẩm mới như phim mới, ca khúc mới….] trò chuyện dưới sự dẫn dắt của host là Jimmy Fallon. Phần này hên xui, chủ yếu là tùy thuộc vào khách mời và chủ đề của câu chuyện, có tập rất buồn cười, có tập thì khá nhạt. Một số tập có phần phỏng vấn thú vị mà mình đã từng xem: Nicole Kidman [tập này hài bá cháy], Ellen DeGeneres [kéo xuống phần dưới của post này bạn sẽ biết tại sao ], Amy Schumer, Chris Evans [nhớ xem cả phần có em trai của anh ý hén ], Ben Affleck, Mark Ruffalo, Alan Rickman, Benedict Cumberbatch[nổi nhất là game the Rickman-off], Cameron Diaz, Chris Pratt… nhiều lắm mà tự dưng chỉ nhớ được nhiêu đây. Điểm thú vị ở các phần phỏng vấn không chỉ là câu chuyện mà khách mời mang đến mà còn ở reaction của khán giả, khách mời và host. Nếu các bạn xem sẽ thấy trong comment phía dưới video phần interview trong show rất hay đề cập đến việc là Jimmy Fallon hay fake laugh hoặc phản ứng quá đà, hay ví dụ có tập phỏng vấn với Bradley Cooper trong vòng 10 phút gần như hai người chẳng nói được gì mấy mà chỉ nhìn nhau lăn ra cười.
  • Jimmy Fallon’s Thank you notes: đây là phần mà host Jimmy Fallon sẽ viết các lời cảm ơn theo phong cách hài hước mỉa mai kiểu Mỹ. Phần này mình đặc biệt recommend, tuy nhiên cá nhân mình xem nhiều đoạn cũng không thể hiểu hết vì nội dung gắn liền với đời sống dân Mỹ.
  • Pros and cons: Host Jimmy Fallon sẽ đưa ra một topic [Buying an Apple watch, Dating Britney Spears, Graduating colleges…] sau đó định lượng những ưu và nhược điểm của hành động/chủ đề đó dưới góc nhìn hài hước [kiểu just for fun ý], phần này rất dễ theo dõi vì có chữ hiện trên màn hình nên không cần các bạn phải nghe tiếng anh tốt, nội dung cũng hài hước kiểu dễ hiểu nhưng vẫn rất thâm thúy, mình cực lực recommend segment này.
  • Hashtags: đây là phần thú vị và dễ xem nhất theo ý của mình, khán giả còn có cơ hội được tương tác với chương trình nữa. Khán giả sẽ viết những đoạn tweet kể lại các câu chuyện hài hước liên quan tới hashtags mà chương trình đưa ra trên twitter của mình. Host sẽ chọn những tweet thú vị nhất để đọc trong chương trình và đưa ra vài lời bình luận thêm vào. Phần Hashtags của tập nào cũng buồn cười nhưng hashtags mình thích nhất là DadQuotes, MomQuotes vì tweet nào cũng hài té ghế và rất gần gũi.
  • Ridiculous games: các game liên tục được bổ sung và làm mới nên mình xin phép chỉ liệt kê một vài game tiêu biểu. Bên cạnh nội dung game thì điều quan trọng nhất là tương tác giữa khách mời và host, đôi khi khách mời có duyên thì game chẳng có nội dung gì mấy cũng thành thú vị.
    • Lip Sync Battle: nghe tên là biết nội dung game rồi. Phần này không đòi hỏi phải nghe hiểu tiếng Anh, ai cũng xem được hết. 1 vài tập thú vị nhất mà mình từng xem là của Joseph Gordon Levitt [my dude], Emma Stone, Will Ferrell + Kevin Hart…
    • Three-word stories: game này buồn cười mà chả hiểu sao mình mới thấy mỗi Benedict Cumberbatch chơi. Đại loại là sẽ có 1 mystery word, một người biết từ đó, hai người chỉ được nói 3 từ mỗi lượt sao cho nối tiếp nhau có nghĩa, tới khi nào mà người còn lại nói được ra mystery word thì game kết thúc.
    • Word sneak: game này rất cool, chương trình sẽ đưa ra một số từ random, hai người phải tìm cách mix những từ này vào trong một cuộc hội thoại thông thường, vì các từ không liên quan đến nhau nên nhiều khi nghe cuộc hội thoại rất kì quặc.
    • Catchphrase: nôm na là đuổi hình bắt chữ, dựa vào mô tả của đồng đội mà sẽ đoán ra cụm từ được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định
    • Wheel of musical impressions: mỗi người chơi sẽ được chỉ định tên một ca sĩ và một ca khúc ngẫu nhiên thông qua một nút bấm, sau đó phải thể hiện lại ca khúc với phong cách của ca sĩ đó, những trò kiểu dạng bắt chước phong cách của người nổi tiếng này vốn rất phổ biến trong các show giải trí.
