Kế hoạch dạy học theo Công văn 2345

Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345 năm 2021-2022 bao gồm sách kết nối tri thức, sách cánh diều, và sách chân trời sáng tạo.

THAM KHẢO THÊM

Giáo án lớp 2 năm 2021-2022 [cả năm] chương trình mới

Dưới đây là Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345:

1. KHGD lớp 2 sách Kết nối tri thức theo Công văn 2345

Bao gồm các môn: Tiếng việt, toán, tự nhiên xã hội, đạo đức, hoạt động trải nghiệm, âm nhạc.

Link tải: KHGD lớp 2 các môn sách Kết nối tri thức CV2345

2. KHGD lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 2345

Bao gồm các môn: Tiếng việt, toán, tự nhiên xã hội, đọa đức, hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất, mỹ thuật, tiếng anh.

Link tải: KHGD lớp 2 các môn sách chân trời sáng thạo CV2345

3. KHGD lớp 2 sách Cánh Diều theo Công văn 2345

Bao gồm các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, đạo đức, Hoạt động trải nghiệm.

Link tải: KHGD lớp 2 các môn sách Cánh diều CV2345

Trên đây là KHGD lớp 2 theo công văn 2345 năm 2021-2022 để cho các thầy cô giáo tham khảo. Rất mong phải hồi từ quý thầy cô

Báo link hỏng | Hỗ trợ kỹ thuật | Khắc phục quá giới hạn lượt tải
nadutv.com là website chia sẻ miễn phí các thủ thuật phần mềm cũng như phần cứng trong lĩnh vực CNTT. Việc sử dụng phần mềm bẻ khóa cho mục đích thương mại là không nên. Nếu có điều kiện rất mong các bạn hãy mua bản quyền để ủng hộ nhà xuất bản. Xin cám ơn

homekế hoạch giảng dạykế hoạch giáo dụclớp 2

Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345 [đủ 3 bộ sách mới]. Trong bài viết này xin giới thiệu Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345 [đủ 3 bộ sách mới]. Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345 [đủ 3 bộ sách mới] là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy và học lớp 2 theo Công văn 2345 . Hãy tải ngay Kế hoạch giáo dục lớp 2 theo Công văn 2345 [đủ 3 bộ sách mới]. Giaoanxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công!!

Công văn 2345/BGDĐT-GDTH được Bộ giáo dục ban hành ngày 7/6/2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học. Theo đó việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường sẽ được thực hiện theo phụ lục số 1, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên tiểu học được quy định cụ thể tại phụ lục 3.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy

1. Kế hoạch bài dạy'' do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề [sau đây gọi chung là bài học] nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất, được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.

2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:

a] Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

b] Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c] Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học | linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học [bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập], đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.

- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu [khởi động, kết nối]; hình thành kiến thức mới [trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến | thức mới]; hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập [kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn] của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

d] Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

3. Giáo viên thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tốn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

4. Khi tổ chức hoạt động dạy học thực hiện Kế hoạch bài dạy], giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:

a] Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

b] Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” học sinh nào.

c] Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

d] Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học

sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập, chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

5. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.

Khung kế hoạch bài dạy

Môn học/hoạt động giáo dục................................................; lớp.....................................

Tên bài học: .........................................................................; số tiết:...............................

Thời gian thực hiện: ngày... tháng...năm...[hoặc từ ........... đến ..........]

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới [đối với bài hình thành kiến thức mới].

- Hoạt động Luyện tập, thực hành.

- Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm [nếu có].

4. Điều chỉnh sau bài dạy [nếu có].

Video liên quan

Chủ Đề