    • Egg Russian Roulette: game này sẽ chơi theo kiểu đối đầu 1-1 giữa khách mời và host Jimmy Fallon. Chương trình sẽ chuẩn bị một số trứng, trong đó có những quả đã chín và những quả còn sống trộn lẫn lộn. Mỗi người sẽ lần lượt chọn một quả trứng rồi đập vào đầu mình, nói chung cá nhân mình thấy game này không có gì đặc biệt lắm, nhất là lúc quả trứng còn sống mà vỡ thì thôi rồi nhưng chắc dân Mỹ thích.
    • Water war: hai người [host và khách mời] ngồi đối mặt nhau, mỗi người chọn một quân bài từ bộ bài của mình, ai có số trên quân bài nhỏ hơn thì bị hất một cốc nước vào người. Game này mình thấy nhạt, chỉ có buồn cười ở chỗ mấy anh nổi tiếng hot hot mỗi lúc bị hất nước vào người ướt nhẹp là lại thấy tiếng fan gơn ở dưới ngồi hú hét lên.
    • The whisper challenge: một người đeo tai nghe có âm nhạc rất to, chỉ dựa vào khẩu hình miệng để đoán từ [được chỉ định trong phong bì] mà người còn lại đang nói là từ gì. Trong tập mà Blake [The voice US] đến làm khách mời, ông phải đọc từ Benedict Cumberbatch cho Jimmy Fallon đoán, sau khi Jimmy đoán đúng, ông còn hỏi lại: “Làm thế qué nào mà mầy lại biết vậy hả mầy? Thậm chí còn đây không phải từ có nghĩa” xong bị Jimmy Fallon chọc quê là “Đấy là người được đề cử giải Oscar đó, ra khỏi nhà nhiều nhiều lên đi cha nội”.
    • Box of lies: có một vật để trong một hộp kín, chỉ một người biết đó là vật gì, người còn lại sẽ phán đoán bằng cách đưa ra câu hỏi xoay quanh vật trong hộp cho người nhìn thấy [có thể trả lời đúng sự thật hoặc không]. Game này cũng khá cool vì mấy vật đưa ra toàn dị dị.
    • Password: Thực ra về cơ bản thì đây chỉ là game nối từ. 4 người trong đó có host Jimmy Fallon chia làm 2 team, một người trong team sẽ được trao một password, người đó sẽ gợi ý cho người còn lại đoán ra từ này bằng cách đưa ra một từ duy nhất [VD như password là quả, người gợi ý sẽ đưa hint là … táo chẳng hạn].
  • Comedy sketches: đây là phần mà có các đoạn hài nho nhỏ như kiểu Gặp nhau cuối tuần của Việt Nam ý, host Jimmy Fallon cũng sẽ tham gia một vai, phần này rất phổ biến ở các show của Mỹ nói chung. Mỗi tội vì là hài nên nhiều tập cứ sử dụng giọng nói eo éo làm mình không thể nghe được hết nội dung [điển hình như 1 sketch tên là Ew :’[]. Một số phần comedy sketches mà mình thích: Obama & Putin phone conversation, Real people fake arms…, ngoài ra gần đây trong tập Channing Tatum đến quảng bá cho phần mới của Magic Mike [cái phim về mấy vũ công nam thoát y ý] thì có một sketch tên là Kid Theater, đại khái là nhà sản xuất sẽ đưa tên tựa đề là Magic Mike cho mấy đứa học sinh tiểu học để chúng nó tự viết nên lời thoại cho một đoạn kịch ngắn [không liên quan gì đến bộ phim] sau đó Channing Tatum và Jimmy Fallon sẽ diễn lại, từng câu từng câu thoại đều buồn cười nín thở.
  • Music parodies: Bên cạnh các parodies còn có một phần rất cool tên là Classroom Instruments trong đó Jimmy Fallon và ban nhạc của chương trình tên là The Roots cùng một ca sĩ khác sẽ biểu diễn một ca khúc theo phong cách accapella từ những dụng cụ âm nhạc của học sinh tiểu học, lần nào xem mấy cái clip này cũng há mồm vì thấy sáng tạo và tài năng quá.

2. The Ellen DeGeneres Show

Đây cũng là một TV show nổi tiếng của Mỹ được chiếu trên đài NBC. Cho đến nay show đã kéo dài được 12 seasons, mỗi tập có độ dài khoảng 1 tiếng và được phát sóng 5 ngày một tuần. Show bao gồm các đoạn phỏng vấn các khách mời nổi tiếng hoặc những người không nổi tiếng nhưng đang là xu hướng trên Internet [có một phần prank rất truyền thống trong show là Ellen dọa các khách mời], các phần dance của khán giả, các phần biểu diễn âm nhạc, các clip comedy … Host của show là Ellen DeGeneres, đã từng thắng giải Emmy danh giá 27 lần [nếu bạn nào không biết thì đây là người đã rất thành công với vai trò host lễ trao giải Oscars năm 2014 ý], là một người cực kì hài hước, cool và rất nice . Tuy show này không có nhiều game hấp dẫn như Tonight show mà mình giới thiệu phía trên nhưng lối dẫn dắt cực kì duyên dáng của Ellen sẽ khiến các bạn không hề cảm thấy nhàm chán chút nào. Mình đã từng xem tầm phần phỏng vấn của khoảng tầm chục talk show rồi cả entertainment show, cả của Anh và Mỹ [tất nhiên là mình chỉ xem một vài clip thôi thì cá nhân mình thấy Ellen nói rất dễ nghe, nội dung cũng không phức tạp để hiểu chút nào, hơn nữa cách dẫn dắt của Ellen cực kì tinh tế và thú vị, muốn cool có cool, muốn đồng cảm có đồng cảm, muốn hài hước có hài hước [đến cái lễ trao giải Oscars dài lê thê 3 tiếng đồng hồ mà Ellen còn host ngon lành thì các bạn biết rồi đó]. Đặc biệt hiện nay trên YouTube các clip cut trừ chương trình trong vòng 1 năm trở lại đây hầu hết đã có sub ở phần CC, có thể bật lên và theo dõi một cách dễ dàng mà không cần khả năng nghe hiểu tiếng Anh tốt. Một chi tiết nho nhỏ mà mình để ý là trên YouTube, tất cả các clip phỏng vấn các khách mời trẻ con [kid] đều được vô hiệu hóa chức năng comment để tránh những comment xấu tính hay tiêu cực làm tổn thương các bé, một hành động nhỏ thôi nhưng lại rất chu đáo. Một điều khác hấp dẫn ở show này là tính tương tác cực lớn, các khán giả có thể được mời xuống tham gia cùng chương trình ngay tại buổi ghi hình, show cũng rất hào phóng trong việc tặng quà cho khán giả [VD như tập có Chris Hemsworth đến quảng bá cho The Avengers 2, tất cả các khán giả được tặng vé tới tham dự buổi premiere phim luôn hic hic :[[, một tập khác thì nhân vật được tăng luôn học bổng 10000USD để đi học đại học] hay chiều lòng khán giả [90% là phụ nữ, số liệu do mình tự quan sát nên mang tính chính xác tương đối thôi hehe] bằng cách mời các khách mời/người mẫu nam hot hot đến trường quay. 1 số tập mà mình đặc biệt recommend là tập có Chris Hemsworth [hợ, người đâu vừa hot vừa vui tánh khủng khiếp], Amy Schumer [chị này là comedian, nói câu nào là buồn cười câu đấy, có tập cả buổi phỏng vấn host chỉ ngồi cười lăn lóc chứ chẳng nói được gì mấy, Macey Hensley [em bé này mới 5 tuổi nhưng cute, lễ phép và thông minh khủng khiếp, ẻm đáng yêu quá nên được mời đến chương trình liên tục], Noah Ritter [em này lúc đầu xem hài hước nhưng mấy tập gần đây thái độ có phần quá đà nên mình cũng không thích xem nữa], Eddie Redmayne, Chris Pratt, Jimmy Fallon…. Ngoài ra có một khách mời liên tục được xuất hiện trong season này là Matt Lauer, cũng là host của một chương trình khác, Ellen và ông này chuyên gia bày trò trả đũa nhau xong quay clip lại [ngọn nguồn của trò này là đây]. Một phần comedy khác mà mình cũng xin được recommend là phần mà các trailer, các đoạn phim sẽ được chế lại với sự tham gia của host Ellen, các bạn có thể search YouTube: “Ellen in 50 shades of Grey”, “Ellen in Harry Potter”, “Ellen in Breaking Dawn”, clip nào cũng hài bá cháy. Show này có một điểm trừ mà có thể nhiều bạn sẽ hơi khó chịu là rất hay PR cho các sản phẩm của show như app, đồ gia dụng, các sản phẩm hỗ trợ…. [đúng kiểu tranh thủ làm tiền mọi nơi mọi lúc phong cách Mỹ, tuy nhiên show rất hấp dẫn và có tính giải trí cao nên đây chỉ là một nhược điểm không đủ để các bạn bỏ qua show này đâu.

Chủ Đề